Kỷ luật 2 cô giáo mầm non đánh trẻ
Tiêp nhân thông tin phu huynh vê vu viêc giao viên trường mâm non Ngôi Sao Xanh đánh tre, nhà trường đã xac minh sư viêc va nhận lỗi với gia đình. Hai giáo viên vi phạm đều đã bị kỷ luật…
Ngày 11/12, Phong Giao duc va Đao tao quân Hai Châu, TP Đa Năng cho hay, phòng đa co buổi làm việc với Trường Mầm non Ngôi Sao Xanh ( quận Hải Châu) vê viêc phụ huynh chau T. tố giao viên cua trương đánh con của họ.
Theo như thông tin phu huynh cua bé T. trên mạng xã hội vê viêc giao viên trường Ngôi Sao Xanh đánh con trong nhà kho, tát vào mặt con em nhiều lần gây bầm rôi nói là bé bị ngã.
Sau vụ này, gia đinh co phan anh tơi nhà trường. Phia trương đa xin lỗi cho tất cả giao viên trong trường ki cam kết không đánh trẻ và xin cho giao viên vẫn được làm tại trường, gia đình đa bỏ qua.
Tuy nhiên, đên ngay 9/12, khi vết thâm lần trước chưa hết thì chau T. lại bị đánh tiếp vì nghịch nước trong nhà vệ sinh. Gia đình đa tơi nói chuyện với cô phụ trách nhưng cô nói đỡ cho nhau chứ không nhận sai. Do quá bức xúc nên phụ huynh này đã đăng vụ việc lên mạng xã hội.
Hình ảnh camera ghi lai canh được cho là cô V. đã có hành vi đánh vào mông cháu T. (anh căt tư clip ghi lai tư camera do phu huynh đăng)
Ngay sau khi tiêp nhân thông tin vê vu viêc, Phong Giao duc va Đao tao quân Hai Châu đa co buổi làm việc với Trường Mầm non Ngôi Sao Xanh (quận Hải Châu) vê viêc phụ huynh chau T. tố giao viên cua trương đánh con của họ.
Phòng Giao duc va Đao tao đã yêu cầu nhà trường làm kiểm điểm, đồng thời đã có báo cáo Sở Giao duc va Đao tao TP Đà Nẵng về sự việc này.
Thông tin vê vu viêc, bà Phan Thị Thu Hà – Giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ và phát triển giáo dục chuyên Việt – chủ đầu tư của trường Ngôi Sao Xanh cho biết, sư viêc ngày 17/9, cháu T. chơi cung ban va bi va vao sap ngu nhưa gây trây xươc ma. Cô giáo P.T.T.H có dùng cây phách nhạc dài khoảng 10 cm đánh vào má phải của cháu.
Sau khi đánh xong, cô H. xư li không đung phương phap chuyên môn khi dung dầu nóng xoa vao vêt thương va dung khăn lau ma tre băng nươc âm. Do má trẻ, da trắng và mỏng nên đã để lại vết đỏ thẫm trên mặt.
Sau đo, cô H. sợ nên nói dối là cháu T. bị té ở sân trường. Sau khi làm việc với hội đồng nhà trường, cô H. đã kể lại toàn bộ sự việc. Nhà trường đã làm việc với gia đình cháu bé và nhận được sự thông cảm của gia đình” – bà Hà nói.
Bà Hà cho biết, trường hợp của cô T.H thì cô vừa sai phạm ở hành vi đánh trẻ, vừa không thực hiện đúng ki năng chăm sóc, sơ cứu trẻ. cô H. đã bị ki luật bằng hình thức hạ bậc lương, không cho làm công tác bán trú trong ba tháng. nhà trường cũng đã điều chuyển, cô H. không còn đứng lớp Start 3 – lớp của bé A.T.
Video đang HOT
Trương mâm non Ngôi Sao Xanh. (anh: T.A)
Sư viêc ngày 9/12, cháu T. vào nhà vệ sinh đi vê sinh và nghịch nước bằng vòi xịt trong toilet làm ướt áo quần.
Cô giáo K.V thấy vậy nên gọi cháu ra ngoài và phạt vào mông cháu T. 3 cai. Buổi chiều khi trả trẻ, Cô V. có thông báo sự việc đến phu huynh nhưng không nhận được sự cảm thông.
Tại buổi làm việc ngày 10/12, nhà trường đã nhận lỗi với gia đình, đồng thời yêu cầu cô V. viết kiểm điểm.
Ba Ha cho biêt thêm, hai giáo viên vi phạm đều đã bị ki luật. Ngoài bị xử li vì nói dối, vi phạm đạo đức giáo viên. Cô H. còn bị ki luật vì chuyên môn không đảm bảo trong quá trình xử li vết thương của trẻ.
Môc Lan
Theo baovephapluat
Giáo viên vi phạm thì xử lý tức thì, lãnh đạo vi phạm thì sao?
Giáo viên thời giờ mà sai phạm thì dễ kỷ luật vô cùng nhưng đối với lãnh đạo ngành giáo dục thì lại khó vô cùng.
Thời gian qua, chúng ta thấy một thực tế rất phũ phàng là nếu giáo viên vi phạm thì lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương vào cuộc rất nhanh, hình thức kỷ luật rất nặng. Có nhiều giáo viên đã bị buộc thôi việc một cách tức thì, không cho cơ hội sửa sai, không chuyển công tác khác.
Nhưng, lãnh đạo ngành giáo dục vi phạm kỷ luật thì cứ nhì nhằng mãi mà giải quyết vẫn không xong. Nhiều khi kỷ luật nhẹ hều như hiệu trưởng trường này vi phạm thì chuyển sang làm hiệu trưởng trường khác thì làm sao có tính răn đe?
Nhiều lãnh đạo của Sở, Phòng, Ban giám hiệu có con được nâng điểm ở 3 địa phương Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình nhưng đa phần chỉ bị kỷ luật ở hình thức khiển trách, chỉ rất ít người bị cảnh cáo...Liệu xử lý kỷ luật như vậy đã thực sự khách quan và công bằng hay chưa?
Đa số lãnh đạo, chuyên viên ngành giáo dục ở Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình có con được nâng điểm chỉ bị khiển trách (Ảnh minh họa: Trinh Phúc)
Kỷ luật giáo viên rất nhanh gọn
Thời gian qua, chúng ta thấy có nhiều giáo viên khi vi phạm thì bị kỷ luật rất nhanh, thậm chí còn thay đổi mức kỷ luật...theo áp lực của dư luận.
Sự việc cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang đánh học trò lớp 2A7, trường Tiểu học Quán Toan (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) vào sáng ngày 8/5/2019 trong lúc học sinh làm bài kiểm tra học kỳ.
Ngay sau đó, vào ngày 10/5, Hiệu trưởng Trường tiểu học Quán Toan đã ban hành Quyết định xử lý kỷ luật cô Trang với hình thức cảnh cáo, đình chỉ công tác giảng dạy 6 tháng và không bố trí tham gia chủ nhiệm 1 năm học.
Nhưng, dưới áp lực của phụ huynh, dư luận xã hội, đến ngày 20/5, Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng đã xử lý kỷ luật bằng hình thức "buộc thôi việc" đối với cô Nguyễn Thị Thu Trang.
Trong ngày 5/10, trên mạng xã hội đã lan truyền một đoạn video clip mô tả cảnh một nữ giáo viên Trường tiểu học Phan Chu Trinh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh liên tục đánh, mắng và nhéo học sinh trong lớp học của mình.
Chỉ sau 17 ngày, Trường tiểu học Phan Chu Trinh đã công bố quyết định buộc thôi việc đối với cô N.H.H. là giáo viên của trường này. Quyết định này được lãnh đạo trường ký và có hiệu lực ngay trong ngày 22/10.
Mới đây nhất, trên mạng xã hội xuất hiện một video clip, ghi lại cảnh một nữ giáo viên ném vở của học sinh xuống đất, rồi sau đó gọi cho học sinh đến nhặt lên.
Chỉ sau đó mấy ngày, Hội đồng kỷ luật của Trường tiểu học C Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đã họp để xem xét vụ việc của cô giáo N.T.T.
Cuối cùng, hội đồng kỷ luật đã thống nhất, đề xuất mức kỷ luật ở mức "cảnh cáo" đối với cô T vì hành động ném vở của học sinh xuống đất...Trong buổi làm việc này, ngoài đại diện nhà trường còn có sự tham gia của đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, lãnh đạo xã Vĩnh Thanh.
Chúng tôi không bình luận về hình thức kỷ luật, không bình luận về mức độ, quy mô của sự việc mà các giáo viên này gây ra. Chúng tôi chỉ thấy việc kỷ luật giáo viên được diễn ra tức thì, nhanh gọn.
Trong số họ, có người không bao giờ có cơ hội sửa sai bởi buộc thôi việc là hình thức kỷ luật cao nhất đối với viên chức hiện nay. Vậy nhưng, điều chúng tôi băn khoăn là tại sao giáo viên thì xử lý nhanh vậy, dứt khoát vậy còn lãnh đạo vi phạm lại xử lý nhẹ hều và chậm chạp?
Lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo ngành vi phạm lại xử lý quá chậm và quá nhẹ
Mới đây, trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có đăng tải bài viết Nhận nhiều án kỷ luật, bị cách chức Bí thư chi bộ nhưng vẫn là Hiệu trưởng của tác giả Minh Thảo phản ánh về trường hợp ông Lê Thanh Hải, hiện là hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk).
Trong 6 năm trời, ông Lê Thanh Hải đã có 3 lần bị kỷ luật, trong đó có 2 lần bị khiển trách và 1 lần bị cảnh cáo.
Có điều, cứ sau mỗi lần bị kỷ luật thì ông Hải lại được điều chuyển sang làm hiệu trưởng trường khác và lần kỷ luật thứ 3 vẫn là sai phạm trong chi tiêu tài chính và mức độ vi phạm nặng hơn!
Tại sao một hiệu trưởng đã nhiều lần bị kỷ luật mà họ vẫn cứ ngồi ghế hiệu trưởng, tạo nên sự bức xúc của đồng nghiệp? Bởi vì những hình thức kỷ luật ấy chỉ có thời hạn tối đa 12 tháng, sau khoảng thời gian ấy thì mọi thứ lại trở lại bình thường.
Nhưng, hình thức kỷ luật khiển trách hay cảnh cáo mà họ vẫn làm hiệu trưởng thì thực ra nó cũng chẳng có ý nghĩa gì. Bởi, họ vẫn là thủ trưởng đơn vị, vẫn là người đưa ra mệnh lệnh mà tất cả các giáo viên trong trường phải tuyệt đối nghe lời!
Nhiều lãnh đạo, chuyên viên Sở, nhiều lãnh đạo Phòng, hiệu trưởng ở 3 địa phương có con được nâng điểm cũng chỉ mới có ông Phạm Văn Khuông bị truy tố trước pháp luật.Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia đầy tai tiếng với 215 thí sinh được nâng khống điểm, dù kỳ thi này do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì nhưng đến thời điểm này không có ai ở Bộ bị kỷ luật, cũng không có ai bị đề nghị kiểm điểm, rút kinh nghiệm!
Và, cũng chỉ có mình ông Nguyễn Ngọc Hà, Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ 3 Phòng giáo dục trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La bị cách tất cả các chức vụ trong đảng vì vừa có con được nâng điểm vừa là đối tượng trung gian trong vụ án này.
Những phụ huynh có con được nâng điểm là lãnh đạo ngành giáo dục của 3 địa phương này đa phần chỉ dừng lại ở mức khiển trách, trường hợp bị cảnh cáo hình như chỉ có mình ông Phan Ngọc Sơn- Chánh thanh tra Sở Giáo dục Sơn La.
Điều này cũng đồng nghĩa là đa số họ vẫn giữ nguyên vị trí lãnh đạo, giữ nguyên công việc của mình. Chỉ không được quy hoạch, bổ nhiệm, tăng lương trong khoảng thời gian tối đa là 12 tháng thì mọi chuyện lại trở lại bình thường...
Thế mới biết, giáo viên bây giờ mà sai phạm thì dễ kỷ luật vô cùng nhưng đối với lãnh đạo ngành giáo dục thì lại khó vô cùng. Nếu lãnh đạo có bị kỷ luật thì họ cũng chỉ bị kỷ luật bằng hình thức nhẹ nhàng và cơ hội công việc, thăng tiến vẫn còn nguyên vẹn.
Cùng công tác một ngành với nhau nhưng cứ nhìn vào cách kỷ luật, thời gian kỷ luật của giáo viên và lãnh đạo khi bị sai phạm thì dư luận cũng thấy một thực tế rất phũ phàng!
NGUYỄN CAO
Theo giaoduc.net
Trung tâm Tâm Việt phủ nhận việc "trẻ trai ở chung với trẻ gái tự kỷ" Theo người sáng lập Tâm Việt Group, không có chuyện trẻ trai và trẻ gái tự kỷ ở chung với nhau mà chỉ tập trung với nhau khi học. Sau bài báo phơi bày "sự thật đáng sợ" bên trong Trung tâm đào tạo trẻ tự kỷ Tâm Việt tại tầng 3 khu KTX trường Đại học TDTT Bắc Ninh (TX Từ Sơn,...