Kỳ lạ vụ án… thi hành án
Cán bộ thi hành án bị khởi tố vì “ra quyết định trái pháp luật” làm thiệt hại tiền tỉ nhưng hết thời hạn điều tra cũng chưa kết luận được. Trong khi đó người mua đấu giá tài sản thi hành án phải khóc ròng 4 năm qua vì “tiền trao mà không được múc cháo”.
Theo hồ sơ, vụ việc kỳ lạ này bắt đầu vào tháng 2.2009, sau khi Công ty TNHH Phương Trang Đà Lạt đấu giá trúng và nộp tiền mua khối tài sản gồm nhà đất tại nhà số 357 Phan Đình Phùng (P.2, TP.Đà Lạt) của bà Phạm Thị Hồng (cây xăng Hồng Hưng) bị kê biên phát mãi để thi hành 2 bản án. Việc mua bán cũng coi như đã hoàn tất vì từ cuối tháng 3.2009 bên mua đã trả đủ tiền (trên 37,2 tỉ đồng) cho bên bán là Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) và cũng được chính quyền cấp “sổ đỏ” cho khu đất.
Chấp hành viên bị khởi tố
Mặc dù kê biên và tổ chức bán đấu giá công khai nhưng khi bị đương sự (bà Phạm Thị Hồng) khiếu nại thì cơ quan THADS TP.Đà Lạt cũng không dám giao tài sản cho bên mua, đẩy bên mua vào chỗ tiền cũng không được trả lại mà tài sản mua hợp pháp cũng không được nhận.
Vụ việc kéo dài đến tháng 6.2011 tưởng được giải quyết rốt ráo khi Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao (Cục 6) vào cuộc. Thế nhưng sau khi cơ quan này khởi tố chấp hành viên Nguyễn Long Vân của Chi cục THADS TP.Đà Lạt vì cho rằng “ra quyết định trái pháp luật” thì vụ án tiếp tục rơi vào những rắc rối khác. Ông Vân bị quy kết kê biên tài sản của bà Hồng nhưng không cho hai bên đương sự thỏa thuận về giá mà định giá ngay tài sản trên. Khi ra quyết định thành lập hội đồng định giá không có thành phần bắt buộc là Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất TP.Đà Lạt (Trung tâm GIS), sau đó mới sửa chữa văn bản đưa thêm Trung tâm GIS vào thay thế trong hồ sơ thi hành án. Hậu quả ông Vân gây ra là Hội đồng định giá tài sản do ông làm chủ tịch đã định giá tài sản của bà Hồng thấp hơn 16 tỉ đồng so với Hội đồng định giá tài sản của tỉnh Lâm Đồng.
Nhưng sau khi Cục 6 chuyển hồ sơ đề nghị Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra hình sự về trật tự xã hội (Vụ 1A – Viện KSND tối cao) truy tố ông Vân về tội “ra quyết định trái pháp luật” thì Vụ 1A không chấp nhận vì xét thấy chưa đủ căn cứ. Đến ngày 11.6.2012, Cục 6 phải tạm đình chỉ điều tra. Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án và tạm đình chỉ điều tra bị can nêu lý do: “Để có cơ sở đánh giá chính xác hậu quả thiệt hại do hành vi “Ra quyết định trái pháp luật” của bị can Nguyễn Long Vân gây ra; ngày 30.5.2012, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao đã ra Quyết định số 12/VKSTC-C6 (P4) trưng cầu Bộ Tài chính giám định giá trị đất và tài sản trên đất tại số nhà 357 Phan Đình Phùng (Đà Lạt). Nay thời hạn điều tra vụ án đã hết, nhưng chưa có kết quả giám định”.
Tài sản bán đấu giá thi hành án chậm bàn giao đến 4 năm – Ảnh: Lâm Viên
Bỗng dưng thiệt hại hàng chục tỉ đồng
Video đang HOT
Ông Nguyễn Công Đỉnh, Tổng giám đốc Công ty CP vận tải và dịch vụ du lịch Phương Trang (Công ty mẹ của Công ty Phương Trang Đà Lạt), bức xúc: “Suốt 4 năm qua không được giao tài sản để đưa vào sản xuất kinh doanh, lại còn bị đọng số vốn trên 37,2 tỉ đồng, nếu chỉ tính theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm 15% của ngân hàng thì chúng tôi bị thiệt hại trên 20 tỉ đồng”. Suốt 4 năm qua, Công ty Phương Trang Đà Lạt liên tục gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng từ địa phương đến T.Ư đề nghị được giao tài sản đã mua đấu giá hợp pháp nhưng cũng không được giải quyết.
Mãi đến đầu tháng 5.2013, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS mới có văn bản gửi Cục THADS tỉnh Lâm Đồng nói rõ: “Trong quá trình điều tra vụ việc, cơ quan điều tra Viện KSND tối cao chưa có bất kỳ văn bản nào yêu cầu cơ quan có thẩm quyền không được giao tài sản cho người trúng đấu giá”. Và nhấn mạnh: “Cho đến nay không phát hiện sai phạm mới của chấp hành viên, thủ tục bán đấu giá tài sản không sai phạm… Công ty Phương Trang Đà Lạt mua được tài sản bán đấu giá là ngay tình, đã nộp đủ tiền mua tài sản do vậy cơ quan THADS phải giao tài sản theo quy định của pháp luật”.
Tiếp xúc với Thanh Niên, ông Mai Văn Hưng, Chi cục trưởng THADS TP.Đà Lạt, cho biết sau khi nhận được chỉ đạo của Cục THADS Lâm Đồng, ngày 24.5.2013, Chi cục đã có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt. Ngày 3.6.2013, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt có công văn chỉ đạo các cơ quan liên quan và Chi cục THADS xây dựng kế hoạch tổ chức bàn giao tài sản cho bên mua.
Điều kỳ lạ đáng nói ở đây là nếu như “chưa có bất kỳ văn bản nào yêu cầu cơ quan có thẩm quyền không được giao tài sản cho người trúng đấu giá” thì lý do gì suốt nhiều năm qua cơ quan chức năng của TP.Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng không tập trung giải quyết rốt ráo vụ việc? Và hậu quả thiệt hại hàng chục tỉ đồng cùng với cơ hội kinh doanh đã bị vuột mất của doanh nghiệp đến giờ này ai chịu trách nhiệm?
Bán xăng trên “điểm nóng” Theo ông Mai Văn Hưng, Chi cục trưởng THADS TP.Đà Lạt, Chi cục đang phối hợp với chính quyền, các cơ quan đoàn thể vận động gia đình bà Hồng và 9 hộ thuê mặt bằng di dời địa điểm kinh doanh, tự giác giao tài sản cho người mua. Đến tháng 8.2013, nếu gia đình bà Hồng không tự giác giao tài sản, Chi cục sẽ báo cáo Cục THADS Lâm Đồng và UBND TP. Đà Lạt chỉ đạo phối hợp cưỡng chế. Điều khó hiểu nữa là trong khi vụ việc phức tạp kéo dài chưa được giải quyết thì các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng vẫn cho phép cây xăng Hồng Hưng hoạt động ngay tại “điểm nóng” tranh chấp, mãi đến đầu tháng 6.2013 mới thu hồi giấy phép.
Theo TNO
Diễn biến mới vụ ông chủ tra tấn công nhân như thời trung cổ
Sau khi ông Trần Tấn Phong (51 tuổi, ngụ ấp Cà Tong, xã Thanh An, Dầu Tiếng, Bình Dương) bị cơ quan chức năng bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi giữ người trái pháp luật, người dân địa phương đã có cuộc họp chất vấn chính quyền xã về trách nhiệm của chính quyền khi để xảy ra tình trạng trên.
Nhiều người dân đã làm đơn tố cáo ông Phong đánh đập công nhân, hành hạ công nhân, chém người gây thương tích.
Người dân bức xúc trong cuộc họp
Ông Trần Tấn Phong, chủ xưởng gỗ Tấn Phong (xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng) đã đối xử với công nhân trong xưởng rất hà khắc. Chế độ ăn uống kham khổ, làm việc nặng nhọc, bị nhốt trong những khung sắt hàn kín...
Những hành vi của ông Phong được người dân báo lên chính quyền xã nhiều lần nhưng không thấy xử lý. Chỉ đến khi có một công nhân tử vong trong quá trình chạy trốn thì sự việc mới được cơ quan chức năng lưu tâm. Trước khi ông Phong bị bắt vài ngày tại xã Thanh An bất ngờ xuất hiện rất nhiều tờ rơi với nội dung duy nhất là bênh vực ông Phong, lên án một số báo đã đưa tin sai lệch, người dân cung cấp thông tin sai vì tư thù cá nhân.
Đặc biệt, trong tờ rơi này có những lời lẽ miệt thị những người dân đã tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của chủ xưởng gỗ Tấn Phong khiến dư luận địa phương rất bức xúc. Người dân yêu cầu một cuộc họp do ban lãnh đạo xã chủ trì trả lời những thắc mắc của người dân.
Người dân xã Thanh An vẫn bức xúc khi tan họp
Chiều 6/7, hơn một trăm người dân đã có mặt tại nhà văn hóa ấp Cà Tong trong tâm trạng bức xúc. Đại diện UBND xã Thanh An là Trưởng công an xã Trần Đại Lượng. Những câu hỏi của người dân xoay quanh câu chuyện ông Phong đánh đập công nhân, nhốt công nhân. Những công nhân bỏ trốn khỏi xưởng gỗ bị gia đình ông Phong cầm gậy gộc mã tấu... truy lùng gây mất trật tự tại địa phương.
Sự việc xảy ra trong thời gian dài, người dân nhiều lần tố cáo nhưng tại sao không thấy chính quyền xã có biện pháp ngăn chặn. Trả lời những thắc mắc của người dân ông Trần Đại Lượng không đi thẳng vào vấn đề mà vòng vo, ông cho rằng mình không hề hay biết sự việc lại nghiêm trọng như người dân đã nhiều lần trình báo. Khi nhận được một số thông tin của người dân chính quyền xã đã xử lý thích đáng.
Tiếp xúc với PV, một người dân trong cuộc họp bức xúc cho biết: "Trước ngày ông Phong bị cơ quan điều tra bắt giữ tại xã Thanh Phong xuất hiện một tờ rơi có nội dung hoàn toàn sai sự thật. Tờ rơi này lên tiếng bênh vực kẻ ngược đãi công nhân, nhiều lần đe dọa người dân, lời lẽ trong tờ rơi có ý chửi người dân chúng tôi là nói điều ngang ngược, ngậm máu phun người vu khống người tốt. Điều đáng nói là trong cuộc họp hội đồng nhân dân xã một vị lãnh đạo của xã Thanh An đã phát tờ rơi này cho 25 đại biểu có mặt trong hội trường đọc. Không rõ họ hành động như vậy là có ý gì, chẳng lẽ họ muốn bênh vực cho ông Phong. Bây giờ ông Phong bị bắt rồi, trước sau gì mọi chuyện cũng sẽ sáng tỏ".
Trao đổi với PV, một vị đại biểu dự cuộc họp HĐND xã xác nhận trước đó, lúc họp có nhận được tờ rơi do một vị lãnh đạo của xã phát để "tham khảo". Cuộc họp dân chiều ngày 6/8 diễn ra căng thẳng, trước nhiều câu hỏi bức xúc của người dân xã Thanh An. Tuy nhiên nhiều câu trả lời của đại diện chính quyền xã khiến người người có mặt trong cuộc họp dân không hài lòng. Những người dự họp cho rằng, đại diện chính quyền xã đang né tránh trách nhiệm khi để sự việc chủ xưởng gỗ Thanh Phong ngược đã công nhân trong một thời gian dài.
Một góc xưởng gỗ Tấn Phong
Chủ xưởng gỗ quản lý công nhân theo kiểu... "ông trùm"
Chính vì không chịu nổi cách quản lý lao động như "thời trung cổ" của ông Phong rất nhiều công nhân đã bỏ trốn khỏi "địa ngục". Theo chị N.T.T. (34 tuổi, ở gần xưởng gỗ Thanh Phong), những đêm nghe tiếng chân người chạy hấp tấp, tiếng chó sủa kèm theo tiếng la hét thì biết có người liều mình trốn khỏi xưởng bị ông Phong dẫn người truy tìm. Ngoài những khu đất trống, ông Phong còn vào hay làm phiền người dân xung quanh. Chị T. cho biết: "Nhiều lúc mình đi ra xem thì thấy ông Phong cùng rất nhiều người tay cầm mã tấu, gậy gộc, mấy con chó săn lục sục tìm kiếm. Bản thân tôi tuy cũng sợ ông ta nhưng càng tội nghiệp những công nhân bỏ trốn hơn. Tôi từng giúp vài công nhân bỏ trốn nên bị ông Phong gọi điện đe dọa".
Chị T. cho biết thêm nếu công nhân nào trốn thoát được thì không sao, người nào bị ông Phong bắt được thì sẽ bị đánh đập, hành hung rất dã man. Sau một lần cứu được một công nhân thoát khỏi xưởng gỗ, chị phát hiện không biết ai đã đặt bàn chông khu vực trước nhà của chị khiến chị rất lo lắng một thời gian dài. Theo một người từng làm việc trong xưởng gỗ Thanh Phong cho biết khi có người bỏ trốn ông Phong sẽ huy động người đi tìm. Trong đó có vài công nhân được trang bị gậy ra ngoài tìm kiếm, nếu không tìm thấy người bỏ trốn thì bản thân công nhân tìm kiếm sẽ bị trừ lương. Thêm vào đó, khi làm hỏng đồ dùng trong xưởng người lao động bị chủ bắt đền, phạt nặng. Một tấm tôn giá vài trăm nghìn đồng (chưa hư hẳn) ông Phong bắt đền 4 triệu đồng rồi trừ vào lương, người làm hỏng không "yên tâm" làm việc trừ nợ sau đó đã bỏ trốn.
Ngoài việc đối xử "tàn độc" với người lao động trong xưởng gỗ của mình, tại địa phương ông Phong cũng nổi tiếng là người có "máu mặt". Không những đe dọa những người giúp đỡ công nhân trốn thoát, ông Phong còn có lần đánh cả người dân "không liên quan". Vài năm trước, khi ông Phong và người của mình cầm mã tấu xông vào một quán cà phê chém người. Mặc dù có hai người không liên quan tới vụ việc vẫn bị người của ông Phong chém nhầm. Anh T.V.Đ. (33 tuổi, ngụ ấp Cà Tong) cho biết: "Chính tôi là nạn nhân trong vụ việc đó, sau khi bị người của ông Phong chém vào đầu xã có mời hai bên lên giải hòa và bồi thường cho tôi 3 triệu đồng. Tuy nhiên bạn ngồi cùng bàn của tôi tên K. cũng bị đám người này đánh gẫy sống mũi, nhưng không được xin lỗi hay bồi thường".
Việc cơ quan CSĐT công an huyện Dầu Tiếng đã bắt giữ ông Trần Thanh Phong để điều tra về hành vi giữ người trái pháp luật, nhiều người dân tại xã Thanh Phong tỏ ra vui mừng. Tuy nhiên, họ vẫn mong muốn cơ quan điều tra làm rõ nhiều vấn đề về phía chính quyền cơ sở. Chia sẻ với PV, một số người dân địa phương cho rằng phía chính quyền xã ít nhiều đã thiếu quyết liệt trong vụ việc này... khiến cho các công nhân trong xưởng phải chịu cực khổ, người dân địa phương hoang mang trong thời gian dài.
Theo Người đưa tin
Cụ bà tự thiêu: Bộ Tư pháp lên tiếng Bộ Tư pháp vừa có thông cáo báo chí về vụ việc cụ bà 83 tuổi tự thiêu trước cổng trụ sở TAND huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Người nhà vật vã trước cái chết của cụ Nguyễn Thị Bương (Ảnh: Người lao động) Trước đó, sáng 5/7, một cụ bà đã châm lửa tự thiêu trước TAND huyện Đông Hòa (Phú...