Kỳ lạ ông già đi bộ 33km tới chỗ làm mỗi ngày
Người đàn ông gần 60 tuổi đi bộ hơn 33km tới chỗ làm mỗi ngày suốt 10 năm qua, bất kể thời tiết có khắc nghiệt đến mức nào.
Ông James Robertson sống ở Detroit, nhưng làm việc ở tận Rochester Hill, Michigan, Mỹ. Do đó, mỗi ngày ông đều phải đi bộ hơn 30km từ nhà đến nhà máy nhựa làm việc, sau đó trở về nhà.
Hành trình đi bộ của người đàn ông “vất vả” này đã kéo dài được hơn 10 năm. Chiếc xe ô tô Honda Accord là “đôi chân” duy nhất của người đàn ông đã bị hỏng 10 năm trước, xe buýt cũng không đi tuyến đường mà ông James đi làm.
Công việc tại nhà máy nhựa của ông James cũng chỉ nhận được 10,5 USD/giờ (khoảng 225 nghìn đồng), không đủ để người đàn ông mua một chiếc xe hơi đi lại.
Điều đặc biệt là trong suốt 10 năm qua, ông James dù đã 56 tuổi, nhưng không bỏ lỡ 1 ngày làm việc nào. Ông đi làm việc đều đặn suốt 5 ngày một tuần.
Ông James cuốc bộ như vậy ngày này qua ngày khác. Những hôm mưa lớn ông cũng vẫn đến chỗ làm rất đúng giờ.
Người đàn ông kiên nhẫn một cách kỳ lạ chia sẻ: “Vì yêu đồng nghiệp và công xưởng như gia đình, thế nên chưa bao giờ tôi có ý định tìm công việc khác gần nhà hơn”.
Thực chất, quãng đường từ nhà ông James đến công xưởng dài 45km, nhưng khi đi bộ được hơn nửa đường thì ông ngồi được xe bus khoảng 10km. Mỗi đêm, ông xuống xe bus lúc 1h sáng và tiếp tục đi bộ thêm 8km để về nhà.
Video đang HOT
Khi câu chuyện về hành trình đi làm vất vả của ông James được các tờ báo đăng tải, nhiều độc giả và công ty đã quyết định hỗ trợ ông phương tiện đi lại hoặc vé xe buýt.
Câu chuyện của ông Robertson đã gây xúc động cho hàng trăm người Mỹ, thậm chí anh chàng sinh viên Evan Leedy, sống ở Macomb Township, sinh viên ngành khoa học máy tính còn tạo ra trang web kêu gọi tài trợ cho ông James và chỉ trong vòng một giờ đã có 2.000 USD ủng hộ. Sau đó con số lên tới hơn 62.000 USD và đang không ngừng tăng thêm.
Một đại lý xe hơi Downriver cũng đề nghị tài trợ cho ông 1 chiếc Chevrolet Cruz hoặc Sonic 2014 và ông được quyền chọn 1 trong 2.
Theo_Kiến Thức
Mỹ triển khai 2 tàu ngầm tên lửa tới châu Á-Thái Bình Dương
Hai trong số 4 tàu ngầm tên lửa hành trình lớp Ohio của hải quân Mỹ đã được triển khai tới châu Á-Thái Bình Dương để do thám các vùng biển tranh chấp ở Hoa Đôn, Biển Đông và Biển Philippines, tạp chí quốc phòng Jane's Defence Review tại London đưa tin.
Một tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ.
Neo đậu tại căn cứ hải quân Changi của Singapore từ 10-15/8, USS Michigan là một trong 2 tàu ngầm lớp Ohio hiện đang hoạt động trong vùng biển châu Á. Nó đã có mặt tại châu Á được 3 tháng trước khi ghé thăm Singapore theo lịch trình.
Được trang bị 154 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk và đoàn thủy thủ đặc biệt, USS Michigan là một sứ giả hòa bình "đáng gờm" trong khu vực, tạp chí Jane's cho biết.
Thuyền trưởng Benjamin Pearson, sĩ quan chỉ huy tàu USS Michigan, cho hay tàu ngầm này đã được triển khai tại tây Thái Bình Dương kể từ tháng 12/2013 nhằm tiến hành các sứ mệnh huấn luyện, trinh sát và các hoạt động khác không được tiết lộ.
"Chúng tôi hoạt động ở Hoa Đông, Biển Đông và Biển Philippines. Khu vực này giống như sân sau rộng lớn của chúng tôi", ông Pearson nói.
Chỉ trong vòng 6 phút, tàu ngầm Ohio có khả năng phóng toàn bộ 154 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk.
Thiếu tá hải quân Aaron Kakiel, phát ngôn viên Nhóm tàu ngầm chỉ huy số 7 của hải quân Mỹ, cho hay USS Michigan mang tới các khả năng độc nhất vô nhị cho các chiến dịch trên biển của Mỹ trong khu vực.
USS Michigan giúp hải quân Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương có khả năng tấn công quy mô rộng mà lực lượng này cần để nhắm vào các mục tiêu quan trọng và được bảo vệ nghiêm ngặt trong phạm vi trên 1.000 hải lý.
Ngoài USS Michigan, USS North Carolina, một tàu ngầm tấn công lớp Virginia, cũng được triển khai từ cảng Pearl tới khu vực vào cuối năm 2013, theo tạp chí Jane's.
Tàu ngầm USS Michigan ghé thăm căn cứ hải quân Changi của Singapore.
USS North Carolina đã neo đậu tại căn cứ hải quân Changi ở Singapore để gom hàng tiếp tế 4 tháng trước chuyến thăm của tàu ngầm USS Michigan.
Ngoài Singapore, các đồng minh chính của Mỹ tại khu vực châu Á-Thài Bình Dương, trong đó có Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines đều đón tiếp các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ ghé thăm.
Việc triển khai 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược được cho là nằm trong chính sách "xoay trục" sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Washington.
Theo chiến lược "xoay trục", Mỹ có kế hoạch điều tới 60% tài sản hải quân tới châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2020 như một cách thức đối phó với sự mở rộng hải quân của Trung Quốc trong khu vực.
Ngoài việc triển khai 2 tàu ngầm, chính phủ Mỹ cũng đang cấp ngân sách để tăng cường các địa điểm quân sự tại đảo Guam ở Thái Bình Dương.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Những kẻ giết người cô đơn (Kỳ 4) Lời thú tội của Fernandez với những hành vi ghê rợn đã ám ảnh mọi người tham dự phiên tòa. Trong một lần phi tang xác nạn nhân vô tình bị người hàng xóm phát hiện và thông báo cho cảnh sát, ngày 28/2/1949, Martha và Fernandez bị bắt tại Michigan. Cả hai được đưa đến sở cảnh sát để thẩm vấn. Biết...