Kỳ lạ vùng đất bị sét đánh 300 ngày trong năm
Bị sét đánh trung bình gần 300 ngày trong một năm, khu vực hồ Maracaibo (bang Zulia, phía tây bắc của Venezuela) được coi là “thủ đô sét” của thế giới.
Người dân địa phương gọi đó là “nơi không bao giờ hết bão của Catatumbo” hay “ngọn hải đăng Maracaibo”. Việc khu vực này bị sét đánh nhiều và quen thuộc đến nỗi hình ảnh tia chớp đã được đưa vào lá cờ của bang Zulia.
Cứ chưa đầy nửa giờ kể từ khi các đám mây hình thành, những tia sét liên tục được phóng ra và tốc độ ngày càng cao. Tốc độ sét đánh lên tới 200 lần/phút không phải là hiếm. Các đám mây lúc đó như một bóng đèn khổng lồ sáng rực trong đêm. “Bạn có thể đọc báo trong đêm vì lúc đó rất sáng”, nhiếp ảnh gia Jonas Pointek, chuyên chụp bão và sét ở khu vực này, cho biết.
Vị trí của hồ Maracaibo.
Người dân ở khu vực hồ Maracaibo, hồ có nước từ sông Catatumbo đổ vào, có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng kỳ vĩ này 80% số ngày trong năm, trung bình khoảng 297 ngày. Hiện tượng này diễn ra nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 10. Đây là con số đưa từ những phân tích của Hiệp hội khí tượng Mỹ.
Thậm chí khu vực này còn được NASA gọi là “thủ đô của sét” của thế giới, soán vị trí của lưu vực sông Congo ở Châu Phi. Được biết, cơ quan khí tượng đã phân tích dữ liệu từ cảm biến tia chớp từ vệ tinh trong suốt 16 năm, từ đó đưa ra các số liệu rất chính xác.
Video đang HOT
“Thông thường, một người “săn bão” phải lái xe ra đường cao tốc hoặc lên núi. Còn điều duy nhất phải làm ở Catatumbo là ngồi ở trại của chúng tôi, uống một vại bia lạnh, và các cơn bão sẽ đến”, Alan Highton, nhân viên của Công ty du lịch Catatumbo Camp, có thâm niên 8 năm trong lĩnh vực du lịch ngắm sét ở đây, cho biết. Thậm chí, việc những tia sét đánh liên tục còn biến nơi đây trở thành ngọn hải đăng bất đắc dĩ, để các thủy thủ xác định vị trí khi đang ở trên biển.
Nguyên nhân để sét “ưa thích” nơi đây là bởi địa hình độc đáo của nó. Dãy núi Aldes bao quanh khu hồ Maracaibo như một hình móng ngựa che ở phia nam, trong khi biển Caribe ở phía bắc. Không khí mát thổi vào thung lũng ban đêm, gặp không khí ấm từ biển và hồ, tạo điều kiện phát sinh ra sét
Khi sắp có sét đánh, người dân địa phương không còn cách nào khác là phải ở trong nhà, dù sét có thể đánh trúng mái nhà tôn, nhưng họ được bảo vệ bởi mặt sàn gỗ. Những ngư dân không kịp tìm nơi trú ẩn có thể bị sét đánh tử vong trên mặt hồ.
Theo cơ quan Quản lý Đại dương và khi quyển Quốc gia, xác suất bị sét đánh trong cuộc đời của người dân ở Mỹ là 1/12.000, còn với cư dân tại khu vực hồ Maracaibo chỉ là 1/3. Được biết, các nhà khoa học đang tiến hành dự án nghiên cứu giúp dự đoán chính xác hơn khi nào có sét và vị trí sét đánh, nhằm giảm thiếu tai nạn với cư dân nơi đây.
Theo Lao Động
Dòng sông nước sôi sùng sục, sẵn sàng luộc chín mọi sinh vật trong rừng Amazon
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một con sông sôi sùng sục quanh năm rộng 25m và sâu hơn 6m xuyên qua rừng Amazon với nhiệt độ trung bình 86 độ C, khiến hầu hết động vật nào lỡ rơi xuống cũng bị luộc chín.
Câu chuyện truyền thuyết về dòng sông sôi sục ở khu rừng Amazon mới được các nhà khoa học phát hiện là hoàn toàn có thật. Nhà vật lý địa chất người Peru Sofia Ruzo, là người đã được tận mắt chứng kiến nó và thực hiện các cuộc nghiên cứu để đóng góp vào công tác bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở đây cũng như khám phá sâu thêm về dòng sông độc nhất này.
Theo đó, con sông này rộng 25m, sâu 6m và dài 6km. Nhiệt độ trung bình của dòng sông nước sôi lên đến 86 độ C khiến dòng sông lúc nào cũng bốc khói nghi ngút, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Theo các nhà khoa học, nước nóng đến độ có thể pha một ấm trà ngon và thậm chí sẽ luộc chín bất kỳ sinh vật xấu số nào vô tình rơi xuống dòng sông.
Cảnh quan kỳ vỹ với khói bốc lên nghi ngút ở dòng sông nước sôi.
Nhà địa chất học Sofia Ruzo cho biết: "Đứng ở đây, bạn có thể ghe thấy âm thanh của khu rừng nhiệt đới vọng lại, hơi nóng từ dòng sông bốc lên. Cảnh quan nơi đây đúng là hiếm có".
Nước dưới sông nóng khoảng 207 độ F, tương đương với 86 độ C, sẵn sàng luộc chín sinh vật nào rơi vào lòng sông.
Trước khi ông Rido khám phá ra dòng sông, người dân sống quanh vùng Amadon đều đã quen thuộc với câu chuyện truyền thuyết về dòng sông sôi sục chạy qua khu rừng Amadon kỳ vĩ này nhưng chưa có bằng chứng nào chứng minh nó có thật.
Hiện ông Ruzo đang tiến hành những cuộc nghiên cứu địa nhiệt kỹ càng về dòng sông. Đồng thời cũng cộng tác với các nhà sinh thái vi sinh vật để điều tra các vi sinh vật chịu cực hạn sống ở dưới lòng sống này. Kết quả nghiên cứ có thể cung cấp thông tin về cách sự sống bắt đầu hàng tỷ của năm trước, khi Trái Đất còn là một hành tinh khắc nghiệt.
Cảnh quan xung quanh dòng sông nước sôi đang bị phá hoại do khai thác gỗ trái phép.
Ông nhấn mạnh rằng dòng sông đang bị đe doạ nghiêm trọng và ông đang nỗ lực để kêu gọi sự quan tâm của mọi người nhằm cứu lấy dòng sông và cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ nơi đây. Ông Ruzo chia sẻ: "Dòng sông là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp, nhưng nó sẽ dần biến mất nếu chúng ta không hành động sớm để cứu lấy nó".
Khi Ruzo đến vùng đất này năm 2011, ông cho biết những ngọn núi ở đây đã bị tàn phá do khai thác trái phép. Nếu không bảo vệ, kỳ quan này sẽ nhanh chóng bị phá hoại. Ông Ruzo hy vọng rằng dòng sông sẽ được quan tâm rộng rãi hơn và các nhà chức trách và các tổ chức tìm giải pháp bảo tồn để nó được tồn tại lâu dài hơn trong thiên nhiên.
Theo Nguyễn Ly / Trí Thức Trẻ
Dòng sông đột ngột chuyển màu đỏ như máu khiến người dân bàng hoàng Một phần dòng sông đột ngột chuyển sang màu đỏ không rõ lý do khiến người dân vô cùng lo lắng. Người dân địa phương tại thị trấn Shengfang, phía bắc Trung Quốc, không khỏi bàng hoàng va ngạc nhiên khi thấy dòng sông Zhongting chảy qua thị trấn đột ngột chuyển sang màu đỏ. Từ ngày 12/4, dòng sông đột ngột đổi...