Kỳ lạ nhà tù sang trọng chuẩn khách sạn 5 sao
Nhà tù Halden ở Na Uy được xem là nhà tù kỳ lạ nhất thế giới.
Trong khi các tù nhân khắp nơi chịu sự quản thúc, trừng phạt của pháp luật thì nơi đây được ví như thiên đường, các phạm nhân ở nhà tù này được hưởng điều kiện sống tốt hơn cả so với lúc họ còn tự do.
Khung cảnh đẹp như thiên đường của nhà tù Halden (Na Uy)
Nhà tù Halden được biết là nhà tù 5 sao hạng sang duy nhất trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là nhà tù hiện đại và có tính nhân văn nhất châu Âu. Các tù nhân một khi đã được đưa vào đây đều… không muốn ra ngoài vì cuộc sống của họ được chăm lo đầy đủ, từ vật chất đến tinh thần.
“Sướng” như ở tù
Được biết, 20 năm trước, chính quyền Na Uy đã thay đổi cách tiếp cận trừng phạt với tù nhân và đã giảm được đáng kể tỉ lệ tái phạm, khiến nước này giờ đây trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ tội phạm thấp nhất thế giới. Theo New York Times, Na Uy chỉ có 26 vụ giết người trong năm 2018. Đáng chú ý hơn, hệ thống tổ chức và quản lý nhà tù của họ cũng trở thành mẫu hình được nhiều nước học tập.
Theo đó, Na Uy có mạng lưới an toàn xã hội rộng lớn, gồm các khoản trợ cấp hưu trí và giáo dục, giúp đỡ tù nhân cả ở trong tù và sau khi được thả. Tù nhân Na Uy nhận mỗi ngày khoản trợ cấp khoảng 7,60 USD. Khoản tiền này họ có thể tiết kiệm hoặc chi tiêu mua sắm tại cửa hàng trong nhà tù. Hầu hết nhà tù ở Na Uy đều được phân bổ ở vùng nông thôn. Trên mảnh đất rộng 30 hecta tại một thị trấn nhỏ nằm giữa những vịnh hẹp ở khu vực hạt Ostfold (phía Tây Nam Na Uy), nhà tù Halden cũng vậy, nó xây dựng trong hơn 10 năm với tổng tiền đầu tư 252 triệu USD.
Nội thất bên trong các phòng giam sang trọng, hiện đại chuẩn 5 sao
Video đang HOT
Nhà tù Halden chính thức được đưa vào sử dụng từ tháng 4/2010 dưới quyết định của Quốc vương Harald V. Một số kiến trúc sư Đan Mạch đã vận dụng tài năng của mình để xây dựng nhà tù này. Theo đó, diện tích của nhà tù Halden lên tới hơn 100 hecta, mặt tường bao xung quanh nhà tù có chiều cao hơn 6m.
Các đầu bếp trong nhà tù Halden đều là tù nhân đang thi hành án tại đây. Fioan (32 tuổi) học nấu ăn trong suốt 8 năm bị giam giữ tại Halden. Anh có giấy chứng nhận phụ bếp và đang quản lý, huấn luyện các tù nhân khác làm việc tại nhà hàng Halden. “Chúng tôi được tạo điều kiện, hỗ trợ các dụng cụ cần thiết để học nghề. Khi trở về, tôi muốn mở nhà hàng riêng của mình hoặc trở thành giáo viên du lịch”, Fioan hào hứng chia sẻ.
Cứ 10-12 phòng giam lại có một khu vực sinh hoạt chung. Nó giống như một khu vực sinh hoạt của một căn nhà bình thường. Nếu không thích những món ăn mà nhà lao phục vụ, tù nhân có thể mua các sản phẩm khác trong cửa hàng của nhà tù. Cửa hàng này trông giống với một siêu thị bình thường, có hàng loạt sản phẩm.
Quản giáo thường lên kế hoạch các hoạt động cả ngày, từ 8h-20h. Đó là cơ hội giúp phạm nhân tìm tòi bản thân, khám phá sở thích mới. Thậm chí, nhà tù Halden còn sở hữu một phòng thu âm chuyên nghiệp. Các giáo viên dạy phạm nhân chơi các nhạc cụ như guitar, piano, trống… Họ học cách sáng tác nhạc và sản xuất âm nhạc, thậm chí, một số nhóm tù nhân đã ra đĩa CD thu âm chính tác phẩm của mình.
Tại Halden, các hoạt động thể thao luôn được khuyến khích, phạm nhân giải phóng cơ thể, tăng cường thể lực. “Phạm nhân chơi bóng đá, luyện tập thể thao với quản giáo. Hiếm khi chúng tôi xảy ra mâu thuẫn”, một tù nhân chia sẻ. Còn nhân viên an ninh cho biết, không phạm nhân nào có ý định vượt ngục, trốn thoát khỏi đây, họ đều muốn làm người lương thiện để bắt đầu cuộc sống mới. Nhưng dù có tiện nghi như thế nào thì Halden vẫn là một nhà tù. Có những tù nhân nổi giận, đôi khi họ cần bị cách ly. Thế nhưng ngay cả khu cách ly cũng rất khác biệt với những nhà tù khác. Họ có những bức tranh trên tường và có view nhìn ra khu vườn rộng lớn bao quanh các tòa nhà.
Song hành cùng nhau
Bình thường hóa cuộc sống đằng sau cánh cửa nhà tù – đây chính là triết lý chính làm nền tảng mà dịch vụ cải tạo Na Uy hướng tới. Được biết, thành công của nhà tù Halden không phải chỉ có hệ thống tư pháp mà có sự chung tay của cả cộng đồng. Vì vậy, trong nhà tù Halden có cả các nhân viên như bác sĩ, linh mục, giáo viên. Họ làm việc trong cộng đồng, cộng đồng dần quen với những người phạm tội và những người phạm tội cũng đã quen với cộng đồng.
Ở nhà tù này, quản giáo và tù nhân song hành cùng nhau trong mọi hoạt động. Họ ăn cùng nhau, chơi bóng chuyền, tham gia các hoạt động giải trí và điều đó cho phép chúng tôi có sự tương tác với tù nhân, có thể cùng nói chuyện và khích lệ tinh thần của họ. “Chúng tôi muốn xây dựng một thế giới riêng sau bức tường giam. Ở đó, một xã hội bình thường, gần giống với cuộc sống ngoài kia. Ý tưởng này giúp phạm nhân dễ dàng tái hoà nhập cộng đồng”, ông Are Hoidal, quản giáo lâu năm tại đây, cho biết.
Có một khái niệm được áp dụng ở nhà tù Halden và khắp Na Uy đó là cuộc sống trong tù không khác cuộc sống bên ngoài, điều khác biệt duy nhất là thiếu tự do di chuyển. Hình phạt không được vượt quá những gì mà tù nhân cần để họ cải tà quy chính. Hơn nữa, ý tưởng ở đây là cung cấp cho họ một không gian hoàn toàn bình thường và giúp tù nhân tập trung vào việc chuẩn bị cho một cuộc sống mới sau khi ra tù. Rất nhiều tù nhân đã được thả tự do từ Halden với tư cách là một thợ cơ khí, thợ mộc hay đầu bếp có trình độ.
Minh Khuê
Hình phạt hà khắc trên hòn đảo ở Indonesia, công khai đánh roi nếu ngoại tình hoặc nắm tay âu yếm, quan hệ tình dục trước hôn nhân
Vì ngoại tình, người phụ nữ Indonesia đã bị cưỡng chế thực hiện hình phạt công khai.
Trang The Sun đưa tin ngày 2/3, một người phụ nữ Indonesia vì hành vi ngoại tình đã bị cảnh sát cưỡng chế thực hiện hình phạt công khai. Hàng chục người dùng điện thoại quay lại khung cảnh người phụ nữ quỳ trên bục, cắn răng chịu đựng hàng chục roi.
Người phụ nữ này bị kết tội ngoại tình. Trong khi hai nữ cảnh sát giữ chặt hai tay cô thì một cảnh sát khác che kín mặt đã liên tục giáng 'mưa' roi lên cơ thể cô. Chỉ vài phút sau, người phụ nữ bắt đầu khóc nức nở vì quá đau đớn.
Trong quá trình 'hành pháp', một nhân viên y tế đã mang nước cho người này trước khi tiếp tục bị đánh roi.
Hình phạt đánh roi phổ biến ở nhiều khu vực trên đảo Sumatra, tỉnh Acheh của Indonesia, đặc biệt là thành phố Banda Acheh. Người phạm tội phải chịu từ 25 - 45 roi đánh tùy theo tội đã phạm phải. Đây cũng là nơi duy nhất ở Indonesia áp đặt luật Sharia, khoảng 98% dân số tỉnh Acheh theo đạo Hồi và chấp nhận tuân theo luật Sharia.
Năm 2001, luật Sharia được chính quyền Indonesia thông qua. Người phạm tội có thể bị xử phạt bởi các hành vi đánh bạc, uống rượu, quan hệ đồng tính, quan hệ trước hôn nhân hoặc ngoại tình.
Nhiều nhóm nhân quyền Indonesia và cả Tổng thống Joko Widodo cũng đã lên tiếng kêu gọi chấp dứt hình phạt vô nhân đạo này. Nhưng trên thực tế, luật Sharia vẫn được ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng dân cư Acheh.
Một người đứng đầu tại địa phương này cho biết: 'Những hình phạt này được lập ra để răn đe, không chỉ với người phạm tội mà còn đối với những người theo dõi quá trình xử phạt'.
Ông còn chia sẻ: 'Sự đau đớn vì những đòn roi không là gì cả mà điều tệ nhất chính là sự xấu hổ'. Năm ngoái, có nhiều cặp đôi chưa kết hôn mà đã âu yếm, nắm tay và quan hệ tình dục trước khi cưới đã bị xử phạt đánh roi công khai một cách dã man. Trong đó, 5 cặp đã bị phạt 22 roi sau khi ngồi tù nhiều tháng.
Tháng 11/2017, trước sự reo hò của quần chúng, một người phụ nữ đã bị phạt roi vì hành vi ngoại tình. Tương tự, một nữ sinh viên cũng bị đánh hàng chục roi sau khi bị bắt gặp qua đêm cùng một nam thiếu niên nhưng may mắn được thoát án phạt tiếp theo vì lý do tuổi tác.
Nguồn: The Sun
Theo Hy Li/Tổ Quốc
Nếu giải được 3 trong số 10 câu đố này là bạn đã giỏi lắm rồi đấy Trở thành thiên tài không khó, khó ở chỗ chúng ta có chịu động não hay không. Hãy cố gắng vượt qua những câu đố dưới đây để xem mình tài giỏi đến đâu bạn nhé! Bộ não của chúng ta cần phải được luyện tập thường xuyên để luôn nhạy bén và khỏe mạnh, cũng giống như việc cơ thể sở hữu...