Kỳ lạ ngôi làng sống trên đống lửa suốt gần thế kỷ
Người dân sống trong thị trấn Jharia, Ấn Độ đang “chết dần chết mòn” do mắc các bệnh về da và hô hấp.
Theo tin tức trên Daily Mail, thị trấn Jharia thuộc tỉnh Jharkhand, Đông Bắc Ấn Độ nằm phía trên hơn 70 đám cháy ngầm dưới bề mặt đất kể từ năm 1916.
Tại đây, người dân địa phương đang chết dần chết mòn vì tỷ lệ mắc các bệnh về rối loạn hô hấp và bệnh da liễu cao đến mức báo động, bắt nguồn từ những đám cháy ngầm dưới đất suốt gần một thế kỷ qua, khiến khói độc bao phủ lên cả một vùng.
Những người dân làng ở Jharia, Jharkhand, đứng bên cạnh những đám lửa đang cháy.
Được biết, tình trạng này diễn ra sau một vụ sập mỏ than đá ở vùng giàu nguồn nhiên liệu địa khai này. Trong hàng chục năm qua, các nhà chức trách đã nỗ lực dập tắt đám lửa nhưng đều vô ích.
Được tiếp “nhiên liệu” bằng số than đá có trị giá ước tính lên tới hàng tỉ USD nằm dưới bề mặt đất, các đám cháy đã tạo ra những hố lún sụt, từng “nuốt chửng” 250 hộ gia đình chỉ trong vòng 4 tiếng cách đây 20 năm.
Đám khói chứa đầy những chất độc như lưu huỳnh, carbon và nitơ oxit bao phủ khắp thị trấn và “len lỏi” vào cuộc sống của người dân địa phương mỗi ngày. Các khí này chính là nguyên nhân khiến tỉ lệ người dân mắc các bệnh về da liễu và rối loạn hô hấp rất cao.
Mặc dù vậy, người dân và trẻ em trong khu vực này hàng ngày vẫn mạo hiểm kiếm sống bằng cách đào lấy các mẩu than đá ở dưới nền đất nóng để đém bán tại các khu chợ địa phương.
Video đang HOT
Những người thợ mỏ đang đào than đá từ dưới các mỏ.
Được biết, đám cháy mỏ than đầu tiên được phát hiện trong khu vực này vào năm 1916 và nguyên nhân được cho là do mỏ lộ thiên không được cho ngừng hoạt động đúng cách. Hàng chục năm sau đó, các đám cháy đã lan rộng và thực sự trở nên không kiểm soát được.
Và bất chấp những cảnh báo liên tiếp được đưa ra, thị trấn này và khu vực xung quanh đang trên bờ vực của thảm họa sinh thái và nhân đạo. Không có biện pháp gì được thực hiện để giúp đỡ người dân bấp chấp cam kết di dời toàn bộ thị trấn.
Đám cháy dưới lòng đất thải ra những khí độc khắp thành phố, gây ra các bệnh về da và hô hấp cho người dân.
Tạp chí Earth Magazine đưa tin, người ta tin rằng, nếu số than đá còn lại dưới mặt đất (khoảng 1,5 tỉ tấn) bốc cháy với tốc độ tương tự như hiện nay, các đám cháy có thể sẽ kéo dài thêm 3.800 năm nữa.
Nhiếp ảnh gia Johnny Haglund đã tới thăm thị trấn Jharia năm ngoái để thực hiện dự án nhiếp ảnh “The Earth is on Fire” (Trái đất đang bốc cháy). Johnny mô tả cảm giác của ông khi đó cứ như da đang bị thiêu cháy. Được biết, dự án này của Johnny đã giành giải nhất.
Tại đây, bất chấp các điều kiện sống khủng khiếp, Johnny vẫn thấy cảnh trẻ nhỏ chân trần đi khắp làng tìm than đá bán lấy tiền.
“Cuối mỗi ngày, quần áo và da của tôi bị bám một lớp bụi than đá dày đặc. Tôi thường cảm thấy như khuôn mặt mình đang bốc cháy. Tôi đi ủng rất dày nhưng thỉnh thoảng khi di chuyển, tôi cảm thấy đế giày của mình gần như tan chảy. Ấy vật mà, tôi vẫn nhìn thấy những đứa trẻ nhỏ khoảng 6 – 7 tuổi không có giày, dép thường đi kiếm than và thở trong bầu không khí đó. Điều này rất kinh khủng”, Johnny kể lại.
Thiên Bình
Theo_Người Đưa Tin
Ấn Độ: Đám đông đánh chết nghi can cưỡng hiếp
Khoảng 1.500 người ngày 5/3 tấn công một nhà tù ở bang Nagaland, Ấn Độ, bắt giữ và đánh một nghi can cưỡng hiếp đến chết. Vụ việc xảy ra sau khi chính phủ cấm phát hành một phim tư liệu về một vụ hiếp dâm năm 2012, làm bùng phát làn sóng phản đối mạnh mẽ.
Đám đông vây quanh nghi phạm vừa bị kéo ra khỏi tù và bị đánh chết. (Ảnh:AFP)
Hãng thông tấn AFP đưa tin ngày 5/3 một đám đông khoảng 1.500 người ở đông bắc Ấn Độ, giận dữ vì tỷ lệ tấn công tình dục tăng cao ở nước này, đã tấn công và kéo một nghi can cưỡng hiếp ra khỏi nhà tù. Nghi can này sau đó đã bị đánh hội đồng cho đến chết và bị treo cổ.
Người đàn ông này đã bị buộc tội cưỡng hiếp một phụ nữ nhiều lần và bị giam tại nhà tù bang Nagaland.
AP dẫn lời hãng tin PTI của Ấn Độ cho biết: "Một cuộc biểu tình quy mô lớn chống vụ cưỡng hiếp này đã được tổ chức tại thị trấn Dimapur, Nagaland vào buổi sáng 5/3. Sau đó đám đông giận dữ đã tấn công vào nhà tù quận và lôi nghi can ra ngoài".
Theo tờ Hindustan Times, đám đông đã "đạp ngã 2 cánh cổng và bắt giữ nghi phạm", trước khi kéo kẻ này gần 7 km đến tháp đồng hồ của thị trấn.
"Tình huống đang rất căng thẳng", Meren Jamir, sĩ quan cảnh sát địa phương, tiết lộ với báo Hindustan Times. "Chúng tôi đang cố gắng hết sức để phục hồi trật tự".
Làn sóng giận dữ ở Ấn Độ đã bùng phát sau khi chính phủ cấm phát hành một phim tư liệu về vụ cưỡng hiếp tập thể một nữ sinh vào tháng 12/2012 ở nước này. Chính phủ thậm chí còn yêu cầu trang mạng YouTube chặn truy cập bộ phim này.
Vụ tấn công tình dục hồi tháng 12/2012 đã từng làm dấy lên sự phản đối dữ dội của người dân Ấn Độ cũng như cộng đồng quốc tế về nạn tấn công tình dục nhằm vào phụ nữ ở nước này.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AFP
Soi cuộc sống của thợ mỏ miền đông Ukraine Than đá ngày càng trở nên quan trọng với Ukraine khi mùa đông đang đến gần những 55% lượng than đá lại nằm ở miền đông. Những người thợ mỏ cười đùa ở mỏ Glubokaya, tỉnh Donetsk. Theo AP, do khó khăn trong nền kinh tế nên than đá trở thành nguồn nhiên liệu quan trọng cho Ukraine. Hiện tại, Ukraine phải nhập...