Kỳ lạ phong trào chụp ảnh cưới trong nghĩa trang liệt sĩ
Chuyện lạ ở TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã diễn ra từ nhiều năm nay và trở thành mốt. Nhiều cặp uyên ương lại rủ nhau vào nghĩa trang liệt sĩ để chụp ảnh cưới.
Cảnh đẹp thu hút các cặp đôi yêu nhau
Gần 20 năm nay, nghĩa Trang liệt sĩ tỉnh Tiền Giang là nơi lui tới của hàng trăm cặp đôi yêu nhau để chụp ảnh cưới. Chính điều này đã làm cho chốn linh thiêng này có sự khác biệt độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Theo ông Nguyễn Văn Bé Ba, trưởng ban quản lý Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Tiền Giang, cho biết: “Nghĩa trang liệt sĩ trở nên nổi tiếng như ngày hôm nay là nhờ nhiếp ảnh gia Nguyễn Duy Anh đấy.
Chụp ảnh cưới dưới tượng đài liệt sĩ
Đó là vào đầu những năm 1993, ông ấy phạt hiện ra bên trong nghĩa trang có nhiều cảnh đẹp nên thơ trữ tình với ao cá, bông súng nở tím biếc, từng hàng cây thẳng tắp đung đưa trước gió nên đã thuyết phục cô dâu, chú rể đến chụp ảnh cưới. Ban đầu, mọi người nhìn thấy ai cũng ngớ người ra. Nhiều người không biết cứ đoán già đoán non, người thì bảo họ chụp để đóng phim, người khác nói chụp ảnh cưới để minh họa…”. Một thời gian sau, các cặp đôi lui tới đây chụp ảnh càng đông. Theo cách đó, các nhiếp ảnh gia khác cũng “bắt chước” luôn . Từ đó, nghĩa trang liệt sĩ trở thành địa điểm lý tưởng để chụp ảnh cưới cho các cặp uyên ương trong và ngoài tỉnh Tiền Giang”.
Để mục sở thị rõ hơn về chốn linh thiêng độc đáo này, chúng tôi đã đi dạo quanh khu nghĩa trang. Quả đúng như lời ca tụng của nhiều người, phong cảnh ở nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Tiền Giang đẹp đến lạ kỳ. Nghĩa trang được bao bọc bởi con đường uốn lượn. Hai bên là những bãi cỏ xanh rì được cắt tỉa gọn gàng. Trong ao cá nước trong vắt là những bông súng tím đang khoe sắc dưới ánh nắng vàng rực.
Bên kia bờ là rặng dừa xanh trĩu quả. Bờ tường dây leo chằng chịt tạo nên một không gian vừa cổ kính vừa hiện đại. Công trình Tổ quốc ghi công được bố trí ở vị trí trung tâm cao vút. Những mái nhà tưởng niệm được thiết kế theo kiểu cấu trúc phương Đông tạo nên sự uy nghiêm cổ kính. Chính nơi đây đã giúp cho nhiếp ảnh gia Nguyễn Duy Anh từng đoạt nhiều giải ảnh khi tham dự các hội thi ảnh trong nước và quốc tế.
Nhiếp ảnh gia cùng đôi uyên ương đang chụp ảnh cưới tại nghĩa trang hôm 28.6
Việc nhiếp ảnh gia Nguyễn Duy Anh phát hiện ra vẻ đẹp nơi đây đã đặt nền móng cho các mô hình chụp ảnh cưới có sự ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật nhiếp ảnh của tỉnh Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung.
“Gần 20 năm trôi qua, nhìn lại những bức ảnh cưới từ lúc được chụp bằng máy ảnh cơ đến khi có máy ảnh kỹ thuật số khiến tôi cảm thấy hạnh phúc. Dù nó không lớn lao nhưng nó đã khiến cho ước nguyện sáng tạo của tôi được tiến xa hơn. Điều đặc biệt nhất vẫn là khi nâng ống kính lên bấm máy nhìn thấy nụ cười mãn nguyện của các cặp đôi yêu nhau là tôi lại vui sướng. Và những nụ cưới ấy đã thôi thúc bản thân tôi yêu nghề hơn”, nhiếp ảnh gia Nguyễn Duy Anh từng tâm sự.
Video đang HOT
Hầu như ngày nào nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Tiền Giang cũng chào đón các đôi uyên ương đến chụp hình. Ngày ít nhất cũng có 2-3 cặp, lúc nhiều lên tới con số hàng chục – nhất là từ tháng 9 trở đi đến tháng 3 (mùa cưới rộ) – các cặp đôi từ nhiều nơi khác kéo đến nghĩa trang chụp hình. Đến nỗi, đông quá họ phải ngồi đợi nhiếp ảnh gia chụp lần lượt. Để giết thời gian chờ đợi, cô dâu chú rể đành vào ngồi ở quán nước nhâm nhi ly nước ngọt.
Nhằm phục vụ cho quá trình chụp ảnh tại nghĩa trang, ban quản lý đã thiết kế một phòng nhỏ ở gần khu văn phòng nghĩa trang để cô dâu có chỗ thay đồ, nghỉ ngơi. Không đơn thuần là nơi lui tới của các cặp uyên ương, đây còn là nơi hội ngộ của các nhiếp ảnh gia Tiền Giang khi tết đến xuân về. Người khởi xướng không ai khác, cũng là nhiếp ảnh gia Nguyễn Duy Anh. Và trào lưu tìm đến nghĩa trang chụp ảnh đã làm cho người dân địa phương có sự gắn bó mật thiết hơn với nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước.
Vượt qua kiêng cử để đến với nghĩa trang
Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Tiền Giang nằm sát quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Trung An, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Cũng như nhiều nghĩa trang liệt sĩ khác trên khắp cả nước, nơi đây là nơi an nghỉ của hơn 6.000 anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong chiến tranh góp phần đem lại hòa bình cho dân tộc. Thế nhưng điều tạo nên nét lạ ở chốn linh thiêng tôn nghiêm này là bất kỳ thời điểm nào cũng có sự xuất hiện của các cặp đôi yêu nhau đến đây để chụp ảnh cưới.
Cặp đôi uyên ương tay trong tay chụp ảnh trong nghĩa trang.
Tuy nhiên, để thuyết phục được cô dâu chú rể vào nghĩa trang chụp ảnh cưới không phải là một điều đơn giản. Bởi theo quan niệm của người Việt Nam, trong ngày cưới xin họ thường kiêng kỵ sự chết chóc, nên chẳng ai nghĩ đến việc vào nghĩa trang để chụp ảnh.
Nhớ lại khoảng thời gian đầu tiên nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Tiền Giang đón chào các cặp đôi, thợ chụp ảnh Anh Quốc bày tỏ: “Do bị yếu tố tâm linh chi phối, khi nhiếp ảnh gia đề xuất đến nghĩa trang để chụp ảnh cưới, nhiều đôi uyên ương cứ lắc đầu nguầy nguậy, nhiều người còn bảo đó là ý tưởng “điên rồ”.
Dù thuyết phục thế nào họ cũng từ chối cho bằng được. Để thuyết phục các cặp đôi đồng ý, các nhiếp ảnh gia phải đem cả mớ album mẫu đến cho cô dâu chú rể xem trước và kèm theo đó là những lời giải thích có cánh đại loại như “ảnh cưới của anh, chị sẽ không dính đến bất kỳ bia mộ nào cả, những liệt sị nằm tại nghĩa trang này đều sống khôn thác thiêng, họ cũng giống như người thân của mình, khi vào đây chụp hình mình thắp nhang cầu nguyện họ ở dưới kia sẽ phù hộ cho tình duyên luôn luôn bền chặt, sống trọn kiếp bên nhau”.
Các cặp uyên ương đến chụp ảnh và thắp nhang
Nhờ những lời có cánh của các nhiếp ảnh gia, các đội uyên ương cảm thấy xuôi tai và nghe rất có lý nên họ đồng ý vào nghĩa trang chụp ảnh. Cặp đôi uyên ương Thu Hiền-Thanh Nhân không ngần ngại bày tỏ: “Nhờ bạn bè giới thiệu, hai đứa vào nghĩa trang xem cảnh trước.
Khi vào tới nơi thấy cảnh đẹp không thể cưỡng nổi nên quyết định nhờ nhiếp ảnh gia thực hiện album cưới ở đây luôn. Sau khi đem ảnh cưới về nhiều người cũng khen đẹp, một số cũng tỏ ra e ngại cho rằng chụp ảnh cưới ở chốn tôn nghiêm sẽ không hay. Dẫu vậy, hai vợ chồng bỏ qua mọi lời đàm tiếu. Hai năm nay, vợ chồng tôi vẫn sống hạnh phúc và có với nhau đứa con trai kháu khỉnh đấy thôi”.
Phong trào chụp ảnh cưới ở nghĩa trang Tiền Giang của các đôi uyên ương đã lan tỏa đến nhiều nơi khác nhau. Cứ thế, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia tìm đến nơi tôn nghiêm này để bén duyên. Thậm chí, nhiều cặp vợ chồng sau khi chụp ảnh cưới ở nghĩa trang về họ còn quay trở lại nơi này thắp nhang để cảm tạ các vị anh hùng đã phù hộ cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Nhằm duy trì hoạt động chụp ảnh cưới tại nghĩa trang lâu dài, các cặp đôi khi đến đây đều tự nguyện đóng một khoản chi phí nho nhỏ, phần nào giúp cho ban quản lý có thêm kinh phí để tu sửa, tôn tạo các công trình kiến trúc trong khu nghĩa trang.
Và thực tế, hiện nay, nghĩa trang liệt sĩ này đã có nhiều công trình bị hư hỏng, nhất là ngôi nhà chờ. Nếu muốn tu sửa lại cũng mất vài chục triệu đồng. Cũng nhờ có các nhiếp ảnh gia hay lui tới chụp hình cho các cặp tình nhân nên số tiền huy động cũng được một nửa. Số còn lại anh em ban quản lý phải tự bỏ ra.
Theo Thanhnien
Xôn xao vì bức tường 'biết ngáy' ở Phú Thọ
Dân làng Tiên Khiên (Lâm Thao) không khỏi sợ hãi khi cho rằng đó là tiếng 'ma ngáy' phát ra từ bức tường.
Ngôi nhà có bức tường 'biết ngáy' là của vợ chồng bà Chính nằm dưới chân đồi, thuộc khu 7 xã Tiên Kiên.
Mấy tháng qua, nhà bà Chính luôn có người ra vào bởi hiện tượng bức tường phát ra tiếng ngáy giống như người đang ngủ.
Theo bà Chính, sự việc bắt đầu xảy ra hôm 19/3 khi gia đình chuyển bàn thờ nhưng chưa kịp thắp hương thì nghe thấy tiếng ngáy, rồi tiếng ú ớ của đàn ông đâu đó vọng lại.
'Tôi định thần một chút thì xác định tiếng ngáy có vẻ như phát ra từ phía bức tường, khu vực treo bàn thờ.
Lúc đầu tôi cứ tự trấn an có thể do mình mệt nên nghe nhầm, nhưng chạy sang nhờ chị hàng xóm nghe thử thì chị ấy bị ngất vì yếu bóng vía', bà Chính nhớ lại.
Bức tường nhà bà Chính
Anh Nhân (31 tuổi), hàng xóm của gia đình bà Chính cũng khẳng định có nghe thấy tiếng ngáy phát ra từ bức tường:
'Tôi không tin chuyện ma quỷ nhưng vì không tìm được cách giải thích hợp lý, tiếng ngáy lại rất kỳ quái nên khi nghe thấy cũng lạnh người.
Nói thật, trước đây tôi cũng hay qua lại nhà bà Chính song từ khi có chuyện đó tôi cũng không dám qua chơi nữa'.
Bà Chính cũng cho biết, thời gian đầu cả làng kéo đến nhà bà để chứng thực hiện tượng kỳ lạ nhưng đến nay hầu như mọi người đều khiếp đảm mà ít qua lại.
Câu chuyện nhà bà Chính từ đó trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người với muôn vàn lời đồn thổi mê tín, lan ra khắp vùng...
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Kiên, chính quyền xã có nghe về hiện tượng lạ này nhưng khi đến nơi, cán bộ xã không chứng kiến được tiếng ngáy phát ra từ tường.
'Một số người khẳng định đã đến và nghe thấy hiện tượng lạ đó nhưng lúc chúng tôi đến thì không nghe thấy gì cả.
Bà Chính có nói, vào buổi chiều hay chiều tối tiếng ngáy thường phát ra nên chúng tôi nghĩ đó có thể là tiếng kêu của côn trùng hoặc cây cối nghe giống như vậy', ông Tuấn cho biết.
Vị Chủ tịch xã này cũng cho rằng, bức tường nếu phát ra tiếng kêu thì sẽ phát ra liên tục chứ không phải chọn thời điểm như lời chủ nhân ngôi nhà nói.
Theo một số chuyên gia, nếu một người có kiến thức quan sát thực địa thì có thể tìm ra nguyên nhân, nguồn gốc phát ra tiếng động lạ này không khó.
Theo VNE
Bé gái 4 tuổi chưa học đã biết đọc, biết viết Chưa một ngày đến lớp, chưa được ai dạy chữ, nhưng khi cầm đến cuốn sách tiếng Việt nào, bé Quỳnh Anh cũng đọc vanh vách, còn làm nhiều phép tính. Quỳnh Anh còn biết đọc tiếng Anh một cách lưu loát. Thời gian qua, những người dân địa phương ngạc nhiên và khâm phục trước khả năng đặc biệt đó của bé...