Kỳ lạ phong tục cấm cô dâu, chú rể dùng phòng tắm trong 3 ngày
Có những phong tục kỳ lạ trong các đám lễ trên khắp thế giới có thể bạn chưa từng nghe đến.
1. Pháp
Ở Pháp, khi có cặp đôi kết hôn, đặc biệt khi cặp vợ chồng còn trẻ, bạn bè và gia đình họ sẽ tụ tập ở nhà của cặp đôi để la hét, múa hát, gây ầm ĩ bằng xoong chảo, nồi niêu.
Cặp vợ chồng mới cưới sẽ phải đi ra ngoài, phục vụ đồ uống và đồ ăn vặt cho các vị khách không mời. Thậm chí, có trường hợp phải đưa tiền để các vị khách rời đi.
Trong vài trường hợp, nếu các vị khách bị lờ đi, họ sẽ quậy phá nhà cửa và bắt cóc chú rể. Sau đó, anh ta sẽ phải tự tìm đường về nhà trong tình trạng bị lột hết quần áo.
Phong tục này bắt nguồn từ thời trung cổ. Khi các góa phụ được cho là kết hôn quá sớm, hàng xóm sẽ có hành vi gây rối trong đêm tân hôn. Tuy nhiên, khi phong tục được lưu giữ tới bây giờ thì nó được thực hiện trong niềm vui của tất cả mọi người.
2. Mauritania
Ở Mauritania, người ta quan niệm rằng một cô gái càng to béo thì càng hấp dẫn. Đó là lý do tại sao các bậc cha mẹ lại gửi những cô bé chỉ mới 5 tuổi tới ‘trại hè béo’ để tăng cân.
Truyền thống này có tên là Leblouh. Các bé gái bị ép ăn một lượng thức ăn khổng lồ, có khi lên tới 16.000 calo/ ngày.
Truyền thống này bắt nguồn từ niềm tin cho rằng kích thước của một người phụ nữ tương đương với không gian mà cô ấy chiếm giữ trong trái tim người chồng. Kích thước của một người phụ nữ cũng cho thấy tài sản của người chồng. Anh ta càng giàu thì càng có khả năng cưới được một cô vợ to béo.
3. Scotland
Làm bẩn cô dâu, chú rể là phong tục trong đám cưới truyền thống của Scotland, được thực hiện trước khi lễ cưới diễn ra. Họ tin rằng đó là cách tượng trưng cho những khó khăn trong cuộc sống hôn nhân.
Cô dâu, chú rể sẽ bị bôi bẩn bằng trứng sống, cá chết, thức ăn thối, nhựa đường, bùn… hoặc bất cứ thứ gì làm bẩn họ.
Sau đó, họ sẽ bị trói vào một cái cây hoặc bị đưa dạo quanh thị trấn bằng một chiếc xe tải. Mục đích là khiến họ càng khó chịu càng tốt và có nhiều người chứng kiến càng tốt. Người ta tin rằng khi cặp đôi trải qua việc này cùng nhau thì họ mới có thể đi qua những thử thách và đau khổ trong cuộc hôn nhân. Tập tục này vẫn còn được thực hiện ở hầu hết các vùng nông thôn phía đông bắc Scotland.
4. Trung Quốc
Dân tộc Thổ Gia của Trung Quốc có một truyền thống là cô dâu phải khóc trong lễ cưới. Những người già tin rằng hành động này là để thể hiện sự biết ơn, tình yêu của cô dâu với bố mẹ mình và các thành viên trong gia đình.
Nếu cô dâu không khóc, các vị khách sẽ coi thường cô và đánh giá cô dâu là một cô gái không được giáo dục tốt. Chính vì thế, cô dâu phải tập luyện cho màn khóc này trước lễ cưới khoảng 1 tháng. Mỗi buổi tối, họ sẽ dành khoảng 1 giờ tập luyện khóc thật to. Sau 10 ngày, mẹ cô dâu sẽ tham gia buổi tập luyện, rồi sau đó đến bà cô dâu và các thành viên nữ trong gia đình.
Những giọt nước mắt này không thể hiện nỗi buồn, mà thể hiện niềm vui và hi vọng. Ngày nay, phong tục này không còn phổ biến nữa.
5. Đảo Borneo, Malaysia
Điều kỳ lạ trong đám cưới ở đảo Borneo là cô dâu, chú rể bị cấm sử dụng phòng tắm trong 3 ngày sau lễ cưới. Điều đó đồng nghĩa với việc họ phải nhịn đại tiện và tiểu tiện trong 3 ngày liên tiếp.
Nếu họ dùng phòng tắm trong thời gian 3 ngày, đó sẽ bị coi là điềm gở cho hôn nhân của họ. Người ta cảnh báo rằng có thể 1 trong 2 người sẽ không chung thủy hoặc con cái họ sẽ chết trẻ.
Trong 3 ngày, cặp đôi sẽ bị giám sát, được cho ăn uống ở mức tối thiểu. Sau 3 ngày, họ được phép sử dụng phòng tắm và quay trở lại cuộc sống bình thường.
Theo List Verse
Nơi phụ nữ được lấy nhiều chồng, không cần mặc quần áo và không cần tắm cả đời
Phụ nữ tại đây có quyền bình đẳng như nam giới, họ được đưa ra quyết định các vấn đề quan trọng của bộ lạc và được khuyến khích lấy nhiều chồng.
Sống ở vùng Kaokoland, phía tây bắc quốc gia Namibia xa xôi, bộ tộc Himba luôn là cái tên hấp dẫn đối với những ai thích khám phá văn hóa và truyền thống của các tộc người thiểu số. Phụ nữ Himba đã khiến các nhà thám hiểm và du khách đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi tiếp xúc, tìm hiểu.
Do duy trì lối sống truyền thống, người Himba nói chung hiện nay vẫn chăn nuôi gia súc, cừu, dê để lấy thịt, sữa. Họ cũng trồng ngô và kê để bổ sung cho bữa ăn hàng ngày. Chính vì vậy, phụ nữ Himba làm hầu hết các công việc xung quanh làng trong lúc cánh đàn ông xa nhà để đi chăn gia súc. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn tới một ngôi làng mà thấy ở đó phần lớn phụ nữ và trẻ em. Những người phụ nữ chăm sóc con cái, đi lấy nước, kiếm củi, nấu ăn và còn biết trát nhà bằng hỗn hợp đất sét đỏ trộn phân bò rất thành thạo.
Phụ nữ bộ tộc Himba.
Điều thú vị hấp dẫn các du khách khi khám phá tộc người Himba chính là tiêu chuẩn cái đẹp và cách làm đẹp của phụ nữ nơi đây. Trong nhiều thế kỷ, phụ nữ Himba đã trộn chất béo của sữa với đất sét đỏ và cây bụi omuzumba để tạo thành một hỗn hợp có tên otjize. Hỗn hợp này có mùi thơm giúp chống côn trùng, làm sạch da và có tác dụng chống nắng, chống nóng. Phụ nữ Himba bôi hỗn hợp này lên người để làn da luôn khỏe đẹp trước khí hậu khắc nghiệt, khô cằn của Kaokoland.
Ngoài ra, phụ nữ Himba còn đốt các loại thảo mộc thơm trong chiếc thùng chứa có tên ombware, sau đó dùng khói này để tạo mùi thơm cho cơ thể.
Chính vì lấy bùn bôi lên người để làm đẹp nên phụ nữ Himba còn có tục lệ là không tắm hết đời. Họ ít khi mặc quần áo mà chỉ dùng những tấm da dê, các món trang sức thủ công mỹ nghệ đeo lên người.
Phụ nữ nơi đây không cần mặc quần áo, cũng không cần tắm cả đời.
Có thể nói phụ nữ của bộ tộc này là những nghệ nhân trong cộng đồng. Họ tạo ra các món đồ trang sức đẹp mắt từ đồng, sắt hoặc các loại vỏ mai. Du khách nào đến với vùng đất của người Himba cũng sẽ thích mê những vòng chân đính cườm vừa làm đẹp, vừa có tác dụng chống lại vết cắn của động vật có nọc độc. Dưới đôi bàn tay khéo léo, những người phụ nữ Himba cũng tự chế tạo tất cả các vật dụng hàng ngày như túi, giỏ, đồ gốm, nhạc cụ...
Điều đặc biệt của bộ tộc Himba là đàn ông theo chế độ đa thê, phụ nữ cũng được lấy nhiều chồng và họ được khuyến khích làm điều này. Tại đây, đàn ông cắt bao quy đầu và sẽ được coi là người trưởng thành khi kết hôn. Các cô gái thì chỉ được coi là phụ nữ trưởng thành khi đã sinh con. Phụ nữ Himba được hưởng quyền bình đẳng trong bộ lạc và được đưa ra hầu hết các quyết định kinh tế. Vì vậy, Himba được coi là một xã hội mẫu hệ.
Phụ nữ Himba biết làm hầu hết các công việc trong gia đình.
Người Himba sống ở những ngôi làng hẻo lánh tại Kaokoland và hầu hết họ sản xuất thực phẩm để tự cung tự cấp. Nhưng họ cũng tương tác với người dân thành thị và các tộc người khác thông qua hệ thống trao đổi và buôn bán. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi du khách bắt gặp người Himba đi mua sắm tại các siêu thị địa phương hoặc tới các trung tâm y tế ở thị trấn.
Trong khi người Himba duy trì nhiều phong tục truyền thống, những ảnh hưởng của xác hội hiện đại là điều không tránh khỏi. Khi trẻ em Himba đến trường, thái độ của chúng với trang phục truyền thống và vai trò giới tính sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Phụ nữ Himba nói riêng và người Himba nói chung đều rất thân thiện với khách du lịch. Vì vậy, nếu có cơ hội bạn hãy đến thăm bộ tộc này để được tận mắt chứng kiến những phong tục độc đáo, chiêm ngưỡng những tác phẩm thủ công mỹ nghệ tuyệt vời mà họ tạo ra.
Theo Lookiwasthere
Bé gái cụt bàn tay chiến thắng cuộc thi viết chữ toàn quốc Mới đây, một bé gái 10 tuổi không có bàn tay đã trở thành người chiến thắng trong một cuộc thi viết chữ quốc gia. Sara vừa chiến thắng cuộc thi viết chữ toàn quốc Sara Hinesley sống ở Frederick thuộc Maryland, Mỹ đã giành chiến thắng trong cuộc thi viết chữ đẹp quốc gia Zaner-Bloser, khiến mọi người phải trầm trồ công...