Kỳ lạ những bức thư viết chữ đan xen để tiết kiệm giấy và tiền
Nếu nhìn vào những lá thư được viết đan xen những năm 1800, chúng ta sẽ tưởng như đó là các dòng mật mã, song đây lại là cách viết rất phổ biến vào thời kỳ đó mà bất kỳ ai cũng có thể đọc dễ dàng.
Một bức thư cổ được viết theo lối đan xen. (Nguồn: public domain)
Vào thời kỳ giá tiền của giấy viết và bưu phí còn vô cùng đắt đỏ, người ta đã tạo ra một kỹ thuật viết chữ đan xen để truyền tải rất nhiều thông tin trên một tờ giấy nhỏ.
Chúng ta hiện nay đang được hưởng nhiều đặc ân của một cuộc sống hiện đại khi mà giấy và các đồ dùng phục vụ việc viết lách cùng phí bưu điện có giá cả rất phải chăng, đến nỗi hầu hết chúng ta coi những điều này là hiển nhiên. Tuy nhiên trong quá khứ, mọi thứ không phải lúc nào cũng như vậy.
Quay trở lại thời nội chiến Mỹ, kéo dài cho đến những năm 1900, giấy viết thư và phí bưu điện đắt đến mức người ta phải viết theo nhiều hướng trên một tờ giấy để tiết kiệm tiền.
Kỹ thuật này được gọi là viết chéo, hoặc viết chữ đan xen. Dù ngày nay, nhìn một bức thư với chữ viết ngang dọc có vẻ rất khó đọc, nhưng ngày xưa mọi người đã quen với lối viết này nên có thể đọc nội dung trong đó một cách dễ dàng.
Các lá thư viết theo lối đan xen về cơ bản bắt đầu như những mẩu thư thông thường. Đến khi người viết đặt bút xuống cuối trang, thay vì lấy một tờ giấy mới, họ sẽ xoay trang giấy đã viết sang một bên và viết đè các dòng chữ mới, theo hướng đan xen với các các dòng đã viết.
Trong một số trường hợp, những bậc thầy về viết đan xen không chỉ có thể tạo ra các dòng chữ đan vào nhau theo một góc vuông, mà còn có thể viết theo đường chéo.
Nhìn vào những lá thư viết đan xen từ ngày xưa, chúng ta sẽ tưởng như đó là các câu đố bí ẩn cần được giải mã. Nhưng theo các chuyên gia, cách viết này phổ biến vào những năm 1800, đến nỗi bất cứ ai biết đọc cũng có thể đọc rất dễ loại thư này.
Video đang HOT
Bức thư cổ “đánh đố” người đọc của thế kỷ 21. (Nguồn: Wikimedia Commons)
Rõ ràng, đôi mắt họ đã quá quen với cách viết đan xen sau khi luyện tập đủ, đến mức họ cơ bản đã bỏ qua được các yếu tố làm rối mắt, chỉ tập trung vào các dòng chữ được viết theo một hướng nhất định.
Viết chữ đan xen phổ biến vào một thời kỳ mà ngay cả các nhà văn và học giả nổi tiếng như Henry James, Jane Austen và Charles Darwin cũng sử dụng nó để tiết kiệm giấy và tiền bạc.
May mắn thay, chúng ta đang sống trong thời đại mà những kỹ thuật phức tạp như vậy không còn cần thiết nữa. Nhưng ngày hôm nay, khi nhìn lại rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận sức hấp dẫn tuyệt vời của của những lá thư viết đan xen đó./.
Chiếc cầu mọi người hay nhầm là 'cầu London'
Không phải nhiều người đều biết rằng cầu London trong mật mã ám chỉ việc nữ hoàng Anh qua đời (London Bridge) và cầu tháp London (Tower Bridge) không phải là một.
Ngày 8/9, Nữ hoàng Elizabeth II băng hà ở tuổi 96. Trước đó, vào năm 2017, thông tin về tang lễ của bà đã được tiết lộ trên Guardian với cái tên "Chiến dịch Cầu London". Cầu London cũng là địa danh gắn với mật mã ám chỉ sự qua đời của bà: "London Bridge is down (Cầu London sập rồi - PV) ".
Đây cũng là địa danh quen thuộc được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài đồng dao của trẻ em Anh với cái tên " London Bridge Is Falling Down (Cầu London đang sập xuống - PV)".
Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn bị nhầm lẫn cây cầu này với cầu tháp London nổi tiếng thế giới cách đó khoảng 80 m.
Cầu London (bên trái) và cầu tháp London (bên phải) dễ bị nhầm lẫn vì sự nổi tiếng của cả 2. Ảnh: Google Maps.
Kết cấu đặc biệt
Đều bắc qua sông Thames, trong khi cầu London đã có lịch sử gần 2.000 năm với 3 lần đập đi xây lại, cầu tháp London mới chỉ có hơn 120 tuổi và chưa trải qua lần thay mới nào.
Cầu tháp London được xây dựng từ năm 1886 đến năm 1894 với chiều dài 800 feet (240 m), gồm 3 nhịp với 2 tháp cao 65 m được xây dựng trên các trụ cầu. Giữa các tòa tháp là 2 lối đi bằng kính thu hút nhiều du khách ưa mạo hiểm trải nghiệm.
Cầu tháp London, biểu tượng của London cũng như của nước Anh, nhưng luôn bị nhầm lẫn với cầu London. Ảnh: CNN.
Nhịp giữa cầu dài 200 feet (khoảng 61 m), được chia thành 2 nhịp nhỏ bằng nhau. 2 nhịp này được vận hành bằng 2 máy nâng thủy lực có thể nâng hơn 1.000 tấn một góc 86 độ trong vòng 5 phút để tàu lớn đi qua. Đến năm 1976, hệ thống này đã được thay thế bằng các động cơ điện. Hiện nay, cầu tháp London mở cửa trung bình 1.000 lượt/năm cho tàu thuyền và sà lan lưu thông qua sông Thames.
Hai nhịp bên là cầu treo, mỗi nhịp dài 270 feet (82 m) và có lối đi dành cho người đi bộ cao hơn 44 m so với mặt sông khi thủy triều lên.
Triển lãm ngay phía trên cầu
Nếu cầu London chỉ được biết đến là một cây cầu đơn thuần, phục vụ mục đích di chuyển, giao thông, cầu tháp London lại được biết đến nhiều hơn là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Theo số liệu của CNN, trung bình mỗi năm trước đại dịch, cây cầu này đón hơn 600.000 khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Ngay trên 2 tháp, Triển lãm Cầu tháp là nơi trưng bày những hình ảnh, thước phim có tuổi đời hàng thế kỷ về cây cầu. Thông qua chúng, khách tham quan có thể nhìn lại lịch sử của cây cầu từ những ngày đầu xây dựng đến khi khánh thành và quá trình phát triển của nó.
Phía trên đó là 2 lối đi bằng kính. Tại đây, người tham quan có thể ngắm hết khung cảnh của London từ Tòa thị chính đến Cầu London, chiếc cầu thường xuyên bị nhầm lẫn với nó.
Từ lối đi bằng kính trên cầu tháp London, du khách có thể nhìn ngắm toàn bộ khung cảnh thành phố London cũng như dòng người và xe cộ phía dưới cầu. Ảnh: Getty.
Ngoài ra, du khách tham dự triển lãm còn được tham quan phòng máy chứa 2 máy nâng thủy lực để xem quá trình hoạt động của cây cầu từ thời Victoria.
Máy nâng thủy lực bên trong cầu tháp London. Ảnh: Geograph.
Những vấn đề iPhone được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới iPhone là một sản phẩm có độ tin cậy cao, nhưng nếu sở hữu một chiếc, người dùng cần biết rằng thiết bị bán chạy nhất cũng có những vấn đề. Đầu tháng này, Freedom Mobiles đã sử dụng danh sách hơn 130 từ khóa để tìm các sự cố iPhone được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. Họ đã tách các vấn...