Kỳ lạ: Thú chơi rùa khủng long cổ đại ở Việt Nam
Loài rùa đặc biệt này có thân hình giống như khủng long thời cổ đại đang gây sốt trong giới chơi thú cưng ở Việt Nam. Hiện, loài này đang được một số người ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM rao bán với giá từ vài trăm nghìn đồng đến hàng triệu đồng/con.
Là một người có kinh nghiệm khá lâu trong nghề kinh doanh rùa cảnh, anh Tuấn – một chủ cửa hàng bán rùa cảnh ở quận Tân Bình (TP.HCM) cho biết, anh bắt đầu nhập loài rùa này về nuôi được 3 năm nay. Nhìn chung loài rùa này khá dễ nuôi, thức ăn của chúng là các loài cá nhỏ, dế…
Nhìn bề ngoài loài rùa này có các tấm vảy sừng trên mai nhô cao như vảy cá sấu, mõm như hình mỏ chim, thân có nhiều gai nhọn…
Theo anh Tuấn, loài rùa này nằm trong nhóm 2 loài rùa cá sấu được du nhập về Việt Nam gần 2 năm nay. “Đây là loài rùa khá kén người chơi, phải là người có đam mê rùa mới chịu chơi, bởi rùa có hình thù khá kỳ quái” – anh Tuấn chia sẻ.
Rùa lạ có thân hình rất kỳ quái.
Cũng theo anh Tuấn, trên thế giới loài rùa này sống ở nước ngọt được mệnh danh là loài rùa lớn nhất thế giới nhưng khi được nhân giống đưa vào Việt Nam rùa chỉ có size nhỏ đến rất nhỏ, khoảng trên dưới 20cm/con với giá bán khoảng trên dưới 1 triệu đồng đến hàng chục triệu đồng/con, tùy loại và kích cỡ.
Loài rùa này khá hiền lành, người nuôi có thể cầm chơi trên tay bình thường.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt về loài rùa cảnh đặc biệt này, ông Nguyễn Quảng Trường – Cán bộ phòng động vật có xương sống thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho rằng: Rùa trong ảnh là loài rùa cá sấu với tên khoa học là Macrochelys temminckii, có nguồn gốc từ Mỹ.
Giá trung bình của loài rùa này từ vài trăm nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng/con tùy loại và kích cỡ.
Video đang HOT
“Loài này có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới) ở bậc VU (sẽ nguy cấp) và thuộc phụ lục III của CITES (Công ước CITES hay còn gọi là công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, hiện cơ quan quản lý CITES đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ NNPTNT – PV)” – ông Trường khẳng định.
Cận cảnh một con rùa khủng long có giá trên dưới 5 triệu đồng đang được anh Tuấn nuôi dưỡng tại cửa hàng của mình.
Ông Trường cho biết thêm, qua quan sát bề ngoài loài rùa này thì thấy rõ các tấm vảy sừng trên mai nhô cao như vảy cá sấu, mõm như hình mỏ chim, thân có nhiều gai nhọn. Chính vì có hình thù kỳ dị nên được ưa chuộng nuôi làm cảnh.
Phía bụng dưới của rùa khủng long trông khá giống với rùa bản địa của Việt Nam.
“Nhìn chung, loài rùa này không độc, hiền lành. Tuy nhiên, đây là loài ngoại lai, cần được nuôi trong môi trường kiểm soát tốt, không được làm ảnh hưởng đến các loài bản địa của Việt Nam, tránh lây lan bệnh dịch, lai tạp nguồn gen, phát tán ra ngoài môi trường tự nhiên” – ông Trường khuyến cáo.
Rùa khủng long có thể nhốt chung với một số loài rùa khác được bình thường.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia về động vật, đây là loài rùa có xuất xứ ngoại nhập nên cần nuôi nhốt trong bể kính cẩn thận, tránh để sổng ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và các loài khác.
Theo Danviet
Chuyện lạ: Nuôi cáo tuyết Bắc Cực làm thú cưng ở Việt Nam
Tưởng rằng cáo Bắc Cực (hay còn gọi là cáo tuyết) chỉ có thể sống ở nơi có thời tiết khắc nhiệt băng giá, nhưng khá lạ khi hiện loài vật này đang được một số người nhân nuôi, bán phục vụ nhu cầu cho giới mê thú cưng ở Việt Nam.
Anh Phan Minh - chủ trại kinh doanh các loài thú cưng ở Bình Dương cho biết, hiện trang trại của anh đang nuôi cả chục loài khác nhau gồm các loài chim gà quý hiếm, trong đó có mặt hàng rất đặc biệt là cáo Bắc Cực (có tên khoa học là Vulpes lagopus).
Cận cảnh một chú cáo tuyết trưởng thành đang được nuôi tại trang trại của anh Minh.
"Hiện tôi đang nuôi hàng chục cá thể cáo Bắc Cực, đây chủ yếu là các cá thể được nhân giống thành công từ cáo bố mẹ được nhập về từ một công ty đầu mối trung gian ở Hà Lan" - anh Minh tiết lộ.
Loài cáo tuyết tại trang trại anh Minh rất thân thiện, hiền lành.
Anh Minh cho biết, các chú cáo Bắc Cực trên do được nuôi thuần hóa và được lai tạo qua nhiều thế hệ nên có thể sống được ở các môi trường đa dạng. Loài cáo này có thể sống được cả ở môi trường băng giá như Bắc Cực cũng như nơi có khí hậu nhiệt đới là Việt Nam.
Loài cáo đặc biệt này đang được trang trại anh Minh nuôi, nhân giống thành công với số lượng hạn chế.
Anh Minh cho biết thêm, ở ngoài đời thực tại Bắc Cực, loài cáo này vốn là thú ăn thịt và xác thối nhưng khi lai tạo về Việt Nam cáo lại được làm quen với các thức ăn công nghiệp dạng viên khô mà mọi người hay dùng cho chó, mèo ăn.
Cáo rất thân thiện, gần gũi với con người.
"Loài cáo này rất thuần, ngoan hiền nên người chơi có thể yên tâm mua nuôi chơi như các loài thú cưng như chó, mèo khác mà không lo sợ bị nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe" - anh Minh khẳng định.
Cận cảnh cáo Bắc Cực giống trên dưới 1 tháng tuổi.
Hiện, trang trại của anh Minh đang bán độc quyền loài cáo Bắc Cực này tại Việt Nam với giá khá cao. Với những con cáo mới đẻ nuôi được vài tuần tuổi đến vài tháng tuổi được khoảng 3 - 4kg có giá từ 15 đến 20 triệu đồng/con. Còn đối với những con cáo trưởng thành (khoảng 1 - 2 tuổi tương đương với trên dưới 15kg) được anh Minh bán với giá trên 25 triệu đồng/con.
Cáo đang được nhân nuôi tại trại của anh Minh có bộ lông, mặt, hình dáng rất dễ thương.
"Tôi mới kinh doanh được 2 năm nay, hàng cáo này rất hiếm, dù giá cao nhưng cũng có khá nhiều người mua nuôi. Đa phần ai có nhu cầu phải đặt trước từ vài tuần đến vài tháng mới có hàng" - anh Minh chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt qua điện thoại, ông Trần Quang Phương - Cán bộ quản lý chương trình bảo tồn thú ăn thịt và tê tê thuộc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã (một tổ chức phi lợi nhuận ở Việt Nam có trụ sở tại rừng quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình) tỏ ra khá bất ngờ về thông tin này.
Ông Phương cho biết: Loài cáo này đã được liệt kê trong sách đỏ của IUCN (danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới) nhưng loài này không ghi nhận trong danh mục thuộc CITES quản lý (Công ước CITES hay còn gọi là công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (hiện cơ quan quản lý CITES đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ NNPTNT).
Cáo đang được nhân nuôi tại trại của anh Minh có bộ lông, mặt, hình dáng rất dễ thương.
Lý giải về việc cáo Bắc Cực có thể nuôi được ở Việt Nam, ông Phương cho rằng: Có những loài thú được tạo ra từ loài thuần chủng nên có thể nuôi được giống như vật nuôi cảnh bằng cách lai tạo với giống vật nuôi thông thường. Phương pháp ghép lai có thường là giữ lại 75% nguồn gen gốc còn 25% là một giống vật nuôi khác. Điều này giúp động vật có thể thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau mà vẫn giữ được hình dáng hoang dã. Chính vì thế mà cáo Bắc Cực không chỉ nuôi được ở khí hậu Việt Nam mà còn ở nhiều vùng khí hậu khác cũng nuôi được.
Trả lời câu hỏi về việc người nuôi chơi loài này có ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng không, ông Phương khuyến cáo: "Vấn đề này phải quan tâm hơn vì đây là loài hoang dã hoặc dù là loài thuần chủng cũng không nên lơ là. Bởi mình cũng có rất nhiều bài học từ việc nuôi chó Phú Quốc, loài tấn công người rất nguy hiểm".
Theo Danviet
Trồng rau, nuôi cá trong nhà tầng ở nông trang đô thị lớn nhất châu Âu Tận dụng một tòa nhà cao tầng bỏ hoang ở The Hague, miền nam Hà Lan, một công ty đã tiến hành trồng rau củ trên sân thượng và thả cá ở tầng 6 với quy mô được đánh giá là nông trang đô thị lớn nhất châu Âu. Tòa nhà được xây dựng từ những năm 1950 từng thuộc quyền sở hữu...