Kỷ luật Đảng đối với Phó đô đốc Hải quân, giám đốc GD-ĐT Sơn La
Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình bị kỷ luật vì những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 – 2010.
Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình (trái) và ông Hoàng Tiến Đức . ẢNH: C.T – CẮT TỪ CLIP CÔNG AN
Ngày 19.6, tại Hà Nội, Ban Bí thư họp đã xem xét, thi hành kỷ luật Đảng.
Tại cuộc họp, Ban Bí thư đã xem xét Tờ trình ngày 7.6 của Ủy ban Kiểm tra T.Ư về việc xem xét, thi hành kỷ luật Đảng Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Ủy viên Đảng ủy Quân sự T.Ư, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Quân chủng Hải quân.
Ban Bí thư nhận thấy Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình trong thời gian giữ cương vị Ủy viên T.Ư Đảng, Ủy viên Đảng ủy Quân sự T.Ư, Bí thư Đảng ủy Quân chủng Hải quân (từ tháng 11.2005 – 1.2008), Chính ủy Quân chủng Hải quân, chịu trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy về những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 – 2010. Cụ thể, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; vi phạm thẩm quyền và quy định pháp luật về quản lý đất đai; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát.
Ban Bí thư cũng nhận định, trong quá trình kiểm điểm, ông Nguyễn Văn Tình đã nghiêm túc nhận rõ khuyết điểm, trách nhiệm của mình đối với những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân. Các cơ quan chức năng đã tiến hành xem xét, xác định vi phạm, khuyết điểm và mức độ trách nhiệm cá nhân của Phó đô đốc, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng Hải quân Nguyễn Văn Tình là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, quân đội và cá nhân ông Tình.
Căn cứ quy định của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, xét nội dung, tính chất, mức độ vi phạm và quá trình công tác, thành tích cống hiến, đóng góp cho Quân chủng Hải quân, QĐND VN và đất nước của ông Tình, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật ông Tình bằng hình thức cảnh cáo.
Video đang HOT
Trước đó, tại kỳ họp thứ 36 vào cuối tháng 5, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Ủy viên Quân ủy T.Ư, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân và Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình, do những sai phạm tại Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 – 2010; đề nghị Thường vụ Quân ủy T.Ư thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 – 2010.
Cách hết chức vụ đảng đối với Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La
Cũng tại cuộc họp, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật Đảng đối với ông Hoàng Tiến Đức, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La.
Sau khi xem xét tờ trình ngày 7.6 của Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Ban Bí thư nhận thấy ông Hoàng Tiến Đức với cương vị Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) thi THPT quốc gia, Chủ tịch Hội đồng thi, Trưởng ban Chấm thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Sơn La, đã trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh Sơn La thành lập BCĐ thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Sơn La có 2 thành viên BCĐ có con ruột dự thi là vi phạm quy chế thi.
Ông Đức còn là người phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của BCĐ, hội đồng thi, ban chấm thi và các khâu trong quá trình thi. Ông Đức thiếu kiểm tra, giám sát, để nhiều cán bộ vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, một số cán bộ bị khởi tố, điều tra, xử lý hình sự.
Trong quá trình kiểm điểm, ông Đức đã nhận thấy vi phạm, khuyết điểm của mình và tự nhận hình thức kỷ luật. Các cơ quan chức năng đã tiến hành xem xét, xác định rõ vi phạm, khuyết điểm của ông Hoàng Tiến Đức là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, ngành giáo dục, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật nghiêm minh của Đảng.
Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật ông Hoàng Tiến Đức bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.
Hiện ông Hoàng Tiến Đức vẫn là Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La và sẽ đến tuổi nghỉ hưu 1.7.2019.
Theo SGGP
Tỷ phú "4 dám" ở làng hoa hồng Mê Linh
Ở "thủ phủ" trồng hoa Mê Linh lớn nhất miền Bắc, ông Nguyễn Văn Tình (xã Đại Thịnh, Mê Linh, Hà Nội) được biết đến là lão nông "4 dám": Dám nghĩ, dám làm, dám chịu, dám chơi. Điều đặc biệt được thể hiện ở chỗ, ông là người đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này của Mê Linh tự sản xuất được cây giống hoa bằng phương pháp nuôi cấy mô.
Dám nghĩ, dám làm
Ông Nguyễn Văn Tình cho biết: "Trước gia đình tôi làm hoa thương phẩm rất nhiều, trong giai đoạn làm thì có lúc thuận lợi lúc khó khăn. Để tránh khỏi những bấp bênh trông thấy, tôi cùng gia đình chuyển sang nghiên cứu về vấn đề kỹ thuật, khoa học và mạnh dạn đầu tư phòng nuôi cấy mô".
Bên trong phòng nuôi cấy mô của gia đình ông Nguyễn Văn Tình được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại. Ảnh: P.V
Phòng nuôi cấy mô đạt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật như ngày hôm nay là tâm huyết được ông Tình và cậu con trai út Nguyễn Xuân Trường ấp ủ từ những năm 2010. Hai bố con đã phải mất 2 năm để đi tìm hiểu những nơi sản xuất cây con giống lớn nhất cả nước như Lâm Đồng, Đà Lạt.
Thời gian đầu gia đình ông mở phòng mô rộng 100m2, vốn đầu tư 300 triệu với đầy đủ thiết bị như tủ cấy vi sinh, hệ thống chiếu sáng, trang thiết bị đầu tư, pha chế. Hiện nay, ông Tình đang áp dụng quy trình này để sản xuất 18 giống hoa. Thông thường, để sản xuất ra giống cây hoa bằng phương pháp này phải mất thời gian khoảng 2 đến 3 năm để tạo ngân hàng phôi, và thêm 3 tháng nữa mới trở thành cây hoàn chỉnh để đưa ra vườn ươm. Tuy nhiên, việc sản xuất cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô mang lại rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp nhân giống cây trước đây.
Mặc dù ưu việt như vậy nhưng không phải ai cũng có thể sản xuất cây giống thành công bằng phương pháp nuôi cấy mô, bởi phương pháp này đòi hỏi nông dân cần đầu tư vốn lớn, và quan trọng nhất là quy trình nuôi cấy mô rất phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao nên người làm phải làm người nắm vững khoa học kỹ thuật.
Dám chịu, dám chơi
Chính vì vậy, khi mới thực hiện mô hình này, ông Tình đã gặp thất bại. Hơn nửa năm đầu ông không thu được một cây giống nào và nửa năm sau đó cây giống vẫn bị hỏng đến 60%. Sau đó, ông đã phải mời chuyên gia nông nghiệp cùng nghiên cứu và thực hiện thì mới thành công.
Hiện nay, lao động mà ông thuê đều là những cử nhân nông nghiệp để làm việc trong phòng nuôi cấy mô. Không chỉ sản xuất hoa giống, ông Tình còn đầu tư trồng 2 mẫu trồng hoa thương phẩm, xuất bán cho các đại lý hoa trong khu vực. Với giá bán trung bình từ 2.000- 4.000 đồng/cành tùy thời điểm, chỉ tính riêng ruộng hoa cúc thương phẩm đã mang lại cho gia đình ông thu nhập gần 500 triệu đồng/năm, trừ chi phí ông Tình lãi hơn 330 triệu đồng.
Chị Ngô Thị Thơm (xã Đại Thịnh) cho biết: "Tôi làm ở đây hơn 10 năm rồi, công nhân làm đông lắm 8 đến 10 người, làm bình thường thì 5-6 triệu đồng/tháng, còn vào vụ thì được 8-9triệu/tháng".
Yếu tố để ông Tình quyết định đi đến cùng chính là niềm đam mê tạo sản phẩm sạch cho nông dân. Ở giai đoạn đầu khó khăn, thất bại cũng nhiều nhưng chính niềm đam mê, sự nhiệt tình, nhiệt huyết mà ông Tình đã từng bước chinh phục và thành công với hướng đi mà mình đã chọn.
Theo Danviet
Xem xét kỷ luật nguyên Viện trưởng VKSND Đắk Lắk Nguyên Viện trưởng VKSND Đắk Lắk đã có sai phạm, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, thực hiện không nghiêm quy chế dân chủ cơ sở tại cơ quan khi còn đương chức. Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Phan Xuân Lĩnh chủ trì kỳ họp. Ảnh Báo Đắk Lắk. Ngày 12.6, Ủy ban Kiểm tra (UBKT)...