Kỳ lạ người dân nườm nượp đăng ký xin… “vào tù”
Ở thành phố Budapest, Hungary, mỗi ngày có hàng ngàn lượt người, bao gồm cả người dân trong nước và ngoài nước, đổ về để được đăng ký làm… “tù nhân”.
Một số tòa nhà cũ kỹ, xấu xí ở thành phố Budapest, thủ đô Hungary, hiện đang rất thu hút du khách. Người ta tìm đến đây, trả tiền để được khóa lại làm tù nhân trong những xà lim.
Kể từ lúc bị giam trong đó, người chơi sẽ phải cố gắng thoát ra ngoài bằng cách tự giải hàng loạt những câu đố, những manh mối bí ẩn.
Những manh mối này nếu được giải đúng sẽ giúp họ mở được khóa và tìm được đường ra khỏi nhà giam.
“ Rabbit Hole” (Hang Thỏ) là tên gọi mà người ta đặt cho những nhà giam tự chế mang tính giải trí đầy thú vị này. Những “hang thỏ” như thế được truyền cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết tiếng Anh có từ thế kỷ 19 – “Những cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên”.
Một người chơi đang tìm kiếm manh mối trong “hang thỏ”.
Hiện có khoảng 100 “hang thỏ” ở thủ đô Budapest của Hungary. Trong vòng 3 năm trở lại đây, những “hang thỏ” này trở thành địa điểm hấp dẫn khách du lịch hàng đầu của thành phố.
Trò chơi “tẩu thoát” hay trò chơi “vượt ngục” kiểu này đã giúp tận dụng những tòa nhà cũ kỹ, những căn hầm bị bỏ không ở thành phố Budapest.
Những địa điểm đáng lẽ bị bỏ quên giờ trở thành những nguồn thu lợi cho du lịch thành phố, thậm chí trở thành những điểm đến hấp dẫn nổi tiếng nhất tại Budapest.
Trong tuần trước, người dân Hungary vừa tổ chức festival cấp quốc gia đầu tiên, trong đó, người dân trên khắp cả nước cùng chơi trò “tẩu thoát”, có tới hàng trăm đội đã đăng ký tham gia. Các “nhà tù” tự chế trên khắp quốc gia đồng loạt tổ chức những cuộc thi “vượt ngục”.
Video đang HOT
Đại diện ban tổ chức festival chia sẻ: “Hàng ngày chúng ta bị cuốn vào những vòng xoáy mưu sinh, nhưng khi tham gia vào trò chơi này, chúng ta sẽ bước vào một thế giới khác, nơi mà các vấn đề phức tạp đời thường tạm thời biến mất để nhường chỗ cho cảm giác phiêu lưu, đầy hưng phấn”.
Người chơi đang tìm kiếm manh mối trong “nhà tù” để có thể “tẩu thoát” ra ngoài.
Hiện tại, ngành nghề kinh doanh “nhà tù” kiểu này rất phát đạt và ngày càng được mở rộng tại Budapest. Để có thể mở một nhà tù như vậy, kinh phí đầu tư không nhiều, chỉ khoảng 2.000-3.000 đô la (từ 40-60 triệu đồng).
Giờ đây, ý tưởng này đã được “xuất khẩu” ra nước ngoài, những “nhà tù” như vậy đã bắt đầu xuất hiện ở Vienna (Áo) hay Bucharest ( Romania)…
Trò chơi này sẽ càng trở nên lý thú khi chơi theo đội bởi nó đòi hỏi những kỹ năng đa dạng. Các thành viên sẽ cùng hợp tác để tìm kiếm manh mối, cùng giải các câu đố bằng cách sử dụng tư duy logic và những kỹ năng đa dạng.
Đối với trò chơi “vượt ngục”, du khách có thể trở đi trở lại để chơi nhiều lần bởi các thử thách luôn luôn thay đổi, hơn nữa cũng có nhiều trò chơi đa dạng khác nhau, có trò thử thách sức chịu đựng tâm lý, có trò thử thách giới hạn thể lực. Sau khi thoát ra được khỏi “nhà ngục”, du khách sẽ được “hồi sức tích cực” bằng những bữa ăn ngon miệng.
Bên cạnh những điểm đến mang ý nghĩa văn hóa – lịch sử ở thủ đô Budapest, giờ đây, những “nhà ngục” như thế này hiện đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách hàng đầu tại thành phố và đã bắt đầu xuất hiện mở rộng tại các thành phố Châu Âu khác.
Các “phòng giam” cũng được thiết kế ngày càng đa dạng, có phòng thiết kế theo phong cách Ai Cập cổ đại, tựa như những hầm mộ của pha-ra-ông; có phòng theo phong cách kiến trúc thời Trung cổ, tựa như những lâu đài…
Đối với những du khách từ xa tới Budapest, có một lời khuyên là họ không nên đặt vé máy bay quá gấp bởi rất có thể họ sẽ bị mắc kẹt lâu hơn dự kiến trong “nhà tù”.
Giá chơi trò “vượt ngục” này không rẻ, khoảng hơn 50 đô la/đội (hơn 1 triệu đồng). Người chơi sẽ luôn được các “cai ngục” quan sát thông qua những máy quay. Nếu người chơi có dấu hiệu chán nản, bế tắc, các “cai ngục” sẽ giúp họ có thêm manh mối để… “vượt ngục”.
Một người chơi đang truy tìm manh mối trong một phòng giam được thiết kế theo phong cách cửa hiệu dược phẩm.
Trò chơi này ngày càng phổ biến đối với người trẻ ở Budapest nói riêng và giới trẻ Châu Âu nói chung, nó thử thách những giới hạn của người chơi và buộc họ phải cùng hợp tác với nhau mới có thể thoát ra khỏi nhà tù. Trong quá trình tham gia, mỗi người sẽ tự bộc lộ và tự nhận thấy những điểm mạnh yếu của mình cũng như của những người xung quanh.
Một cô bé đứng ở lối ra vào của một hầm rượu đã được biến thành một “trại giam”.
Với hơn 50 công ty hoạt động hơn 100 “phòng giam” tại Budapest, cuộc cạnh tranh đang ngày càng trở nên gay gắt. Những “phòng giam” mới xuất hiện về sau lại càng có thêm nhiều nét khác biệt độc đáo.
Hình ảnh người chơi và những manh mối bên trong các “hang thỏ”:
Bích Ngọc
Theo Dantri/ Business Insider
Chuyển giai đoạn tìm kiếm mới: Dùng tàu quét đáy biển "mò" MH-370
Giai đoạn tìm kiếm trực quan từ máy bay, tàu nổi đã kết thúc. Lực lượng cứu hộ chuyển qua giai đoạn dùng tàu quét, tìm chiếc Boeing 777-200 dưới đáy biển.
"Chúng tôi đang chuyển sang giai đoạn tìm kiếm diện rộng dưới đáy biển", Thủ tướng Úc Tony Abbott cho biết trong một buổi họp báo vào hôm thứ hai (28-4). Trước đó, tàu ngầm không người lái của Mỹ Bluefin-21 đã hoàn thành việc tìm kiếm ở một khu vực có bán kính 10km dưới đáy Ấn Độ Dương, nơi mà tín hiệu đáng ngờ thứ hai phát ra từ hộp đen máy bay được nghe thấy vào hôm 8/4.
Mô hình hoạt động của tàu ngầm tự động (AUV) Blue Fin 21
Ông Abbott cho biết, hiện rất khó để tìm thấy mảnh vỡ của máy bay trên bề mặt biển, vì vậy việc tìm kiếm trực quan thực hiện bởi máy bay và tàu có thể dừng lại.
Giai đoạn mới sẽ liên quan tới các nhà thầu thương mại chuyên về tìm kiếm dưới đáy đại dương và có thể mất từ 6-8 tháng nếu điều kiện thời tiết cho phép. Tổng kinh phí chi cho giai đoạn mới này có thể lên tới gần 56 triệu đô-la Mỹ. Úc vẫn rất tin tưởng vào các tín hiệu "ping" được Mỹ phát hiện, và duy trì vai trò lãnh đạo trong công tác tìm kiếm.
Các thiết bị tìm kiếm trong hợp đồng có thể được triển khai ngay trong tuần và Bluefin-21 vẫn sẽ tiếp tục sứ mệnh của mình trong các khu vực lân cận.
"Bluefin-21 vẫn sẽ tiếp tục được đưa xuống nước. Những gì chúng tôi đang làm là tăng cường việc tìm kiếm dưới nước bằng những công nghệ khác nhau, đặc biệt là sử dụng thiết bị chuyên ngành kéo phía sau tàu để quét đáy biển và tìm kiếm bằng chứng về mảnh vỡ của máy bay".
Úc vẫn trực chiến một chiếc máy bay tuần thám, rất có thể là P-3C Orion, sẵn sàng cất cánh ngay khi có manh mối về MH-370.
Đã 52 ngày trôi qua kể từ khi chiếc máy bay Boeing 777-200 của hãng hàng không Malaysia biến mất trên hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh hôm 8/3, nhưng đến giờ vẫn chẳng có manh mối gì.
Trong một thông tin có liên quan, hôm 28-4, tại buổi họp báo chung với ông Angus Houston, giám đốc Trung tâm cơ quan điều nhất chung của Úc (JACC), ông Ma Zhaoxu, đại sứ Trung Quốc tạiÚc cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp nguồn lực thích hợp cho việc tìm kiếm máy bay MH-370, đồng thời hy vọng rằng các nước khác sẽ vẫn đóng góp vào việc tìm kiếm.
Còn phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương thì cho biết tại Bắc Kinh rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục kết nối thông tin, hợp tác với Malaysia và Úc, hỗ trợ tích cực và tham gia vào giai đoạn mới của việc tìm kiếm MH-370.
Trung tâm tìm kiếm và cứu nạn hàng hải Trung Quốc khẳng định sẽ điều chỉnh các hoạt động tìm kiếm chuyến bay MH-370, đặc biệt tăng cường công tác tìm kiếm dưới nước. Những tàu mới có thể đáp ứng nhu cầu tìm kiếm dưới biển sẽ được điều động để tham gia vào hoạt động và tiếp tục hợp tác với các nước khác.
Cũng trong ngày 28/4, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết sau chỉ thị của chính phủ Úc, những nhân viên của Lực lượng tự vệ Nhật Bản (SDF) được triển khai để giúp đỡ tìm kiếm máy bay mất tích trên không đã giải tán. Theo đó, chiếc máy bay giám sát P-3C và các nhân viên SDF được lệnh quay trở lại Nhật Bản.
Theo VNE
Thu hẹp qui mô tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích Giai đoạn mới sẽ tập trung nhiều vào việc tìm kiếm dưới đáy biển. Việc tìm kiếm trên mặt biển chiếc MH370 sẽ tạm thời dừng lại (Ảnh: AP). Hôm nay (30/4) sẽ kết thúc các hoạt động tìm kiếm các mảnh vỡ của chiếc máy bayMalaysia mất tích trên mặt biển và trên không tuy nhiên vẫn sẽ tiếp tục việc tìm...