Kỳ lạ ngỗng ‘bướu cổ’ giá gần nửa lượng vàng, được ví như Rolls-Royce của giới gia cầm
Mang dáng vóc to lớn và dữ tợn, loài ngỗng này được còn có biệt danh là ‘ chúa sơn lâm’.
Nếu như ngỗng bình thường có cân nặng chỉ khoảng 6-10kg thì loài ngỗng kỳ lạ này có vóc dáng khổng lồ hơn nhiều với cân nặng lên tới 20-25 kg. Nếu được nuôi dưỡng đúng cách, chúng có thể nặng tới 40kg, nặng ngang một chú chó.
Không chỉ có vóc dáng to lớn, loài ngỗng này còn sở hữu vẻ ngoài khá dữ tợn với mỏ và mào đen thẫm. Một số con có phần yếm dưới cổ dài và chảy lộ hắn xuống dưới, nhìn giống như chúng bị “bướu cổ”. Đặc biệt khi ngỗng trưởng thành, phần lông cổ của chúng sẽ mọc dày và xù ra, nhìn giống như bờm sư tử. Vì thế mà chúng còn có tên gọi là “ngỗng sư tử”.
Đây là loài ngỗng có nguồn gốc từ Siberia và Trung Quốc. Do kích thước lớn nên chúng thường di chuyển chậm, khả năng tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên rất kém, chủ yếu phụ thuộc vào chủ nhân của chúng. Bù lại, ngỗng sư tử có ưu thế về tốc độ sinh trưởng. Thông thường, chỉ mất từ 2 tháng là chúng đã trưởng thành và có thể giao phối.
Video đang HOT
Tại Trung Quốc, ngỗng sư tử còn được ví như “Rolls-Royce” trong giới gia cầm bởi giá của chúng vô cùng đắt đỏ. Một con bình thường có thể bán với giá 500-800 NDT (1,6 – 2,6 triệu đồng). Nếu có chất lượng tốt, nó có thể được bán với giá hơn 1.000 NDT (3,2 triệu đồng). Con đắt nhất từng được bán ở Quảng Đông, Trung Quốc vào năm 2020 có giá hơn 14.000 NDT (khoảng 45,5 triệu đồng), tương đương hơn nửa lượng vàng hiện tại.
Vậy, vì sao ngỗng sư tử lại có giá “cắt cổ” đến vậy?
Thực chất, số lượng ngỗng sư tử không nhiều. Chúng hiện chỉ được nuôi rải rác ở khu vực Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc). Loại ngỗng này thích môi trường sống có nhiệt độ cao, nhưng khi nhiệt độ thấp thì tốc độ sinh trưởng của chúng sẽ chậm lại, thậm chí dễ bị bệnh và chết.
Bên cạnh đó, con giống ngỗng sư tử rất đắt và chi phí chăn nuôi rất cao. Sản lượng trứng của chúng thậm chí còn thấp hơn ngỗng thông thường. Thường phải mất hơn hai năm mới bắt đầu đẻ trứng, sản lượng trứng mỗi năm chỉ khoảng 20-35 quả. Ngoài ra, chúng sẽ ngừng đẻ trứng sau 5 năm.
Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua chất lượng thịt của ngỗng sư tử – yếu tố quan trọng khiến giá của chúng luôn cao ngất ngưởng. Thịt của chúng không có mùi tanh như ngỗng thông thường, khi ăn sẽ có cảm giác như đang tan chảy trong miệng. Từ đầu, cánh, chân, cổ của chúng đều là đặc sản vô cùng thơm ngon. Không chỉ vậy, thịt của chúng còn rất giàu dinh dưỡng và có công dụng trong chữa trị bệnh.
Ở Việt Nam, ngỗng sư tử đã được nhập về nuôi từ lâu. Chúng được xem là giống ngỗng quý và được nằm trong danh sách các loài cần bảo tồn nguồn gen. Ngỗng giống có giá bán từ 100.000 – 120.000đ/con.
Loài vật máu lạnh, dám săn cả hổ, gấu và báo hoa mai
Chúa sơn lâm có thể khiến cho bất cứ loài vật nào cũng phải tránh xa, nhưng khi gặp sói lửa thì chúng cũng phải kiêng nể vài phần, thậm chí nếu gặp cả đàn, hổ lại trở thành con mồi bị săn đuổi...
Sói lửa là động vật ăn thịt cỡ trung, nhỏ hơn chó sói thông thường, sống chủ yếu ở Ấn Độ và các khu vực Nam Á, Đông Nam Á và cả ở Việt Nam
Sói lửa có thể dễ dàng được nhận biết nhờ lớp lông màu hung pha vàng, phần đuôi tối màu
Sói lửa đơn độc cất tiếng kêu, báo cho đồng loại có kẻ săn mồi đáng gờm trong khu vực
Theo chuyên gia về động vật hoang dã, sói lửa có tập tính hay nhử hổ đi xa khỏi hang để cả đàn cùng tấn công, thậm chí là cả gấu hoặc báo hoa mai
Sói lửa là loài đi săn quy mô bầy đàn, một đàn sói lửa lên tới 25 cá thể hoàn toàn hạ gục được một con bò tót trưởng thành
Sói lửa là động vật săn mồi theo bầy đàn tàn độc rất hung tợn với tiếng tru rợn người
Chúng có tập tính phải giết con mồi bằng được, hàm răng của sói lửa dễ dàng xé đứt cả da trâu, da bò
Năm 2017, một đàn sói lửa hơn 40 con đã giết chết hai con hổ, sau khi mất 18 con trong cuộc kịch chiến này
Năm 2017, một đàn sói lửa hơn 40 con đã giết chết hai con hổ, sau khi mất 18 con trong cuộc kịch chiến này
Kỳ lạ loài cây biết 'đi bộ' duy nhất trên thế giới Có một loài cây đặc biệt được cho là đã tiến hóa với khả năng kỳ lạ là 'đi bộ' trong rừng. Thời thơ ấu, chúng ta đã biết rằng cây cối đứng yên và một số cây có thể sống tới 1.000 năm. Chúng phát triển về kích thước với rễ bám vào mặt đất để có thể đảm bảo nước và...