Kỳ lạ tập tục uống sữa bố mẹ để kết nghĩa cha con, mẹ con
Nhà thơ Tạ Văn Sỹ kể: “Mình có một người thân là người Kinh kết nghĩa “bú vú” với một già làng người thiểu số. May mà người thân của mình kết nghĩa với già làng nên mới thoát khỏi một… đại nạn khi ông ấy còn trẻ đấy!”.
Bên trong ngôi nhà sàn của người Bana Kon Tum.
Ở tỉnh Kon Tum, nhà thơ Tạ Văn Sỹ được xem là một nhà địa phương học với vốn hiểu biết khá rộng về văn hóa của các tộc người thiểu số bản địa. Trong chuyến công tác gần đây nhất đến vùng đất có các tộc người bản địa Xơ Đăng, Bana, Gia Rai… cư trú nằm ở Bắc Tây Nguyên này, tôi đã tìm gặp nhà thơ để hỏi ngọn nguồn tục lệ “uống sữa mẹ” và cả “uống sữa bố” (mà nhiều người gọi là tục “bú vú”) đang còn khá phổ biến trong các tộc người thiểu số ở đây.
Chuyện của anh Tạ Văn Sỹ kể rằng: Dạo đó, anh thanh niên người nhà của Tạ Văn Sỹ (chúng tôi xin được không nêu tên thật anh thanh niên người Kinh này vì lý do tế nhị mà phần sau sẽ đề cập) thường xuyên mang hàng đến buôn bán, trao đổi với dân làng. Thấy vị già làng có uy tín và dễ gần, anh ngỏ lời kết nghĩa. Cùng đó, vị già làng thấy anh con trai tuy là người Kinh nhưng buôn bán thật thà và dễ mến nên ông đồng ý ngay.
Tập tục lạ
“Cái lễ ấy diễn ra cũng lạ lắm…”, nhà thơ Tạ Văn Sỹ nói. Theo lời anh, để kết nghĩa cha con, trước hết, người con phải tổ chức buổi lễ ra mắt buôn làng với tục “bú vú” bắt buộc. Tạ Văn Sỹ kể tiếp: “Buổi lễ ấy to hay nhỏ là tùy theo khả năng kinh tế của người con. Ngay cả việc chọn con vật hiến tế để dâng lên cho thần linh cũng vậy; nếu giàu thì mổ trâu hoặc bò, mức trung bình thì mổ heo, còn nếu nghèo thì mổ dê hoặc gà.
Vào lễ, sau lời khấn của thầy cúng, già làng (là bố) sẽ để ngực trần đứng ở nơi trang trọng nhất. Người con kết nghĩa quỳ xuống cho đầu chạm vào ngực người cha. Thầy cúng dùng một cái bát hòa rượu với huyết con vật hiến tế từ phía sau người cha đổ từ vai xuống ngực và người con sẽ há miệng đón lấy dòng rượu huyết ấy. Khi dòng rượu huyết vừa cạn, thầy cúng sẽ ngửa tay lên trời và khấn rồi tuyên bố kể từ lúc này, họ chính thức là cha con với nhau, sống chết có nhau, cùng nhau chia sẻ mọi vui buồn trong cuộc sống… Và cũng kể từ lúc ấy, anh thanh niên người Kinh chính thức trở thành một thành viên của gia đình già làng và cũng là thành viên của buôn làng…”.
Sau một thời gian chính thức là cha con với nhau, khi điều kiện kinh tế cho phép, người cha buộc phải làm một cái lễ “trả nghĩa” với gia đình của người con và trả nghĩa buôn làng. Trong buổi lễ trả nghĩa ấy, vật hiến tế phải lớn hơn con vật của người con trong lễ kết nghĩa trước đó. Năm ấy, anh thanh niên người nhà của Tạ Văn Sỹ hiến tế con heo. Đến ngày trả nghĩa cho đấng sinh thành anh con trai và buôn làng, già làng đã mổ con bò.
Nhà thơ Tạ Văn Sỹ còn nói thêm: “Ngày trước, với một số tộc người thiểu số ở vùng đất Bắc Tây Nguyên này, trong lễ kết nghĩa cha con, người cha có khi còn chích cả máu trên ngón tay của mình hóa vào bát rượu cho đứa con kết nghĩa “bú”. Còn với lễ kết nghĩa mẹ con, nếu đứa con là con gái hoặc là con trai nhưng còn nhỏ thì người con buộc phải ngậm bầu vú mẹ nuôi và bú, cho dù vú của người mẹ đó đang có sữa hay không có sữa”. Theo giải thích của nhà địa phương học Tạ Văn Sỹ, với người thiểu số Tây Nguyên nói chung và một số tộc người bản địa tỉnh Kon Tum nói riêng, việc chích máu trên ngón tay mình cho đứa con nuôi “uống” ấy chính là cách truyền dòng máu của người cha vào thân thể của người con nuôi. Và kể từ đấy, trong người của đứa con có dòng máu của người cha nuôi tuôn chảy. Còn với lễ kết nghĩa mẹ con, khi người con ngậm bầu vú mẹ nuôi và bú thật thì có nghĩa là dòng sữa của người mẹ từ đó bắt đầu có trong huyết quản người con.
Video đang HOT
Thiếu nữ Tây Nguyên trước cửa nhà sàn.
Thoát “họa” nhờ kết nghĩa với già làng
Xin được trở lại với câu chuyện của anh con trai người Kinh. Kể từ ngày kết nghĩa cha con với già làng, mỗi khi mang hàng từ xuôi lên để trao đổi với buôn làng, anh con trai người Kinh đều sống trong ngôi nhà của già làng với tư cách là một thành viên thực thụ của gia đình. Nhưng rồi, một chuyện rất không hay đã xảy ra…
Với nhiều dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, quan hệ tiền hôn nhân thường tỏ ra khá thoáng, miễn sao đôi trai gái đó không để lại hậu quả. Theo luật tục của nhiều dân tộc thiểu số, nếu để lại hậu quả thì người con trai ấy phải chịu nhiều hình phạt rất nghiêm khắc của buôn làng như đền trâu (có khi phải đền cả trâu trắng – giống trâu vô cùng khó tìm thấy), bị đuổi vào rừng sâu… Một số bộ tộc khác lại có những quy định rất nghiêm ngặt về trinh tiết của phụ nữ: Theo tục “ngủ thăm”, đôi trai gái có thể ngủ chung cùng chăn chiếu nhiều đêm liền nhưng nếu chàng trai xâm phạm đến trinh tiết của người phụ nữ thì anh ta phải chấp nhận vô điều kiện mọi hình phạt mà dân làng đưa ra, trong đó có hình thức phạt trâu trắng, ăn cơm trong máng lợn, vĩnh viễn rời khỏi làng…
Nhà thơ Tạ Văn Sỹ nói: “Ở một số tộc người thiểu số Bắc Tây Nguyên, khi cô gái bị xâm hại tiết hạnh, điều đầu tiên cô ấy phải làm là “thông báo” cho cả nhà biết bằng cách sáng ra ngồi bên bếp lửa giữa nhà sàn và trùm nửa tấm váy phía sau lên kín đầu… Và, người nhà của tôi năm ấy đã bị một cô gái “trùm váy” như thế”.
Lúc đó, trong ngôi nhà sàn của già làng có cô con gái út vừa đến tuổi “chớm cái rẫy trăng tròn” khiến cho anh con trai người Kinh để ý. Thời gian đầu sau khi kết nghĩa, mọi việc trong ngôi nhà sàn của già làng diễn ra khá suôn sẻ. Nhưng rồi, vào một buổi sáng nọ, cô con gái út của già làng bỗng ngồi úp mặt bên bếp lửa nhà sàn và tốc một phần váy từ phía sau lên trùm kín đầu. Bếp lửa vẫn đỏ nhưng anh thanh niên người Kinh kết nghĩa do bận rộn với chuyến hàng nên đã rời nhà từ sớm. Khi mọi người thức dậy và chuẩn bị lên nương, nhìn thấy cô con gái út vẫn ngồi phủ váy qua đầu và im lặng, ai cũng hiểu được điều gì vừa xảy ra trong ngôi nhà này.
Tiếng chiêng nổi lên. Tiếng tù và nổi lên. Nghe tiếng chiêng và tiếng tù và, dân làng biết rõ trong ngôi nhà của già làng vừa xảy ra chuyện không hay. Những vị cao niên trong làng bỏ chuyện lên nương để đến nhà già làng hỏi cho ra ngọn nguồn chuyện đã xảy ra. Cô con gái út của già làng vẫn ngồi im như pho tượng. Tuy không được cô út thông báo điều gì nhưng chỉ cần nhìn thấy cách trùm nửa phần váy phía sau lên kín đầu, dân làng đủ biết chuyện xảy ra đêm qua.
Một cuộc hội ý chớp nhoáng giữa già làng và các vị cao niên diễn ra và mọi người đưa ra quyết định: Triệu tập ngay anh thanh niên người Kinh kết nghĩa với già làng về để phân xử. Anh thanh niên được đưa về với “nguyên đai nguyên kiện” những thứ hàng hóa và cả chiếc xe máy.
Cuộc phân xử cũng diễn ra khá nhanh: Già làng bảo: “Như thế là đứa con kết nghĩa của ta đã vi phạm luật tục. Theo luật tục, đứa con trai kết nghĩa của ta phải lấy con gái út làm vợ hoặc phải đền trâu trắng. Tuy nhiên, bởi nó là đứa con kết nghĩa của ta nên ta cho nó sự lựa chọn khác là bỏ lại toàn bộ tài sản và ra khỏi làng, không bao giờ được đến đây nữa!”. Nhà thơ Tạ Văn Sỹ cho biết, bấy giờ, những thứ hàng hóa ấy là cả một gia sản, chiếc xe máy càng là một tài sản mơ ước của nhiều người Kinh chứ không cứ gì người dân tộc thiểu số…”, tuy nhiên anh thanh niên vẫn lựa chọn cách bỏ lại tài sản và ra đi.
Kể đến đây, nhà Kon Tum học Tạ Văn Sỹ cười ngất: “May mà người thân của mình là con trai kết nghĩa với già làng nên mới “bỏ của chạy lấy người” một cách dễ dàng như vậy, nếu không thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra…”. Câu chuyện của nhà thơ Tạ Văn Sỹ khiến chúng tôi có cái nhìn thấu đáo hơn về một phong tục của cộng đồng người thiểu số Bắc Tây Nguyên.
Theo Khắc Dũng
Lao động
Kinh hoàng: Người đàn ông tự thiêu trước miếu thần linh
Sau khi dọn dẹp thắp hương phần mộ tổ tiên trong nghĩa trang, người đàn ông đó bất ngờ dùng xăng tự thiêu trước miếu thần linh. Ai cũng bất ngờ, đặt câu hỏi nguyên nhân nào khiến ông chọn cái chết đau đớn như vậy.
Hình minh họa (internet)
Khoảng 15h chiều ngày 6/6, tại nghĩa trang Trung Thư (phường Đằng Lâm, quận Hải An, Hải Phòng), toán công nhân xây dựng gần đó phát hiện cảnh tượng kinh hoàng: phía trước cửa miếu thần linh, một người đàn ông đang bốc cháy đùng đùng.
Thợ xây Trần Đức Thành (52 tuổi), người đầu tiên phát hiện sự việc cho biết: "Chúng tôi đang ngồi nghỉ thì ngoảnh lại phía nghĩa trang thấy một đám cháy lửa bốc cao. Ban đầu mọi người nghĩ có người dọn đốt cỏ khô, hay đám trẻ mang lốp xe đạp cũ ra đốt. Tuy nhiên, khi có tiếng nổ lớn, tôi chạy ra ngó đã thấy có người đang nằm quằn quại dưới đất. Nạn nhân còn bị bắn xuống phía dưới mép đường".
Khi đám thợ chạy đến, người đàn ông vẫn huơ huơ tay. Tiến lại gần, ông Thành thấy phần bụng nạn nhân vẫn đang có lửa cháy. Nhanh tay, ông Thành lấy cát xúc ở công trình hỗ trợ dập lửa. Nạn nhân lúc này đã bị cháy đen, tuy nhiên vẫn còn thoi thóp thở. Vì khuôn mặt đã biến dạng nên mọi người không biết đó là ai, ở đâu.
Gần hiện trường lúc này có một chiếc xe đạp, chiếc mũ lưỡi chai, khoảng hơn chục nghìn tiền lẻ và chiếc điện thoại. Trong khi mọi người tất bật cứu chữa, chiếc điện thoại đổ chuông. Ai cũng ngỡ ngàng bởi đây chính là ông Nguyễn Đức Lộc (SN 1952, ngụ ngõ 225 Thư Trung, phường Đằng Lâm, quận Hải An, Hải Phòng) nguyên tổ trưởng tổ dân phố, nhà cách hiện trường khoảng 50m.
Trong đám người đến xem tại hiện trường có một người là cháu ông Lộc, tuy nhiên ban đầu vì không nhận ra nên đã thản nhiên đi về. Đến khi mọi người thông báo người tự thiêu kia chính là ông Lộc, cả gia đình mới bàng hoàng. Trước thời điểm xảy ra vụ tự thiêu khoảng 2 tiếng đồng hồ, có người nhìn thấy ông Lộc ở nhà nói chuyện cùng vợ bình thường. Sau đó người vợ đi tiêm, còn ông đi ra nghĩa trang Trung Thư hóa hết chân hương ở mộ tổ tiên và thắp hương mới. Phần cỏ ở khu này đã được ông Lộc dọn dẹp sạch sẽ.
Trước đó khoảng hơn 2 tháng, mẹ ông Lộc mất nên mọi người nghĩ ông ra mộ thắp hương là chuyện thường tình. Không ai nghĩ ông có thể tự thiêu ra đi trong đau đớn như vậy. Một hàng xóm cho biết: "Chắc hẳn ông ấy đã có sự chuẩn bị từ trước. Hôm trước có người nhìn thấy ông Lộc đi mua xăng, tưởng là mang về đổ vào xe máy hoặc ô tô. Trước khi ra nghĩa trang, ông ấy còn mua hoa quả về thắp hương ở nhà. Ông Lộc còn lấy quần áo mùa đông quấn quanh người rồi mới tưới xăng, châm lửa đốt".
Trở lại hiện trường vụ án, người dân nhanh chóng đưa ông Lộc đến bệnh viện Việt Tiệp cấp cứu. Tuy nhiên, do vết bỏng quá nặng, tiên lượng ông khó qua khỏi nên người thân đã đưa về nhà. Khoảng 18h35' cùng ngày, nạn nhân trút hơi thở cuối cùng.
Hiện trường nơi xảy ra vụ tự thiêu.
Nạn nhân vốn kiếm sống bằng nghề chài lưới, người vợ kém ông 4 tuổi làm nghề dệt thảm len. Rồi hai người con lần lượt ra đời, người vợ bệnh tật yếu ớt nên một mình ông Lộc gánh vác kinh tế gia đình. Nạn nhân là người vui tính, cởi mở, tham gia các hoạt động của địa phương rất nhiệt tình, được mọi người quý mến.
Năm 2001, ông được bầu vào vị trí trưởng thôn, chi hội trưởng hội cựu chiến binh. Từ đó đến nay, ông luôn hoàn thành tốt vai trò người tiên phong trong các phong trào, cầm cân nảy mực ở các vụ hòa giải. Con gái lớn đã lập gia đình. Có cháu ngoại, ông Lộc thường xuyên đưa đi chơi khắp xóm. Kinh tế gia đình của ông Lộc thuộc hàng khá giả. Người con trai được ông mua cho chiếc xe ô tô 16 chỗ để chở khách đi du lịch.
Tuy nhiên, gần đây trong khu dân cư không có ít thông tin cho rằng ông Lộc "say nắng" người phụ nữ đã có chồng tại địa phương. "Thậm chí, con người phụ nữ này từng làm đơn kiện ông Lộc lên UBND phường Đằng Lâm. Còn chồng cô này có bệnh về thần kinh nên mỗi lần say xỉn lại sang tận nhà chửi bới, khiến người nhà ông Lộc rất bất bình.
Có lần, "người tình tin đồn" gọi điện cầu cứu ông Lộc vì đang bị chồng uy hiếp. Ông này cũng sang tìm hiểu không biết thế nào có chút ẩu đả", một hàng xóm cho biết. Cách đây khoảng 2 tháng, ông Lộc xin thôi chức trưởng thôn sau 13 năm gắn bó. Cuộc sống gia đình ông có nhiều mâu thuẫn, có lần hai bố con cãi nhau, người con trai đã nhảy từ tầng 2 xuống đất. Gần đây người con gái cũng chuyển ra ở riêng cùng chồng.
Người thì cho rằng, gần đây mẹ mất, nội bộ gia đình lục đục nên ông Lộc cảm thấy chán chường rồi tìm đến cái chết. Nhưng có không ít lời đồn đoán về việc ông có vay nợ giúp "người quen". Thời gian này chủ nợ hối thúc trả, trong khi người bạn kia lại chối bỏ từng nhờ vay tiền nên ông Lộc bức xúc, nghĩ quẩn rồi tự tử.
Sau khi ông Lộc mất đi gia đình đã tìm kiếm nhưng không thấy bức thư hay giấy tờ nào của ông để lại. Một người bạn thở dài: "Hai hôm trước đó tôi còn đánh cờ với ông Lộc nhưng không thấy biểu hiện gì khác thường. Dù là nguyên nhân nào đi nữa, việc ông ấy tìm đến cái chết thật là dại dột. Tội nghiệp người vợ khi biết tin chồng tự thiêu chỉ kêu lên "ông ơi" rồi ngất lịm".
Theo Pháp Luật
Cứu sống nhiều trẻ sơ sinh mắc bệnh nặng Khoa Nhi sơ sinh là một khoa chuyên tiếp nhận trẻ sơ sinh mắc bệnh, trong đó có nhiều trẻ đẻ non mắc bệnh viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết, đa kháng thuốc kháng sinh phải thở máy... Với chỉ tiêu 35 giường bệnh, song số trẻ mắc bệnh vào nằm điều trị tăng gấp đôi. Từ đầu năm 2014 đến nay, Khoa...