Kỳ lạ Tết “năm ngọn núi” của người Campuchia
Tết ở Campuchia gọi là Chol Chnăm Thmây, được người Khmer tổ chức vào trung tuần tháng Chett (tháng 5 theo lịch Khmer), tức vào khoảng ngày 12 – 15 tháng 4 Dương lịch.
Nghi thức quan trọng nhất của Tết Chol Chnăm Thmây là mỗi nhà đắp 5 núi cát: Núi Mêru ở giữa, tượng trưng cho trung tâm vũ trụ và 4 núi xung quanh ở các hướng Đông-Tây-Nam-Bắc. Nhiều vùng, người dân thay thế bằng gạo hoặc bánh, trái cây xếp chồng lên nhau. Đêm giao thừa, nhà nào cũng làm cỗ, thắp hương, đốt đèn, cúng tiễn đưa vị Têvôđa cũ, đón rước Têvôđa mới – người Khmer tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Trên bàn thờ bày 5 nhánh hoa, 5 cây đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Cả gia đình ngồi xếp chân trước bàn thờ tổ tiên, khấn vái, mong và tin rằng sẽ được ban phước lành.
Ngày Tết, gia đình nào cũng đoàn tụ và ăn mặc đẹp, trẻ em được may sắm những bộ quần áo mới. Nhà nhà đều sửa sang, quét dọn, trang trí lại, chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ cho những ngày Tết. Người ta giã gạo, làm bánh, cùng trái cây, cá, thịt, rau tươi… tất cả đều sẵn sàng.
Video đang HOT
Công việc thường ngày đều dừng lại, mọi người nghỉ ngơi, trâu bò thả rong. Người người hào hứng chăm lo cho ngày tết. Sửa sang nhà cửa, chuồng trâu chuồng bò chất đầy rơm rạ.
Cũng giống như Việt Nam, Tết cổ truyền ở các nước châu Á luôn là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ, sum họp trong sự hoà thuận, yêu thương. Đây cũng là dịp để mọi người ăn ngon mặc đẹp, vui chơi lễ hội đón xuân và chúc phúc cho nhau. Tuỳ theo mỗi quốc gia, dân tộc mà có những đặc trưng riêng trong văn hoá Tết, song có điểm tương đồng cũng là nét đẹp chung bao trùm tất cả vẫn là tính chân, thiện, mỹ – một nét đẹp đậm tính nhân văn Á Đông.
Theo Phunuonline
Làm sao anh nói... sự thật?
Những ngày cận Tết, vợ luôn kiếm cớ giận dỗi chồng. Ngày nào chồng cũng ở lại công ty làm việc đến khuya mới về. Vì chồng sợ phải trở về ngôi nhà ngột ngạt với những tiếng xì xèo trách móc của vợ.
"Người ta Tết nhất thì lo sắm sửa còn tôi chẳng có cái gì. Mang tiếng lấy chồng kỹ sư mà còn bèo hơn người ta lấy chồng chạy xe ôm..". Đó là những lời nhói tai anh vẫn nghe vào mỗi sáng sớm. Mới cưới nhau được hơn 1 năm nhưng anh có cảm giác tình cảm của vợ chồng mình đã dần phai nhạt.
Ngày dẫn em về ra mắt gia đình, em cứ trầm trồ trước ngôi nhà khang trang của bố mẹ anh. Anh không muốn em thất vọng nên không nói cho em biết sự thật đó chỉ là "cái vỏ" bên ngoài. Do buôn bán nông sản thua lỗ nên mấy năm nay, bố mẹ anh đổ nợ, vay mượn khắp nơi. Người ngoài nhìn vào tưởng nhà anh khá giả nhưng chỉ có ai ở bên trong mới biết hoàn cảnh thật của anh.
Trước đó, anh khuyên em khoan làm đám cưới vì anh muốn dành thời gian ổn định sự nghiệp. Mới ra trường 1 năm, chưa giúp gì được gia đình nên anh chưa muốn lấy vợ. Em khóc lóc, giận dỗi, bảo anh không thật lòng thương em. Em còn lấy chuyện chúng ta đã từng chăn gối với nhau để nghi ngờ anh lần lữa cưới xin vì muốn tìm cớ thoái thác trách nhiệm. Không muốn em hiểu lầm, anh đành mượn tiền góp của một người quen với lãi suất 3%/ tháng để có tiền làm đám cưới. Sợ em coi thường bố mẹ anh nên anh giấu nhẹm chuyện mượn tiền bạc, nói dối là tiền cha mẹ để dành cho vợ chồng.
Từ ngày đầu đi chọn nhà hàng đến thuê áo cưới, quay phim, chụp hình, anh gần như mệt mỏi với những đòi hỏi vô lý của em. Em lúc nào cũng muốn chọn nhà hàng sang, váy cưới xịn, tiệm chụp hình nổi tiếng...Đám cưới hoành tráng nên hai vợ chồng lỗ méo mặt. Tưởng sau lễ cưới sẽ có tiền trả nợ, anh không ngờ số nợ vẫn tăng lên từng ngày. Anh âm thầm giấu mọi buồn lo vào lòng, mỗi tháng âm thầm trích một phần tiền lương trả nợ tiền góp. Em không hiểu nên nghĩ anh keo kiệt, bủn xỉn, lúc nào cũng so đo tính toán với em.
Năm nay công ty xây dựng gặp khó khăn, lương kỹ sư như anh cũng bèo bọt. Em không hiểu, đổ thừa anh nhậu nhẹt, chơi bời nên mới thâm thủng. Thấy bạn bè sắm sửa đồ Tết, em bảo muốn mua vài bộ váy áo, anh cản vì thấy tủ đồ em còn nhiều. Em nổi cáu, cãi lại: "Ngày xưa tôi đúng là mù mới không nhìn ra bộ mặt thật của anh. Đàn ông mà đo hũ nước mắt, đếm củ hành thì ai sống nổi..". Từng lời em nói như muối xát vào lòng, anh buồn mà không thể giải thích sao để em hiểu. Biết tính em trọng vật chất, anh không muốn em coi thường cha mẹ anh nghèo khó, bản thân anh đang nợ nần.
Hình như giữa vợ chồng chúng ta không có sự thấu hiểu và cảm thông cho nhau. Nhiều khi anh muốn nói cho em biết sự thật về gia cảnh, về số nợ anh đang gánh trên vai nhưng trong lòng lại nơm nớp lo âu. Liệu khi nói ra em có hiểu và cùng anh chia sẻ gánh nặng này không hay em lại cho rằng anh là người gian dối, lừa phỉnh em? Liệu cuộc hôn nhân của chúng ta có kéo dài được không khi mỗi ngày anh lại thấy chúng mình thêm xa cách?
Theo PNO
Tin vào hạnh phúc Ngà cẩn thận treo mấy túi đồ lủ khủ lên xe. Những ngày cuối năm, tan sở mà cứ như đi buôn, luôn là câu cửa miệng của cánh đàn bà. Nhà ai có đặc sản gì là mang vô buôn bán, chia sớt. Từ mớ lạp xưởng tươi, bịch mứt me nguyên trái ít ngọt đến mấy hũ dưa món đậm đà......