Kỷ luật khiển trách trưởng phòng Bảo tàng kê khống giá mua hiện vật
Ông Mai Ngọc Đa – trưởng phòng Nghiệp vụ Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa – bị tố giác gian dối, “kê khống” giá mua hàng loạt hiện vật của cán bộ cách mạng hiến tặng vừa bị kỷ luật khiển trách.
Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa nơi có trưởng phòng Nghiệp vụ “kê khống” giá mua hiện vật được hiến tặng – Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN
Ngày 29-6, giám đốc Sở Văn hóa và thể thao tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Thanh Hà cho biết quyết định xử lý kỷ luật đối với ông Mai Ngọc Đa do giám đốc Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa đã ban hành theo thẩm quyền và căn cứ theo kết quả bỏ phiếu của Hội đồng kỷ luật viên chức của đơn vị thành lập theo chỉ đạo của giám đốc Sở Văn hóa và thể thao tỉnh.
Quyết định xử lý kỷ luật viên chức do ông Nguyễn Thanh Phong – giám đốc Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa ban hành ngày 28-6, đã “kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với viên chức Mai Ngọc Đa – trưởng phòng Nghiệp vụ Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa”.
Cũng theo quyết định kỷ luật, hành vi vi phạm của ông Mai Ngọc Đa là “không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp” theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
Ông Mai Ngọc Đa chính là “nhân vật” đã bị các cán bộ cách mạng tố giác có hành vi gian dối, bịa đặt việc “thương thảo giá” tới cả 3 lần với từng hiện vật là “kỷ vật kháng chiến chống Mỹ” của họ đã hiến tặng cho Bảo tàng tỉnh.
Toàn bộ 19 hiện vật là “ kỷ vật xương máu” của hai vợ chồng cán bộ về hưu là ông bà Mai Như Pha (75 tuổi) và Trương Thị Mỹ Nữ (73 tuổi) đã hiến tặng, giao cho nhân viên Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa khi đến ông bà (ở xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) để “xin sưu tầm” đem về Bảo tàng tỉnh từ tháng 5-2021 đã không được nhập kho theo đúng quy định.
Sau đó, ông Đa đã “kê khống” giá tiền định giá ban đầu từng hiện vật và giá được định qua 3 lần thương thảo “trả giá” với các cán bộ lão thành đã hiến tặng hàng chục “kỷ vật kháng chiến chống Mỹ” ấy. Đồng thời, ông Đa đã lập danh sách đề nghị Hội đồng khoa học của Bảo tàng tỉnh thẩm định, xét duyệt mua các hiện vật được hiến tặng đó nhằm lấy tiền thanh toán “mua hiện vật” từ ngân sách nhà nước.
Việc làm gian dối đó của ông Mai Ngọc Đa đã bị phát giác, tố cáo, gây nhiều dư luận bất bình. Sau đó, Thanh tra Sở Văn hóa và thể thao tỉnh đã tiến hành thanh tra, kết luận ông Mai Ngọc Đa vi phạm như đã nêu trên và là làm trái quy định quy định tại Thông tư của Bộ Văn hóa, thể theo và du lịch (số 11/2013/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2013).
Kết luận thanh tra còn nêu rõ “nội dung tố cáo ông Mai Ngọc Đa không tôn trọng người có tâm huyết trao tặng di vật cho Bảo tàng lưu giữ mà gian dối đem những di vật, hiện vật được trao tặng đó ra để kê giá thanh toán nhằm trục lợi cá nhân là có cơ sở”.
Video đang HOT
Sau khi bị tố cáo, theo chỉ đạo của giám đốc sở, ông Mai Ngọc Đa đã bị tạm đình chỉ chức vụ (từ ngày 19-11-2021) để Bảo tàng tỉnh lập tổ kiểm tra xác minh, giải quyết tố cáo.
Tuy nhiên, trước khi Thanh tra sở tiến hành thanh tra tại Bảo tàng tỉnh, ngày 4-1-2022 giám đốc bảo tàng tỉnh Khánh Hòa khi ấy là ông Lê Chí Hướng đã ra quyết định “khôi phục vị trí chức vụ đối với viên chức lãnh đạo, quản lý” cho ông Mai Ngọc Đa.
Như vậy, ông Đa vẫn được “bảo toàn chức vụ” trong thời gian thanh tra, kết luận về hành vi gian dối, vi phạm kể trên.
Còn về kết quả kỷ luật khiển trách đối với ông Mai Ngọc Đa, theo ông Lê Thanh Hà “đó là theo kết quả của Hội đồng kỷ luật viên chức của Bảo tàng tỉnh đã tiến hành xem xét và bỏ phiếu biểu quyết. Hội đồng gồm có 5 thành viên của Bảo tàng tỉnh thành lập theo quy định về quản lý và kỷ luật đối với cán bộ, viên chức tại đơn vị”.Ô
Ông Lê Thanh Hà cũng cho biết Sở Văn hóa và thể thao tỉnh sẽ xem xét lại việc kỷ luật đối với ông Đa, nếu có cơ sở về việc đơn vị thi hành kỷ luật chưa đúng quy định.
Từ vụ cò 'làm nhanh' căn cước: Trình tự cấp, đổi, cấp lại căn cước diễn ra như thế nào?
Từ việc đại úy Lê Ngọc Minh, thuộc Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận Gò Vấp (TP.HCM), bị xem xét kỷ luật vì nhận "làm nhanh" căn cước, dư luận đặt vấn đề: "Vậy quy trình cấp, đổi, cấp lại căn cước là bao lâu?".
Nhiều người dân, trong đó có người cao tuổi, đến Công an quận 1 (TP.HCM) xếp hàng lấy căn cước công dân vào tháng 11-2021 - Ảnh: THÁI AN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, luật sư Hứa Thị Thảo (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết theo quy định, người dân có thể lựa chọn làm căn cước công dân (căn cước) thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại công an cấp huyện, công an cấp tỉnh nơi thường trú, tạm trú.
Về quy trình cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước được quy định cụ thể tại thông tư số 60 của Bộ Công an. Theo thông tư 60, trình tự từ lúc người dân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan công an cho đến lúc được cấp thẻ diễn ra như sau:
Quy trình 6 bước
Bước 1: Người dân mang hồ sơ cần thiết đến công an cấp huyện hoặc các điểm cấp căn cước do công an huyện, công an tỉnh bố trí để nộp hồ sơ.
Bước 2: Cán bộ thu nhận hồ sơ. Bước này, cán bộ công an tìm kiếm dữ liệu công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước; thu nhập vân tay, chụp ảnh, in phiếu thông tin; thu lệ phí, cấp giấy hẹn trả kết quả.
Bước 3: Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Cán bộ công an cấp huyện được phân công phân loại hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước phân loại hồ sơ đủ điều kiện và không đủ điều kiện, lập danh sách báo cáo đội trưởng Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Đội trưởng Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội kiểm tra các hồ sơ đủ điều kiện và không đủ điều kiện, báo cáo trưởng công an cấp huyện.
Trưởng công an cấp huyện kiểm tra kết quả xử lý hồ sơ và duyệt danh sách hồ sơ đủ điều kiện cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước. Với các hồ sơ không đủ điều kiện, thông báo bằng văn bản cho công dân.
Sau khi trưởng công an cấp huyện duyệt danh sách hồ sơ đủ điều kiện, đội trưởng Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chuyển dữ liệu điện tử cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước lên Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bước 4: Cán bộ tại Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận, đối chiếu dữ liệu, phân loại dữ liệu.
Trường hợp đủ điều kiện cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước thì báo cáo giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư đề xuất cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an phê duyệt danh sách cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Trường hợp không đủ điều kiện thì cục trưởng C06 phê duyệt danh sách hồ sơ, thông báo về đơn vị thu nhận hồ sơ.
Bước 5: Sau khi cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phê duyệt, giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư tổ chức in hoàn chỉnh thẻ căn cước.
Bước 6: Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư trả thẻ về cho công an địa phương để phát đến tay người dân trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu cục.
"Có đường dây làm căn cước hay không?"
Như vậy, theo luật sư Thảo, việc cấp, đổi, cấp lại căn cước thông qua 2 nơi: công an cấp huyện nơi tiếp nhận (duyệt danh sách làm căn cước, truyền dữ liệu điện tử về Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư) và C06 duyệt in, trung tâm in thẻ và trả thẻ căn cước về.
Về thời hạn xử lý hồ sơ cấp căn cước, trong 2 ngày làm việc công an huyện phải chuyển dữ liệu về cho trung tâm, trong 3 ngày C06 phải hoàn tất việc duyệt in thẻ căn cước và trong 2 ngày làm việc tiếp theo từ khi in hoàn chỉnh thẻ căn cước phải được chuyển trả về công an địa phương.
Ngoài ra, theo luật sư Thảo, Luật căn cước công dân quy định thời hạn cấp mới, cấp đổi căn cước là không quá 7 ngày làm việc đối với thành phố, thị xã; không quá 20 ngày làm việc đối với các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo; còn các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.
Trường hợp cấp lại thì không quá 15 ngày làm việc đối với thành phố, thị xã.
Như vậy, với trường hợp được cho "làm nhanh" căn cước trong vòng 4 ngày tại quận Gò Vấp là "bất thường" trong bối cảnh nhiều người dân phải chờ đợi nhiều tháng, thậm chí làm nhiều lần.
"Các cơ quan cần vào cuộc điều tra xác định việc có đường dây làm căn cước trục lợi hay không" - luật sư Thảo đặt vấn đề.
Như Tuổi Trẻ Online thông tin, đại úy Lê Ngọc Minh (36 tuổi), cán bộ Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận Gò Vấp đang bị tạm đình chỉ để xem xét kỷ luật vì nhận "làm nhanh" căn cước công dân của người dân ở Gò Vấp.
Theo đó, đại úy Minh nhận "làm nhanh" căn cước công dân cho người dân ở quận Gò Vấp muốn lấy nhanh căn cước nhưng phải "mất phí". Trong khi thời gian qua, báo Tuổi Trẻ Online liên tục nhận được phản ảnh của người dân ở Gò Vấp về tình trạng chậm trả căn cước công dân và kéo dài nhiều tháng, thậm chí hơn một năm.
Vụ chủ tịch xã bị "đánh ghen" do quan hệ bất chính: "Nhân vật nữ" bị cách chức Liên quan đến vụ lùm xùm "đánh ghen" tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, bà Trương Thị Hà, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thành Mỹ vừa bị kỷ luật cách chức. Hình ảnh ghi lại sự việc. Ảnh: Dân Việt Liên quan đến vụ lùm xùm "đánh ghen" tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, bà Trương Thị Hà, Chủ tịch...