Kỷ luật hai “sếp” VQG Phong Nha – Kẻ Bàng sau vụ đốn gỗ sưa trăm tỷ
Hai lãnh đạo VQG Phong Nha – Kẻ Bàng vừa phải nhận quyết định kỷ luật, cách chức vì thiếu trách nhiệm trong vụ “lâm tặc” chặt hạ 3 cây sưa cổ thụ, trị giá trăm tỷ đồng trong rừng Di sản.
Đó là hình thức kỷ luật do Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Bình công bố ngày 8/3 đối với cá nhân ông Lưu Minh Thành, Giám đốc VQG Phong Nha – Kẻ Bàng và ông Nguyễn Văn Huyên, Phó giám đốc.
Đối với ông Lưu Minh Thành, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Ban quản lý vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình ra quyết định kỷ luật khiển trách do cá nhân ông chưa làm hết trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng dẫn đến người dân vào rừng khai thác trái phép gỗ huê (sưa). Sau khi gỗ huê bị chặt hạ thì chậm phát hiện, giải quyết lúng túng gây phức tạp về tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn và dư luận xấu trong cán bộ đảng viên và nhân dân.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình ra quyết định số 1148QĐ/TU thi hành cách chức Ủy viên BCH Đảng bộ huyện Bố Trạch và Ủy viên BCH Đảng bộ VQG Phong Nha – Kẻ Bàng đối với ông Nguyễn Văn Huyên, Phó giám đốc.
Được biết, hiện ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Bình cũng đang chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét vấn đề để quyết định kỷ luật chính quyền đối với hai cán bộ lãnh đạo nói trên.
Như Dân trí đã có loạt bài phản ánh trước đó, vụ triệt hạ 3 cây gỗ sưa cổ thụ có giá trị trăm tỷ ở xảy ra vào khoảng tháng 4/2012 tại khu vực Hung Trí, thuộc rừng Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Đặc biệt, sau khi sự việc xảy ra, ông Nguyễn Văn Huyên được giao trách nhiệm là trưởng đoàn đi kiểm tra hiện trường. Tuy nhiên, khi phát hiện được hố chứa gỗ lậu trị giá hàng trăm tỷ đồng, ông Huyên đã không thực hiện phương án bảo vệ mà còn ra lệnh rút quân để sau đó “lâm tặc” lấy mất số gỗ này.
Sự việc trên từng gây “rúng động” dư luận địa phương và nảy sinh nhiều nghi vấn cho rằng có sự bắt tay giữa lực lượng kiểm lâm và “lâm tặc” trong vụ chặt hạ và tiêu thụ 3 cây sưa trị giá hàng trăm tỷ đồng.
Gần đây nhất, vào ngày 28/2, trong lúc thả lưới đánh cá trên sông Son, đoạn qua thôn Na và thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch, người dân cũng đã vớt được 12 phác gỗ sưa trị giá hàng chục tỷ đồng.
Theo Dantri
Không phát hiện thêm gỗ sưa dưới đáy sông Son
Sau sự việc người dân xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch vớt được gỗ sưa trị giá hàng chục tỷ đồng dưới sông Son, sáng 7/3, UBND huyện Bố Trạch đã tổ chức lực lượng tìm kiếm gỗ dưới đáy sông.
Mục đích của việc kiểm tra lần này nhằm khảo sát xem dưới đáy sông Son, đoạn chảy qua thôn Na và thôn Phong Nha, có còn gỗ sưa (huê) nữa hay không. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, thăm dò đáy sông cũng để trấn an dư luận, ổn định lại tình hình an ninh trật tự vốn đang rất "nóng" sau sự việc người dân vớt được gỗ sưa.
Hai thợ lặn chuyên nghiệp tại địa phương là ông Ngô Thiền và ông Nguyễn Văn Hưng đã được thuê lặn xuống đoạn sông trên để tìm kiếm dưới sự giám sát trực tiếp của UBND huyện cùng các cơ quan chức năng liên quan như công an, kiểm lâm, Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng... Tuy nhiên, sau gần 4 giờ thăm dò, hai thợ lặn không phát hiện thêm tấm gỗ sưa nào.
Như Dân trí đã đưa tin, trước đó, vào ngày 28/2, trong lúc thả lưới đánh cá, người dân ở thôn Na và thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch cùng một số vùng lân cận đã phát hiện và vớt được 12 phách gỗ sưa trị giá nhiều tỷ đồng dưới đáy sông Son. Sự việc trên đã khiến đời sống người dân địa phương bị đảo lộn, trong nhiều ngày sau đó, hàng trăm người đổ xô ra sông Son tìm gỗ, gây náo động cả một vùng.
Theo nhận định của các cơ quan chức năng, kết quả khảo sát dưới đáy sông lần này sẽ làm dịu dư luận; chấm dứt cảnh dòng người đổ xô đi "đục khoét" sông tìm gỗ quý.
Theo Dantri
Sẽ lặn tìm gỗ sưa dưới đáy sông Son Sau sự việc người dân xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, vớt được gỗ huê (gỗ sưa) dưới đáy sông Son, trị giá gần chục tỷ đồng, các cơ quan chức năng liên quan sẽ vào cuộc lặn tìm gỗ dưới đáy sông. Trước đó, trong lúc thả lưới đánh cá, người dân ở thôn Na và thôn Phong Nha, xã...