Kỷ luật cảnh cáo nữ giáo viên đánh 11 học sinh bầm tím
Phòng Giáo dục và Đạo tào quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, trường tiểu học Nguyễn Tri Phương đã đề xuất hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cô giáo đánh bầm tím chân học sinh.
Vừa qua, trên mạng xã hội lan truyền thông tin một phụ huynh có con trai đang học tại trường tiểu học Nguyễn Tri Phương phản ánh, sau khi hết giờ ra chơi, cháu vào lớp không kịp nên đã bị cô giáo dùng thước đánh tím chân.
Hình ảnh một học sinh bị cô giáo đánh bầm tím chân.
Sự việc được nhiều phụ huynh tìm hiểu và xác định, có 11 học sinh bị đánh trong buổi học đó.
Ngày 15/9, Phòng Giáo dục và Đạo tào quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, trường tiểu học Nguyễn Tri Phương đã đề xuất hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cô giáo đánh bầm tím chân học sinh.
Quận Ba Đình (Hà Nội) cũng có báo cáo gửi UBND thành phố Hà Nội về kết quả xác minh, xử lý sự việc cô giáo đánh học sinh tại trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương.
Video đang HOT
Nội dung báo cáo nêu rõ, sự việc xảy ra ngày 8/9 tại lớp 2A, sau giờ nghỉ giải lao, một số học sinh do vào lớp muộn đã bị cô giáo chủ nhiệm lớp dùng thước kẻ đánh vào chân. Một trong số những học sinh này bị bầm tím chân.
“Trước tính nghiêm trọng của sự việc, Hội đồng kỷ luật nhà trường đã họp và thống nhất hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cô giáo chủ nhiệm lớp 2A”, trường tiểu học Nguyễn Tri Phương đề xuất.
Trong báo cáo giải trình sự việc, bản thân cô giáo chủ nhiệm lớp 2A là cô L.T.V. cũng tự nhận hình thức kỷ luật này.
Theo giải trình của cô giáo L.T.V, chủ nhiệm lớp 2A, lý do cô dùng thước đánh nhiều học sinh là do các em vào lớp muộn sau giờ ra chơi. Cô cũng không hiểu tại sao bản thân lại có hành động như vậy và rất ân hận về hành động này.
Được biết, cô giáo L.T.V sẽ nghỉ chế độ vào tháng 11/2017. Trong quá trình công tác, cô giáo L.T.V chưa có sai phạm gì.
Sau sự việc, trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương đã tổ chức họp phụ huynh lớp 2A để động viên, mong muốn sự chia sẻ, cảm thông của các phụ huynh học sinh đồng thời ổn định tổ chức lớp. Nhà trường cũng đã có quyết định phân công cô giáo Trần Thị Sơn Ca, Phó Hiệu trưởng nhà trường làm chủ nhiệm lớp 2A.
Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội – Nguyễn Đức Chung đã ký công văn yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Chủ tịch UBND quận Ba Đình kiểm tra, xử lý sự việc.
Quận Ba Đình cũng đã triệu cuộc họp với các hiệu trường trên địa bàn quận và chỉ đạo các trường rút kinh nghiệm để tránh sự việc đáng tiếc như trường tiểu học Nguyễn Tri Phương.
Theo Danviet
Rà soát toàn bộ bản án, quyết định do thẩm phán dùng bằng giả ban hành
TAND thành phố Thái Nguyên sẽ tiến hành rà soát toàn bộ bản án, quyết định do thẩm phán Nguyễn Thị Nga (người vừa bị phát hiện dùng bằng cấp 3 giả) ban hành, để báo cáo lãnh đạo TAND tỉnh Thái Nguyên xem xét, đánh giá.
Bằng tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội của bà Nguyễn Thị Nga - Thẩm phán TAND thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên vừa bị thu hồi (Ảnh: Thế Kha).
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Chung - Chánh án TAND tỉnh Thái Nguyên cho biết đang xem xét, xử lý vụ việc thẩm phán Nguyễn Thị Nga (TAND thành phố Thái Nguyên) sử dụng bằng tốt nghiệp cấp 3 giả. "Trước mắt chúng tôi không phân công nhiệm vụ xét xử"- ông Chung cho hay.
Trong khi đó, theo thông tin mới nhất từ TAND thành phố Thái Nguyên, sau khi phát hiện thẩm phán Nguyễn Thị Nga sử dụng bằng tốt nghiệp PTTH giả và bị Trường Đại học Luật Hà Nội ra quyết định thu hồi bằng cử nhân luật, ngành toà án tỉnh Thái Nguyên đang tiến hành rà soát toàn bộ hồ sơ cán bộ liên quan đến hai cấp toà (cấp huyện và cấp tỉnh).
TAND thành phố Thái Nguyên cũng sẽ tiến hành rà soát toàn bộ bản án, quyết định do thẩm phán Nguyễn Thị Nga ban hành, qua đó báo cáo lãnh đạo TAND tỉnh Thái Nguyên xem xét, đánh giá.
Trước đó, trả lời PV Dân trí, một lãnh đạo TAND Tối cao cho biết đã có văn bản chỉ đạo TAND tỉnh Thái Nguyên xử lý theo quy định đối với trường hợp thẩm phán Nguyễn Thị Nga sử dụng bằng tốt nghiệp cấp 3 giả và vừa bị thu hồi bằng cử nhân Đại học Luật Hà Nội.
Trả lời câu hỏi về việc có xem xét lại những bản án do thẩm phán Nguyễn Thị Nga làm chủ toạ, vị lãnh đạo TAND Tối cao cho rằng chỉ những bản án có khiếu nại, tố cáo thì mới xem xét lại; còn những vụ việc đã xử đúng rồi thì không.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Chung - Chánh án TAND tỉnh Thái Nguyên đã ký văn bản gửi Ban giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết thẩm phán Nguyễn Thị Nga bị tố cáo về việc sử dụng bằng tốt nghiệp cấp 3 giả.
Tại kỳ thi tốt nghiệp PTTH diễn ra ngày 3/6/1994, thí sinh Nguyễn Thị Nga (học sinh Trường PTTH Đồng Hỷ, tỉnh Bắc Thái cũ) đạt 6 điểm môn Văn, 2 điểm môn Hoá học, 4 điểm môn Toán học và 5,5 điểm môn Nga văn. Tổng điểm thi của thí sinh Nguyễn Thị Nga là 17,5 điểm. Với kết quả thi như vậy, thí sinh Nga không thể được cấp Bằng tốt nghiệp PTTH.
TAND tỉnh Thái Nguyên cũng khẳng định các thông tin về số hiệu bằng, số vào sổ cấp bằng tốt nghiệp PTTH là của một người khác, không phải của bà Nguyễn Thị Nga.
Sau khi tiến hành thẩm định thông tin từ TAND tỉnh Thái Nguyên, ông Lê Tiến Châu - Thứ trưởng Bộ Tư pháp kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội đã ký quyết định thu hồi bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy đối với bà Nguyễn Thị Nga (SN 19/7/1976), tốt nghiệp năm 1998 chuyên ngành Tư pháp, hạng Trung bình, số hiệu bằng B36704.
Thế Kha
Theo Dantri
Đem "đô la âm phủ" vứt trước cổng nhà một nhà báo Nhà báo Nguyễn Quang Thuần, Phó trưởng Phòng thư ký biên tập Báo Phú Yên cho biết, đã gửi đơn nhờ công an tỉnh Phú Yên vào cuộc điều tra vụ việc một thanh niên mang đô la, nghi là đô la âm phủ, đến vứt trước cửa nhà anh. Theo lời tường thuận của anh Thuần, sáng 14/9, một người đàn ông...