Kỳ lạ những bạn trẻ thích trả tiền để làm tình nguyện
“Những chuyến đi như thế này không chỉ cho mình cơ hội khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, vui chơi thư giãn. Mình còn học được cách sống vì cộng đồng, sẻ chia với những người kém may mắn mới thấy trân trọng những gì mình đang có” – Trang chia sẻ.
Trả tiền để làm tình nguyện
Khởi hành từ Hà Nội lúc 2 giờ sáng, vượt qua 350km đường đèo, Huyền Trang (ĐH Thương mại Hà Nội) đã đến được với mảnh đất Diên Lãm (huyện miền núi Quỳ Châu, Nghệ An) để khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ và chơi đùa với các bé dân tộc nơi đây.
Chuyến đi đến Nghệ An của Trang nằm trong chương trình “Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, xã Diên Lãm, huyện miền núi Quỳ Châu, Nghệ An” của nhóm Chia sẻ tình thương hoạt động trên diễn đàn cùng tên. Mỗi người tham gia chuyến đi đóng góp 300.000 đồng chi phí đi lại và ăn uống. Ngoài cơ hội khám phá mảnh đất Diên Lãm và ngắm cảnh núi non hùng vĩ trên đường đi, Trang còn tham gia hoạt động trao quà và giao lưu với các em nhỏ.
Trang chia sẻ: “Chuyến đi Nghệ An trùng với dịp lớp mình tổ chức đi chơi Tam Đảo. Chi phí cho hai chuyến đi như nhau nhưng mình đã chọn Nghệ An vì chuyến đi có hoạt động trao quà và giao lưu với các em nhỏ. Mình nghĩ đi du lịch mà được tham gia các hoạt động có ích cho cộng đồng thì còn gì ý nghĩa bằng”.
Các bạn trẻ cắt tóc miễn phí cho người dân trong một chuyến du lịch tình nguyện (Ảnh: Tiến Thành)
Hình thức đi du lịch kết hợp làm tình nguyện với tên gọi là “du lịch tình nguyện” đang ngày càng được giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên yêu thích. Nhiều người trẻ khi đi du lịch đã bắt đầu cân nhắc, lựa chọn những tour có kết hợp hoạt động tình nguyện để những ngày nghỉ có ý nghĩa hơn.
Chọn du lịch tình nguyện, các bạn trẻ phải tự bỏ tiền túi để trả các khoản chi phí như tiền vé xe, tiền thuê nhà và ăn uống, giống như đi du lịch bình thường. Nhưng thay vì chỉ ngắm cảnh, mua sắm và hưởng thụ, các bạn trẻ tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội như dọn vệ sinh môi trường, chăm sóc người già, dạy học cho trẻ em nghèo,…
Video đang HOT
Đoàn Văn Thịnh (Khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Ngoại thương Hà Nội) đã tổ chức thành công nhiều tour du lịch tình nguyện cho các bạn sinh viên trong và ngoài trường. Thịnh chia sẻ: “Mình là sinh viên nên mình hiểu sinh viên rất thích đi du lịch. Sinh viên cũng là người hoạt động tình nguyện sôi nổi nhất. Vì thế mình đã nghĩ ra cách kết hợp du lịch với hoạt động tình nguyện. Vừa thoả mãn được nhu cầu du lịch của các bạn vừa đóng góp giá trị cho cộng đồng”.
Sống không chỉ là hưởng thụ
Lợi ích của du lịch tình nguyện đối với cộng đồng khá thiết thực. Các hoạt động tình nguyện có thể thúc đẩy thực hiện các mục tiêu như xoá đói giảm nghèo, nâng cao sức khỏe, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên,…”Mình thấy các khu du lịch thường xuyên vứt rác bừa bãi, nhiều địa điểm du lịch bị ô nhiễm nên mình đã nghĩ ra ý tưởng thực hiện tour du lịch dọn rác ở Hạ Long. Việc làm của chúng mình rất nhỏ, một nhóm người không thể dọn sạch banh bãi biển Hạ Long được nhưng người nước ngoài, cộng đồng du khách nhìn vào sẽ thấy một cái gì đó khác đi, dần dần ý thức sẽ thay đổi”, Thịnh chia sẻ về tour du lịch của mình.
Vừa khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên vừa giúp đỡ được cộng đồng, du lịch tình nguyện có ý nghĩa hơn nhiều so với những chuyến nghỉ mát thông thường (Ảnh: Tiến Thành)
Với suy nghĩ “Ở đâu cũng có hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ, ở đâu cũng có việc khó để sinh viên làm”, các tour du lịch của Thịnh đều kết hợp với hoạt động xã hội như dọn rác bảo vệ môi trường, quyên góp sách vở cho trẻ em nghèo. Thịnh tâm niệm “làm gì cũng phải nghĩ đến lợi ích của cộng đồng, phải đem lại lợi ích cho cộng đồng thì mình mới làm. Sống không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết sẻ chia”.
Còn chuyến đi Nghệ An của Trang, mục đích chính của nhóm Chia sẻ tình thương là làm tình nguyện, trao quà và giao lưu với các em nhỏ. Nhưng nhìn từ góc độ của Trang, đó là một cách đi du lịch đem lại lợi ích cho cộng đồng. Trang bộc bạch: “Đi và về trong ngày khá mệt nhưng rất vui. Những chuyến đi như thế này không chỉ cho mình cơ hội khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, vui chơi thư giãn. Mình còn học được cách sống vì cộng đồng, sẻ chia với những người kém may mắn mới thấy trân trọng những gì mình đang có”.
Nhiều người trẻ sau khi trải qua các chuyến du lịch tình nguyện mong muốn sẽ được tham gia thường xuyên và lâu dài. Có người trở về càng tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện ở trường, lớp. Hơn thế nữa, các bạn trẻ còn nhận ra cuộc sống của mình ý nghĩa hơn rất nhiều khi góp sức vào công tác xã hội.
Nụ cười tươi của một em nhỏ xóm Thơm, xã Hương Sơn, Huyện Phú Bình, Thái Nguyên khi nhận được quà từ một đoàn du lịch tình nguyện của sinh viên (Ảnh La Hoàn)
Nguyễn Tiến Thành (K52 Báo chí và Truyền thông, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: “Mình đã từng tham gia một tour du lịch tình nguyện cùng 40 bạn trẻ đến Yên Bái và Sa Pa. Ban đầu mình đi chỉ với mục đích viết, tin bài cho báo và đi du lịch. Nhưng khi đến Yên Bái thì mình gác bút, lao vào tình nguyện cùng mọi người. Công việc của mình là trông xe, các bạn khác trong đoàn phát thuốc và cắt tóc miễn phí cho trẻ em khó khăn trong vùng.
Chuyến đi này ý nghĩa hơn rất nhiều so với những lần đi nghỉ mát thông thường. Mình học được cách nhiệt tình của mọi người, hiểu được cái chất của tình nguyện thật sự. Giúp đỡ người khác không phải để họ mang ơn, mà mình phải thầm cảm ơn họ. Mình đã có những giây phút vui vẻ và thanh thản thật sự”.
Mỗi chúng ta đều mang trong mình sự nhiệt tình, lòng yêu cuộc sống. Nếu biết cách đánh thức sự nhiệt tình ấy thì dù tham gia hoạt động nào ta vẫn là người có ích cho cộng đồng. Không nhất thiết phải tham gia các chiến dịch lớn, tình nguyện bắt nguồn từ những việc rất nhỏ bé. Và du lịch tình nguyện là một trong những hình thức để các bạn trẻ thể hiện ý thức với cộng đồng, sự say mê khám phá và nhiệt huyết của tuổi trẻ.
Theo Vietnamnet
Đối diện với cô đơn bạn đã thử?
Có một lúc nào đó tự dưng lòng bạn cảm thấy trống rỗng, buồn chán, cô đơn, lạc lõng và tự thấy vô dụng.
Bạn cảm thấy mình cách biệt với thế giới xung quanh và những người thân của mình. Bạn nhận thấy rằng không ai chia sẻ vui buồn, cảm xúc... với bạn. Nói một cách khác, bạn đang rất cô đơn. Vậy bạn hãy biết cách sống chung với cô đơn một lần xem sao...
Con người ai cũng có lúc thấy mình cô đơn. Cô đơn không hoàn toàn có nghĩa là một mình. Bạn vẫn cảm thấy cô đơn mặc dầu bạn đang ở giữa một đám đông, hay ở trong một bữa tiệc vui. Cô đơn là một trạng thái tinh thần cảnh báo rằng bạn không liên lạc được với những người xung quanh, nhu cầu tình cảm, yêu thương... của mình đã không được đáp ứng. Những người đang ở trong tâm trạng này rất cần sự quan tâm, chăm sóc, thông hiểu, sẻ chia... của những người xung quanh mình.
Bạn sẽ làm gì nếu vô tình bạn rơi vào tâm trạng khó chịu này?
Hướng giải quyết:
Hãy đối diện: Đừng e ngại khi nhìn nhận rằng mình đang rất cô đơn. Bạn sẽ không thay đổi được gì nếu như bạn không tự nhìn ra vấn đề đang gây phiền toái này cho bạn.
Đừng e ngại khi nhìn nhận rằng mình đang rất cô đơn... (Ảnh minh họa)
Chấp nhận: Điều quan trọng chính là bạn biết nhận ra và chấp nhận rằng, trong cuộc sống cũng có những lúc thăng trầm mà ta vẫn phải trải qua. Bạn phải biết, chấp nhận mà không tìm cách trốn tránh.
Xử lý: Hầu hết sự buồn chán và cảm giác cô đơn đều có thể giải quyết được, nếu bạn can đảm nhìn nhận vấn đề và tìm ra nguyên nhân nào đó dẫn đến và tự điều chỉnh.
Biến cô đơn thành điều kiện có lợi: Bạn hãy biến điểm bất lợi này thành ưu điểm và dùng khoảng thời gian này để sáng tạo hay có một kế hoạch cá nhân cụ thể nào đó. Hãy xem chúng như một cơ hội tốt để tự đánh giá nhìn nhận lại chính mình. Hãy tận dụng những khoảnh khắc này để phát triển những sở thích cá nhân hơn là lo lắng, chịu đựng và tự dày vò mình.
Hãy tìm những việc làm có ý nghĩa: Một số người cảm thấy bực dọc, tự ti. Đó là điều không nên. Thay vì đó bạn xem đây là cơ hội để mình có thể thực hiện những sở thích riêng hay hoài bão của mình.
Hành động: Bạn hãy là người tự khởi xướng ra hướng giải quyết, hơn là ngồi chờ ai đó đến giải vây cho mình. Bước đầu tiên là nên đi gặp gỡ tiếp xúc với mọi người. Ngoài ra hãy làm việc có tính cách đồng đội, các hoạt động xã hội ...
Hãy sáng tạo: Sự cô đơn hoàn toàn không đồng nghĩa với bất hạnh. Hãy lợi dụng khoảng thời gian này dành cho sự sáng tạo hay phát triển bản thân. Hãy sử dụng thời gian một cách khoa học
Theo Bưu Điện Việt Nam
Yêu như... đi tù Ngọc rất vui khi được Dũng đề nghị đưa đón đi học hàng ngày. Khi thành vợ chồng, Dũng cũng không cho vợ tự đi làm bằng xe gắn máy vì "tay chân yếu, lỡ có chuyện gì". Khi yêu, người ta khao khát được thuộc về nhau hoàn toàn, nhưng điều đó không có nghĩa là phải ở bên nhau mọi lúc...