Kỳ lạ người không mạch, không huyết áp
Ông đến bệnh viện nào là bệnh viện đó nháo nhác. Hết y tá đến bác sĩ “thi nhau” đo huyết áp, bắt mạch cho ông, nhưng càng đo, càng bắt, càng lúng túng, càng không tin nổi sự thật về con người kỳ lạ này…
Ông tên là Lê Văn Khi (75 tuổi, trú thôn 3, xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Thời chiến tranh, ông 17 lần bị thương, dù vậy sức khoẻ vẫn tốt. Ông làm nông, thanh niên không theo kịp. Mọi việc chân tay trong nhà, ngoài vườn, dù nặng dù nhẹ, một mình ông cáng đáng, kể cả xây nhà, ông tự làm tuốt. Có lẽ ông khoẻ vì… cười nhiều, nụ cười hồn hậu phô hết cả răng, đôi mắt nhắm tít lại.
Con người lạ lùng này ở tuổi 75 vẫn cầm cuốc dẻo dai như thanh niên.
Ông Khi phát hiện mình “khác người” từ năm 1995. Ông là cán bộ có công nên cứ 5 năm một lần được Trung tâm Nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công Quảng Nam (đóng tại Cẩm Hà, Hội An) cho đi an dưỡng một lần. Đợt an dưỡng kéo dài 8 ngày, nhưng ông chỉ ở đúng một buổi là bị “đuổi” về.
Việc đầu tiên trung tâm thực hiện là cho nhân viên bắt mạch, đo huyết áp ông Khi để nắm vài thông tin về sức khoẻ. Giám đốc trung tâm, bác sĩ Tôn Thất Hoàng, nói: “Đây là cơ sở điều dưỡng chứ không phải điều trị, chúng tôi chỉ khám sơ, nếu ai có bệnh thì giới thiệu đến bệnh viện điều trị…”. Tuy nhiên, cái chuyện khám sơ đó lại làm nhân viên trung tâm toát cả mồ hôi vì tìm hoài không ra mạch và đo hoài không ra huyết áp của ông Khi.
Nhân viên báo cáo lên giám đốc. Giám đốc trực tiếp bắt, rồi đo, nhưng càng bắt, càng đo, càng… sợ. “Ca” này, giám đốc (thời năm 1995) chưa từng thấy nên có phần lúng túng và cả hoảng sợ. “Họ nghĩ tôi chết đến nơi rồi, chứ người sống ai lại không có mạch. Vậy nên giám đốc bảo Phòng Chính sách của trung tâm chi cho tôi 700.000 đồng (chế độ đối với người không đi an dưỡng – PV) và mời thẳng tôi ra cửa, bảo về nhà nhanh” – ông Khi kể lại và há miệng cười khùng khục.
Video đang HOT
Ông Khi về nhà, kể lại với vợ con, ai nghe cũng cười. Mạch, huyết áp là gì, những con người hồn nhiên này không quan trọng, miễn là không đau ốm và làm việc bình thường.
Lúc nào đau ốm phải đến bệnh viện, ông Khi đều mang theo sổ bảo hiểm y tế. Tại đây, tất cả các trang có phần đón tiếp (phần I) không thấy ghi bất cứ chữ gì, từ mạch, nhịp thở, huyết áp, nhiệt độ cho đến cân nặng… “Họ đo không được huyết áp là đưa tôi lên thẳng giám đốc liền, chẳng ai còn nghĩ đến chuyện tôi nặng bao nhiêu…”, ông Khi kể.
Năm 2012, một đêm ông Khi bị đau tức ngực dữ dội. Ông đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam (Vĩnh Điện, Điện Bàn) và gây nên một phen nháo nhác ở đây. Y tá, bác sĩ của nhiều khoa xúm vô “vật lộn” với mạch và huyết áp của ông đến mấy giờ đồng hồ. Sau cùng, các bác sĩ cùng hội chẩn và bảo ông gọi con gái (chị Lê Thị Hoa, đang là cán bộ bộ phận Bảo trợ xã hội của Phòng LĐTBXH huyện Điện Bàn) đến, cho biết tình trạng mạch và huyết áp của ông là “chưa từng gặp”; rồi cho xe chở ông ra Bệnh viện Đa khoa TP.Đà Nẵng. Tại đây, nhân viên bệnh viện lại “khốn khổ” với mạch và huyết áp của ông đến 16h chiều và sau cùng đành cho ông về nhà.
Đến năm 2013, không thể chịu nổi những cơn đau tức ngực, ông Khi lại lên Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam và tiếp tục được chở ra Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, lần này ông được cho nhập viện. Ông ở lại 4 tuần, uống nhiều thuốc cho đến khi đỡ tức ngực mới về.
Dù ông Khi đau bệnh gì, phần đón tiếp trong sổ bảo hiểm y tế của ông cũng đều bỏ trống.
Vào ngày 10/3, chúng tôi trở lại Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam tại Điện Bàn, nghe nhắc đến tên ông, nhiều bác sĩ ồ lên: “Nhớ, nhớ rồi, cái ông… không mạch!” Bác sĩ Võ Đôn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam, nói: “Trong y văn thế giới có nhắc đến trường hợp này, từ chuyên môn gọi là vô mạch. Thế giới chắc là có, còn trong nước mình có hay không, tôi không biết, nhưng cá nhân tôi trừ trường hợp ông Khi thì chưa gặp bao giờ”.
Chiều cùng ngày, qua điện thoại, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam Nguyễn Văn Hai cũng bảo chưa từng gặp trường hợp này bao giờ.
Một bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam có nói rằng, người mắc bệnh này máu chảy rất chậm, yếu, dẫn đến thiếu máu ở các chi nên tay, chân thường lạnh. Đúng vậy, trời nắng nóng nhưng sờ vào tay ông Khi, thậm chí bả vai, lưng, ngực đều thấy lạnh. Tuy nhiên con người “da cá” này lại cười tít mắt: “Da lạnh kệ nó, bác ít khi thấy lạnh, mùa này bác có bao giờ mặc áo lạnh đâu”.
Vợ ông nói, cả chục năm nay, ông Khi mất ngủ. Ông uống thuốc rồi uống bia… cho say để ngủ, nhưng vẫn không ngủ được. Lạ là dù đêm mất ngủ, nhưng ngày ông vẫn làm việc bình thường. Chỉ 2 năm nay, khi xuất hiện cơn đau tức ngực, ông mới thấy mình xuống sức.
Con người lạ lùng này còn sở hữu nhiều điều lạ lùng khác, như việc ông bị thương ở phần oái ăm nhất và chuyện ông cho ra đời những người con với cái duyên rất kỳ lạ… Chúng tôi sẽ trở lại những chuyện lạ khác của ông Khi trong dịp gần nhất.
Theo Cẩm Châu (Dân Việt)
Quảng Nam: Gà nhiễm cúm A/H5N1 bị treo cây
Thay vì báo cơ quan chức năng tiêu hủy, ngăn mầm bệnh, một số người dân ở tỉnh Quảng Nam đem gà chết do nhiễm cúm A/H5N1 treo lên cây ở vệ đường.
Trước nguy cơ vi rút cúm A/H5N1 lây lan ra diện rộng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công điện gửi lãnh đạo 18 huyện, thành phố và các ngành liên quan yêu cầu nhanh chóng triển khai các biện pháp dập dịch, hạn chế đến mức thấp nhất lây lan cũng như thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, đồng thời bảo vệ tốt sức khỏe của cộng đồng...
Gà chết treo cây ở thôn Xóm Phường, xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Trong lúc tỉnh chỉ đạo và các cấp địa phương, cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc thì không ít người dân ở các vùng có nhiều gia cầm nhiễm cúm A/H5N1 lại vô tư tiêu hủy gà chết theo cách riêng của mình.
Bức ảnh gà nhiễm bệnh chết dưới đây bị một người dân đem mắc trên một nhánh cây ở vệ đường thôn Xóm Phường, xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam từ ngày 11-2, trông thật kinh hãi. Nó cho thấy một khi người dân còn chủ quan, thiếu ý thức phòng tránh thì nỗ lực dập dịch khó có hiệu quả, thậm chí tạo thêm điều kiện cho mầm bệnh lây lan.
Xin nói thêm là tại công điện trên, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố và lãnh đạo các sở, ngành, hội, đoàn thể cùng cơ quan thú y các cấp thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Đồng thời, chỉ đạo UBND các xã có gia cầm mắc bệnh cúm A/H5N1 tập trung mọi lực lượng nhanh chóng bao vây, khống chế các ổ dịch; hướng dẫn người dân cách ly các đàn gia cầm tại chuồng, thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng; tiêm vắc xin cúm gia cầm để bao vây dập dịch.
Với hình ảnh gà chết treo cây như vậy, chính quyền xã Điện Hòa và các địa phương khác cần nghiêm chỉnh chấp hành chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nhằm tránh nguy cơ lây lan mầm bệnh.
Theo Hải Âu (Người lao động)
Lật xe chở bia, dân giúp tài xế dọn hiện trường Một xe tải chở đầy bia và nước ngọt lật chắn ngang QL1A; nhiều người dân hai bên đường đã ra giúp lái xe dọn bia để giải phóng mặt đường. Vụ tai nạn xảy ra trưa 30/12 trên tuyến QL1A đoạn qua xã Điện Điện An (huyện Điện Bàn, Quảng Nam). Theo đó, khoảng 11h trưa, xe tải mang BKS 43K-6510 (thuộc...