Kỳ lạ thế giới động vật: Châu chấu có tai ở bụng, bạch tuộc có 3 tim
Châu chấu cũng có màng nhĩ giống người nhưng nó lại nằm ở bụng, giúp chúng phán đoán kích thước bạn tình hoặc đối thủ; còn bạch tuộc thì có tới 3 tim, 9 óc và máu màu xanh.
Giống tai người, cơ quan phát hiện âm thanh của châu chấu là một màng mỏng. Ở châu chấu trưởng thành, màng nhĩ được cánh che phủ và bảo vệ, cho phép loài côn trùng này nghe được tiếng nói, tiếng hát của đồng loại để có đối sách hợp lý.
Màng nhĩ sẽ rung lên để phản ứng với các tín hiệu quan trọng đối với châu chấu. Châu chấu đực sử dụng âm thanh để gọi bạn tình và để đánh dấu lãnh thổ. Châu chấu cái có thể nghe tiếng của châu chấu đực và đánh giá kích thước tương đối của bạn tình tiềm năng thông qua cao độ (con đực càng lớn thì tiếng càng trầm) để quyết định giao phối hay không.
Các con đực khác có thể nghe âm thanh và đánh giá kích thước của đối thủ tiềm tàng. Chúng dùng thông tin này để tránh đánh nhau với các con đực to hơn hoặc đuổi các đối thủ nhỏ hơn khỏi lãnh thổ của mình.
Đàn châu chấu lớn nhất mà con người từng ghi nhận được là đàn châu chấu Rocky Mountain hình thành năm 1875 – dài 2.900 km, rộng 180 km. Có chuyên gia ước tính, số châu chấu trong đàn vào khoảng 3.500 tỷ con.
Theo sách kỷ lục Guinness thế giới, ước tính, đàn châu chấu này có tới 12.500 tỷ con, nặng 27,5 triệu tấn. Châu chấu Rocky Mountain – Núi Đá (tên khoa học là Melanoplus spretus) đã tuyệt chủng từ cuối thế kỷ 19. Chúng từng sống ở miền tây nước Mỹ và một số khu vực miền tây Canada.
Loài châu chấu Rocky Mountain đã tuyệt chủng. Ảnh: Jacoby’s Art Gallery.
Bạch tuộc: 3 tim, 9 óc mà chóng mệt
Hai trái tim của bạch tuộc chuyên bơm máu tới hai mang (cơ quan hô hấp), còn trái tim thứ ba đẩy máu tới các cơ quan khác. Khi bạch tuộc bơi, trái tim thứ ba ngừng đập nên đây là lý do tại sao bạch tuộc thích bò hơn là bơi (bơi chóng mệt hơn).
Video đang HOT
Bạch tuộc thích bò hơn là bơi vì khi bơi, tim chính ngừng đập làm chúng chóng mệt. Ảnh: Deepseanews.
Bạch tuộc có tới 9 bộ óc, gồm 1 não chính là nơi phân tích và đưa ra mọi quyết định và 8 não phụ ở gốc mỗi cánh tay (xúc tu). Các não phụ này tiền xử lý mọi thông tin mà xúc tu thu nhận được.
Có tới 2/3 neuron thần kinh của bạch tuộc nằm ở 8 cánh tay – nơi chúng có thể độc lập tìm ra cách mở một con sò để ăn thịt, trong khi não chính đang bận làm việc khác.
Máu người màu đỏ vì có các hemoglobin chứa sắt để vận chuyển oxy tới các tế bào. Trong khi đó, bạch tuộc sử dụng các cyanoglobin chứa đồng, cũng để vận chuyển oxy tới các tế bào, nhưng kém hiệu quả hơn. Điều này khiến bạch tuộc không “máu chó”, không có sức chiến đấu, sức chịu đựng dẻo dai như nhiều người thường nghĩ.
Bạch tuộc thường bị thu hút bởi các đồ vật sáng bóng hoặc chúng chưa từng nhìn thấy trước đó. Chúng có thể chơi với vịt cao su, đồ chơi LEGO, thậm chí camera của thợ lặn.
Theo Tiền phong
"Zoom" cận cảnh cảnh những bộ phận trên cơ thể động vật để thấy được điều bất ngờ!
Ngay cả những loài động vật vốn đã rất quen thuộc như voi, tắc kè hay dê cũng ẩn chứa rất nhiều điểm đặc biệt trên cơ thể, mà chắc chắn sẽ khiến bạn phải bất ngờ!
Rùa cạn
Loài Dê
Chim Đà Điểu
Hình dạng bàn chân được biệt hóa để phù hợp với việc nâng đỡ cơ thể khổng lồ và chạy với tốc độ cao.
Loài Voi
Chiếc vòi của Voi không chỉ đơn thuần là mũi như nhiều người vẫn nghĩ.
Bạch Tuộc
Tắc Kè
Bàn chân đặc biệt lý giải cho khả năng bò trên tường hay thậm chí là trần nhà của Tắc Kè.
Thú Mỏ Vịt
Bên cạnh bàn chân đặc biệt, loài thú này còn sở hữu chiếc mỏ vịt và đẻ trứng!
Loài Ngựa
Loài Ngỗng
Chiếc lưỡi có hình dáng đặc biệt này là lý do khiến nhiều người vẫn lầm tưởng rằng loài Ngỗng có răng.
Cá mập Mèo Đốm
Ốc Sên
Thảo Vy
Theo dantri.com.vn
Máu nhân tạo có thể được truyền cho tất cả các nhóm máu Các nhà khoa học tại Nhật Bản đang phát triển một loại máu nhân tạo, có thể được truyền vào bệnh nhân bất kể nhóm máu của họ là gì. Theo thông tin được tiết lộ, hiện tại loại máu nhân tạo mới được thử nghiệm trên 10 con thỏ. Tuy nhiên, nếu nó được chuyển sang thử nghiệm trên người, đây có...