Kỳ lạ những phong tục đón chào năm mới
Ném đĩa vào nhà nhau, tới thăm nghĩa địa, đốt bù nhìn rơm trong đêm giao thừa… Đó mới chỉ là một vài tục lệ kỳ lạ được thực hiện trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Năm mới tượng trưng cho một sự khởi đầu mới. Nhà nhà thay lịch mới, mỗi người đều lên kế hoạch mới. Năm mới đến, cả nhân loại cùng hy vọng về những điều tốt đẹp hơn sẽ tới. Chúng ta rũ bỏ những lo lắng, sầu muộn, giận dữ và lỗi lầm của năm cũ, bắt đầu mọi thứ lại từ đầu.
Những gì chúng ta làm vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thường được cho là sẽ quyết định may mắn trong suốt một năm tiếp theo. Vì vậy khoảnh khắc giao thừa trở nên linh thiêng với nhiều tục lệ và truyền thống thú vị.
Người dân thành phố Sao Paulo (Brazil), La Paz (Bolivia) và một số nơi khác trên thế giới thường mặc đồ lót sáng màu, sặc sỡ để chào đón năm mới. Màu đỏ dành cho người đang tìm tình yêu, màu vàng cho người tìm sự thăng tiến và thành đạt.
Ở Philippines, nếu bạn mặc quần áo có chấm bi và ăn những thức hoa quả hình tròn, cả năm tiếp theo mọi việc sẽ “tròn trịa”, may mắn.
Nho đóng hộp dành cho đêm giao thừa
Video đang HOT
Ở Tây Ban Nha, ăn ngấu nghiến một chùm nho 12 quả khi đồng hồ điểm 12 tiếng trong thời khắc chuyển giao có ý nghĩa đặc biệt. Điều quan trọng là bạn phải ăn xong trước khi chuông ngừng điểm.
Ở nhiều nước khác, người dân lại quan trọng việc xua đuổi những tà khí của năm cũ ra khỏi nhà để vận khí của năm mới có thể bước vào. Người dân Scotland trong đêm giao thừa sẽ tổ chức lễ diễu hành với những người đàn ông khỏe mạnh giơ cao những ngọn đuốc cháy sáng rừng rực trên đầu và diễu qua khắp các phố.
Ở Panama, người ta làm hình nộm, bù nhìn rơm rồi đốt cháy.
Người Đan Mạch thì nhảy từ trên ghế xuống lúc giao thừa với ý nghĩa tượng trưng là năm cũ đã rời bỏ vị trí nhường cho năm mới đến.
Ngoài ra, người Đan Mạch còn giữ những chiếc đĩa cũ, sứt mẻ trong suốt một năm để tới cuối năm họ sẽ mang đống đĩa đi tới trước cửa nhà người thân, bạn bè mà họ yêu quý để ném thẳng tay cho đĩa vỡ vụn. Sáng sớm đầu tiên của năm mới, khi mở cửa ra, nếu đống đĩa vỡ càng chất cao, chủ nhà sẽ càng hãnh diện.
Đối với người Belarus, năm mới thường là thời điểm tốt lành để dựng vợ gả chồng. Những người phụ nữ chưa kết hôn sẽ cùng nhau chơi một trò chơi để xem ai sẽ là người lấy chồng sớm hơn trong những tháng tới. Trong trò này các cô gái sẽ vun các hạt ngũ cốc thành đống và một chú gà trống sẽ được thả ra, chú gà trống chọn ăn đống ngũ cốc của cô gái nào thì cô gái đó sẽ là người đi lấy chồng trong năm mới.
Người Đức và người Áo có tục lệ “rót chì”. Mỗi người sẽ rót một môi chì đã được nung chảy vào trong một bát nước. Hình thù tạo thành sẽ dự đoán về vận may của người rót trong năm tới. Nếu khối trì chụm lại thành hình trái bóng tròn, điều đó tượng trưng cho may mắn. Nếu nó tạo thành hình mỏ neo nghĩa là bạn sẽ cần sự giúp đỡ của người khác. Tệ nhất, nếu nó tạo thành hình chữ thập, điều đó tượng trưng cho chết chóc.
Đối với người Ecuador, vào dịp cuối năm, người ta sẽ thu thập một vài bức ảnh cũ để đốt, điều đó tượng trưng cho việc xóa đi những gì không may, không vui của năm cũ. Trong đêm giao thừa, cả đất nước Ecuador được thắp sáng bởi những đống lửa đốt bằng ảnh cũ.
Người Thổ Nhĩ Kỳ có cách mừng năm mới rất tuyệt vời. Họ tin rằng nếu tham gia vào các hoạt động xã hội và gây quỹ từ thiện trong dịp cuối năm, điều đó sẽ mang lại hạnh phúc trong năm mới.
Ở thành phố Talca của Chile, người dân sẽ cùng nhau đi thăm nghĩa địa trong đêm giao thừa và ngồi ở đó đợi khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới với những linh hồn đã ngủ yên.
Người Puerto Rico sẽ gột rửa năm cũ ra khỏi nhà bằng cách ném những túi nước ra ngoài theo đường cửa sổ, sau đó sẽ dùng cả buổi tối trước lúc giao thừa để lau dọn nhà như một nghi thức để tiễn biệt năm cũ.
Ở Mỹ, khi thời khắc giao thừa đã điểm, người ta sẽ dành nụ hôn ngọt ngào cho bạn đời, người yêu với hy vọng tình cảm sẽ thêm bền chặt trong năm mới. Với những ai chưa có “đối tác”, họ có thể ôm hôn người thân, bạn bè và tin rằng năm mới sẽ mang tới tình yêu cho họ. Bộ phim “In Search of A Midnight Kiss” (Đi tìm nụ hôn lúc giao thừa) được dựng nên từ chính phong tục này.
Người Mexico tin rằng họ có thể trò chuyện với linh hồn của người thân quá cố. Trong đêm giao thừa, vào khoảnh khắc linh thiêng, sự giao hòa trở nên màu nhiệm và họ sẽ dễ tiếp nhận được “tin nhắn” của người thân từ thế giới bên kia. Dụng cụ mà họ sử dụng là tấm bảng Ouija chuyên dành cho việc bói toán dựa trên việc ghép các chữ cái một cách ngẫu nhiên.
Những cô gái chưa chồng ở Ireland nếu muốn được “rước về dinh” trong năm tới thì vào đêm giao thừa, họ sẽ đặt lá tầm gửi xuống dưới gối. Những ai thấy rằng trong năm cũ họ đã gặp nhiều chuyện không may cũng có thể thực hiện nghi lễ này để gọi may mắn tới.
Theo Dantri
Những sai lầm chết người của nhà ngoại cảm
Mới đây, trang Live.com đưa tin mẹ của Venus Stewart, một phụ nữ mất tích bí ẩn từ tháng 4/2010 và được cho là đã bị người chồng sát hại, sẽ xuất hiện trong show đối thoại trên truyền hình "Dr. Phil".
Trong chương trình lên sóng vào tháng 11 tới, nhà ngoại cảm nổi tiếng John Edward sẽ cố gắng liên lạc với linh hồn của Stewart để có thể làm rõ thông tin về vị trí chôn giấu thi thể cô. "Tôi đã thực sự tuyệt vọng và mất hết niềm tin vào việc tìm kiếm Stewart", người mẹ đau khổ Therese McComb nói.
Nếu Edward có thể dẫn cảnh sát và gia đình McComb đến nơi tìm được Venus Stewart, dù sống hay chết, thì đây sẽ là một trong những lần vô cùng hiếm hoi (nếu không muốn nói là đầu tiên) điều kỳ diệu đó xảy ra. Trước đây, thay vì dẫn cảnh sát đến chỗ người mất tích, các nhà tâm linh thường chỉ cung cấp những thông tin và cảm giác hết sức mơ hồ, đầy mâu thuẫn, nhìn chung là không mang lại kết quả gì.
Gần đây nhất, Harsha Maddula, sinh viên trường Đại học Northwestern đến từ Long Island New York, Mỹ, bỗng nhiên mất tích từ ngày 22/9, lần cuối cùng người ta nhìn thấy Maddula là tại một buổi tiệc bên ngoài khuôn viên trường ở Illinois. Trong khi phía cảnh sát đang rơi vào bế tắc thì những lời trấn an của nhiều nhà tâm linh đã làm yên lòng người thân Maddula. "Anh ấy còn sống và vẫn bình thường. Đừng quá lo lắng", họ nói.
Gia đình có người mất tích thường tìm đến các nhà ngoại cảm
Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, xác Maddula đã được tìm thấy dưới nước, trong tình trạng mắc kẹt giữa 2 con tàu ở Wilmette Harbor, khu vực gần ký túc xá của trường. Khám nghiệm tử thi cho biết Maddula đã chết cách đó gần một tuần. Không có bất kỳ dấu hiệu nào về một cuộc ẩu đả, cướp bóc, hành hung hay bị đầu độc. Cảnh sát tin rằng đây là vụ tai nạn chết đuối thông thường.
Đó chỉ là trường hợp mới nhất trong số rất nhiều (thậm chí là hầu hết) vụ mất tích tương tự mà các nhà ngoại cảm đã dự đoán sai. Mặc dù liên tiếp thất bại nhưng số người đến gặp họ với mong muốn xác định vị trí người mất tích không hề suy giảm, ngay cả khi người ta không tin vào tâm linh.
Một ví dụ điển hình khác, những khán giả trung thành của chương trình tâm linh được nhiều người yêu thích trên sóng TV show chắc hẳn vẫn chưa quên sự xuất hiện của nhà ngoại cảm nổi tiếng Sylvia Browne trong chương trình "The Montel Williams Show". Browne khẳng định với cha mẹ của đứa trẻ mất tích Shawn Hornbeck rằng con trai họ đã bị bắt cóc và bị giết chết bởi một người đàn ông da sẫm màu rất cao và họ có thể tìm thi thể bé gần hai tảng đá lớn trong một khu rừng. Vậy nhưng trên thực tế, Browne đã sai. Hornbeck cùng cậu bé khác đã được phát hiện vào ngày 16/1/2007 trong tình trạng hoàn toàn khỏe mạnh ở ngôi nhà của kẻ bắt cóc Michael Devlin, một người đàn ông da trắng. Câu chuyện này về sau không còn được nhắc lại vì bố mẹ Shawn Hornbeck quá vui mừng khi con của họ còn sống.
Trong nhiều vụ, cùng một người mất tích, hàng trăm nhà tâm linh khác nhau lại đưa ra hàng trăm ý kiến khác nhau và đáng buồn là tất cả đều không phải thông tin chính xác. Người mẹ đau khổ McComb ở trên cho biết bà hiểu điều này, tuy nhiên đây là hành động thường thấy ở những người mẹ tuyệt vọng như bà, những người không còn nơi nào khác để bấu víu, để hy vọng.
Tuy nhiên, theo các nhà ngoại cảm chân chính, cho dù không thể tìm ra manh mối nào thì gia đình các nạn nhân cũng cần phải được biết sự thật thay vì gieo vào suy nghĩ của họ những thông tin sai lệch và hy vọng giả tạo.
Theo plxh
Gái nhảy' Đài Loan mua vui cho người chết Diện chiếc váy ngắn chỉ đủ che hông, hai cô gái bước lên sân khấu lấp lánh đèn neon và bắt đầu lắc cuồng nhiệt trong tiếng nhạc xập xình. Họ múa hát cho cả những người sống và các linh hồn lang thang. Khi mặt tiền ngôi đền liên tục thay đổi màu sắc giữa những màn pháo hoa sáng rực trên...