Kỳ lạ những cụ ông, cụ bà cưới… “cháu”
Những câu chuyện đám cưới chênh nhau tới gần 60, 70 tuổi khiến người ta tò mò.
Ông lão 92 lấy vợ kém 70 tuổi
Chỉ là nông dân nhưng ông Musali Mohammed al-Mujamaie, người Iraq đã có một đám cưới linh đình với cô vợ trẻ đẹp kém tới 70 tuổi. Nhìn bề ngoài, họ như hai ông cháu.
Ông lão 92 tuổi này đã có 16 người con với bà vợ trước. Ông cho tổ chức đám cưới lần hai rất linh đình với cô dâu Muna Mukhlif al-Juburi năm nay 22 tuổi.
Hai người đã kết hôn vào thứ năm và không có gì ngạc nhiên khi trong tất cả các hình ảnh chụp trong đám cưới, ông lão 92 tuổi đều ngồi.
Ông lão 92 và cô vợ 22
“Tôi cảm thấy mình giống như một người đàn ông 20 tuổi” – ông Musali cho biết sau khi trao lời nguyện ước.
Đặc biệt, đám cưới của ông còn diễn ra cùng ngày với hôn lễ của hai cháu trai 16 và 17 tuổi.
Bà lão cưới cậu bé 8 tuổi
Video đang HOT
Cụ bà Helen Shabangu, 61 tuổi, đã tổ chức một đám cưới nghi thức với chú rể là một cậu bé. Điều đáng chú ý hơn nữa, chú rể năm nay mới chỉ 8 tuổi. Còn cô dâu là bà lão đã có chồng và 5 người con.
Hai người trông như hai bà cháu thật sự
Tuy nhiên, đám cưới vẫn diễn ra hạnh phúc. Trước sự chứng kiến của khoảng 100 khách mời, họ vẫn trao nhau một nụ hôn.
Đám cưới này được tổ chức vì mục đích thực hiện theo lời tâm niệm của người đã khuất trước lúc đi xa. Bà Helen cưới cậu bé Sanele Masilela trên danh nghĩa là người mang tên ông nội. Khi còn sống, ông là người chưa từng tổ chức một đám cưới chính thức tại nhà thờ. Chính vì vậy, cậu bé có sứ mệnh thay ông để có một hôn lễ nghiêm túc.
Cậu bé chọn bà Helen Shabangu vì thấy gần gũi
Các con và chồng của bà Helen rất vui vẻ có mặt trong đám cưới. Họ biết rằng đám cưới chỉ là nghi lễ để thực hiện tâm nguyện của người đi xa.
“Cô dâu” và “chú rể” ngoài đời
Các cô bé cưới trái cây
Các bé gái Newar ở Nepan trước khi đến với đám cưới thực sự của cuộc đời, đều phải trải qua hai lễ cưới khác trước đó. Theo phong tục, lần thứ nhất các cô bé cưới quả bel, một biểu tượng của thần linh, mang tên Ihi. Sau đó cưới mặt trời, gọi là lễ Bara Tayegu.
Một lễ cưới tập thể cho các bé gái với quả trái cây bel ở Newar, Nepan
Các lễ cưới này thường được tổ chức theo hình thức tập thể. Các bé gái được trang điểm ăn vận giống như những cô dâu xinh đẹp.
Theo VTC
Mỹ sẽ bị hất khỏi các vùng biển Châu Á?
Quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới - Trung Quốc và Mỹ vốn "cơm không lành canh không ngọt" vì rất nhiều vấn đề như nạn ăn cắp sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc, những cáo buộc về tấn công mạng, việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan.... Tuy nhiên, "cái dằm" khó "nhổ" nhất và gây nguy hiểm nhất trong quan hệ Mỹ-Trung hiện nay là việc Bắc Kinh đang nỗ lực tìm cách hất cẳng Mỹ một cách có hệ thống ra khỏi phần lớn các vùng biển ở Châu Á.
Mỹ đối mặt nguy cơ bị Trung Quốc hất cẳng ra khỏi các vùng biển ở Châu Á.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đang trở nên ngày một cứng rắn và quyết liệt trong việc yêu cầu tàu thuyền quân sự Mỹ không được đi lại trong khu vực phạm vi lãnh hải 200 hải lý tính từ đường bờ biển của cường quốc Châu Á. Bắc Kinh đòi Washington phải xin phép kể cả ngay khi mới chỉ có ý định làm việc đó. Lập trường chính thức được Trung Quốc nhắc đi nhắc lại nhiều lần là: Mỹ "không thể tiến hành các hoạt động quân sự ở những vùng biển mà không có sự đồng ý trước của các nước ven biển".
Đòi hỏi trên của Trung Quốc chẳng khác nào việc nước này đang viết lại luật quốc tế hiện hành. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) - hiệp ước chính đưa ra các quy định về cách hành xử của các nước ở những vùng lãnh hải quốc tế, đã khẳng định các nước có quyền riêng biệt đối với "vùng lãnh hải" nằm trong phạm vi 12 hải lý tính từ đường bờ biển. Từ đó trở ra cho đến phạm vi 200 hải lý là Vùng Đặc quyền Kinh tế - nơi các nước sở hữu có quyền tiến hành các hoạt động kinh tế như khai thác, đánh bắt cũng như bảo vệ hệ sinh thái. Tuy nhiên, ở Vùng Đặc quyền Kinh tế này, các nước khác có thể đi lại tự do cả trên biển và trên không.
Trung Quốc không đồng ý với quy định trên của (UNCLOS). Thay vào đó, Bắc Kinh quyết liệt đưa ra một cách giải thích về các quyền chủ quyền mở rộng hơn và khác với quy định được đưa ra trong luật biển quốc tế. Cách giải thích này cho phép Trung Quốc bác bỏ các hoạt động hàng hải của Mỹ ở phần lớn Biển Đông cũng như biển Hoa Đông và Hoàng Hải.
Lập trường trên phản ánh tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực. Những năm gần đây, Bắc Kinh đang áp dụng lập trường ngày một hiếu chiến và hung hăng trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với các nước láng giềng trên khắp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Những "đòi hỏi chủ quyền" của Trung Quốc không phải là mới. Bắc Kinh đã thèm muốn những vùng biển trong khu vực ít nhất từ năm 1947, khi chính phủ của Tưởng Giới Thạch lần đầu tiên đưa ra một bản đồ có đường 9 đoạn, trong đó Trung Quốc đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.
Điều mới ở đây là Bắc Kinh đang ngày càng sẵn sàng làm tới để thực hiện những đòi hỏi chủ quyền phi lý của họ. Hiện tại, Trung Quốc đang làm leo thang các cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với một loạt các nước. Trong những cuộc tranh chấp đó, Trung Quốc đang thực hiện cái mà luật quốc tế gọi là "xâm chiếm bất hợp pháp" - đòi chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ, lãnh hải và thách các nước khác lấy lại những vùng lãnh thổ này.
Các quốc gia nhỏ hơn ở Châu Á tất nhiên là không muốn đối đầu với một siêu cường quân sự đang nổi lên ở khu vực. Tuy nhiên, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư diễn ra nảy lửa và vô cùng quyết liệt. Trung Quốc cũng đụng độ với Hàn Quốc về các quyền đánh bắt cá.
Không muốn đối đầu quân sự trực diện với Trung Quốc, có nước đã tìm đến tiến trình pháp lý. Hồi đầu năm nay, Philippines đã chính thức đưa vụ tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh thẳng thừng bác bỏ nỗ lực này, khăng khăng đòi giải quyết "tay đôi" với Manila.
Cho đến giờ, các nỗ lực của Bắc Kinh trong việc sắp xếp lại trật tự luật pháp trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương theo hướng có lợi cho họ không vấp phải thách thức nghiêm trọng nào từ các nước láng giềng cũng như từ Mỹ. Chính vì thế, kết quả là tham vọng của Bắc Kinh ở khu vực đang từng bước chậm rãi tiến dần tới thực tế.
Diễn biến trên đang đặt ra mối nguy hiểm thực sự đối với các nước láng giềng Trung Quốc. Những nước này lo ngại rằng, những thèm muốn lãnh thổ ngày càng lớn của Bắc Kinh có thể dẫn tới sự xói mòi đáng kể chủ quyền của họ và thậm chí có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh khu vực mới. Tham vọng của Trung Quốc cũng đặt ra một thách thức đối với các kế hoạch của chính quyền Tổng thống Barack Obama trong việc tạo ra một sự "tái cân bằng" chiến lược ở khu vực Châu Á. Nhà Trắng đã công bố chiến lược này từ đầu năm 2012 kèm theo một loạt kế hoạch thắt chặt mối quan hệ chính trị, kinh tế với các nước Châu Á và củng cố lại hệ thống liên minh của Mỹ trong khu vực.
Tuy nhiên, các tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc nếu không được kiềm chế có thể sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng là những thực tế ở Châu Á tạo cơ sở pháp lý cho Bắc Kinh thực sự loại bỏ được sự tiếp cận chiến lược của Mỹ đối với khu vực. Nếu điều đó xảy ra, người ta có thể thấy, Bắc Kinh đã thành công trong việc đóng cửa không cho Mỹ vào phần lớn khu vực biển Châu Á. Các kế hoạch chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á của Mỹ như vậy sẽ thất bại hoàn toàn.
Theo vietbao
TQ mua hàng loạt máy bay 'đồ cổ' của Nga làm gì? Ngày 17/6, công ty xuất khẩu quốc doanh "Rosoboronexport" của Nga cho biết, nước này sẽ cung cấp cho Không quân Trung Quốc 10 chiếc máy bay vận tải quân sự chiến lược thế hệ cũ Ilyushin -76MD. Trong cuộc phỏng vấn với Hãng thông tấn Interfax, ông Sergei Kornev, giám đốc phòng thiết bị hàng không của Rosoboronexport, cho biết, thỏa thuận...