Kỳ lạ ‘quả thần’ ăn xong… ăn gì cũng ngọt
Chỉ cần nếm loại quả này, sau đó ăn bất kỳ món gì, người ăn cũng đều có cảm giác ngọt lịm, kể cả chanh, ớt…
‘Cây thần kỳ’ xuất hiện ở VN khoảng 7 năm nay. Do dễ trồng, sinh trưởng và phát triển nhanh nên hiện nay, cây này đã có mặt ở hầu hết các địa phương, trong đó có Đà Lạt.
Quả của loại cây này khi chín có màu đỏ tươi, to bằng ngón tay út người lớn, lá bằng 3 ngón tay, dài khoảng 10cm, cây trưởng thành có thể cao tới 6m.
Dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Trường ĐH Y Dược TP HCM cho biết:
Nguyên nhân dẫn đến điều kỳ lạ trên là trong quả chứa hợp chất Miraculin có tác dụng đánh lừa vị giác chứ không làm thay đổi cấu trúc hóa học của các thực phẩm.
Video đang HOT
Người ta còn cho rằng, tác dụng này chỉ có thể kéo dài khoảng hơn 1 giờ. Tuy nhiên, cảm giác sẽ nhanh chóng biến mất nếu ta dùng các đồ uống nóng.
Quả thần lý cũng hết ‘thần kỳ’ nếu đem nấu chín. Nguyên nhân là do chất Miraculin có trong quả cây thần kỳ là một dạng protein không bền ở nhiệt độ cao, nó sẽ bị phân hủy khi gặp nhiệt độ nóng.
Tại nhiều nước, trái thần kỳ được các dược sĩ chiết xuất thành những viên Miraculin dùng để ăn trước khi dùng các món chua, cay như chanh, giấm, cải củ, dưa chua, tương ớt, bia…
Hiện nay, Nhật Bản là nước dùng quả thần kỳ nhiều nhất, chủ yếu cho người bị tiểu đường và người muốn ăn kiêng, giảm cân, dưới dạng nước sinh tố, nước ép đóng chai, hộp.
Như đã biết, quả loại cây thần kỳ chỉ có tác dụng đánh lừa vị giác nên nếu lạm dụng quả thần kỳ để biến các món chua, cay, đắng, mặn… thành ngọt sẽ rất dễ gây tổn hại đến dạ dày và sức khỏe.
Theo Dantri
Hai tượng Phật VN lập kỷ lục châu Á
Theo thông tin mới nhận của đoàn Tổ chức Kỷ lục Việt Nam từ Faridabad Haryana và thủ đô New Delhi, Ấn Độ, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã chính thức xác lập 2 kỷ lục châu Á mới của Việt Nam vào 9 giờ sáng thứ 7 ngày 02/03/2013.
Đó là Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất châu Á (Núi Cấm - An Giang) và Tượng Phật nhập Niết bàn trên đỉnh núi dài nhất châu Á (núi Tà Cú - Bình Thuận).
Được khởi công xây dựng 04/03/2004, Tượng phật Di Lặc do kiến trúc sư Lữ Trúc Phương thiết kế cao 33,6m diện tích mặt tượng là 2.375m2, nằm ở độ cao khoảng 526m mặt nhìn về hướng Tây Nam. Điều đặc biệt là khi đứng ở vị trí nào ở các vồ, đỉnh của núi Cấm đều thấy được tượng phật Di Lặc uy nghiêm giữa không núi rừng.
Tượng phật Di Lặc có diện tích mặt tượng rộng tới 2.375m2
Tượng Phật nhập Niết bàn với thế nằm nghiêng gối đầu lên tay, mặt quay về hướng Nam dài 49m (tượng trưng 49 năm từ khi Đức Phật thành đạo đến khi nhập diệt), ngang (nơi bàn chân) 8,8m, cao (2 bàn chân xếp lên) 4,9m, cao (từ vai xuống) 12,2m).
Nhận lời mời của Tổ chức Kỷ lục châu Á, đoàn công tác của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xuất phát lúc 8 giờ ngày 26/02/2013 đến trụ sở của Tổ chức Kỷ lục châu Á tại Faridabad Haryana và thủ đô New Delhi, Ấn Độ để tham dự Ngày hội Kỷ lục châu Á và Hội thảo về những sáng kiến Kỷ lục tạo nên các giá trị châu Á lần thứ nhất vào ngày 27/02/2013.
Tượng phật nằm dài nhất trên núi với chiều dài tới 49 m
Trong chuyến đi lần này, đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã có bài giới thiệu trước Hội đồng xác lập Kỷ lục châu Á, đưa ra những thông số chính xác và các hình ảnh cụ thể nhất, để so sánh và đối chiếu trên toàn châu Á nhằm tiến hành xác lập trực tiếp kỷ lục châu Á cho 2 tượng Phật trên.
Dự kiến, cuối tháng 4, đại diện Tổ chức Kỷ lục châu Á sẽ trực tiếp đến Núi Cấm (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) và núi Tà Cú (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) để tham quan hai địa điểm tọa lạc tượng Phật ở trên, đồng thời sẽ trực tiếp tiến hành trao bằng xác lập kỷ lục châu Á.
Thu Thảo
Theo 24h
Loài cây kỳ bí nhất hành tinh Cây máu rồng nhìn như những chiếc ô khổng lồ và nhựa đỏ như máu. Cây máu rồng (Dracaena draco) là loài cây cận nhiệt đới trên quần đảo Socotra của Yemen. Quần đảo này nằm trong Ấn Độ Dương và gần vịnh Aden. Kiểu sinh trưởng của cây máu rồng rất khác thường bởi khi cây còn nhỏ, chúng chỉ có một...