Kỳ lạ mưa chocolate liên tục rơi tại một thị trấn của Thụy Sĩ
Mấy ngày gần đây tại khu vực công nghiệp của Olten, một thị trấn ở tây bắc Thụy Sĩ, đã xảy ra một hiện tượng lạ. Cư dân của thị trấn này báo cáo về việc đã có những cơn mưa chocolate kỳ lạ xuất hiện.
Nếu có chuyện chocolate rơi từ trên trời xuống ở bất cứ nơi nào trên thế giới, thì hẳn nó phải diễn ra tại Thụy Sĩ. Đất nước thuộc châu Âu này nổi tiếng với việc làm ra loại chocolate ngon nhất thế giới, vì vậy việc một cơn mưa chocolate xảy ra ở đây cũng rất hợp lý. Điều thú vị là chuyện tưởng như chỉ có trong tưởng tượng này đã xảy ra ngoài đời.
Mấy ngày gần đây tại khu vực công nghiệp của Olten, một thị trấn ở tây bắc Thụy Sĩ, đã xảy ra một hiện tượng lạ. Cư dân của thị trấn này báo cáo về việc đã có những cơn mưa chocolate kỳ lạ xuất hiện.
Các báo cáo về việc bột chocolate từ trên trời rơi xuống ở thị trấn Olten đã bắt đầu xuất hiện trên mạng cách đây vài ngày, kèm theo hình ảnh về những chiếc xe hơi phủ đầy chất màu nâu. Chính quyền sau đó đã xác nhận và có lời giải thích hợp lý cho hiện tượng lạ này.
Bột chocolate phủ đầy trên một chiếc xe hơi ( Nguồn : Oddity Central)
Theo đó, thị trấn Olten là nơi đặt nhà máy sản xuất chocolate Lindt & Spruengli. Sự cố của hệ thống thông gió trong dây chuyền rang ca cao tại nhà máy dường như đã khiến bột ca cao bị thải ra không khí bên ngoài, sau đó được những cơn gió thổi đến các khu dân cư gần đó.
Nhà máy này đã rất nỗ lực khắc phục sự cố và nhấn mạnh rằng bột chocolate không gây nguy hiểm cho con người hoặc môi trường.
Người dân sau khi biết rõ nguyên nhân sự việc cũng đã yên tâm hơn. Họ thậm chí còn đùa nhau, bày tỏ hy vọng những cơn mưa này có thể kéo dài thêm vài ngày nữa. Một số người “hóm hỉnh” hơn thì lại than thở về việc trời chỉ đổ mưa chocolate mà không “mưa” đồng hồ Thụy Sĩ./.
Điều khó tin ở thị trấn "ma" kỳ lạ nhất thế giới
Thị trấn 'ma' Gagnon ở Quebec, Canada không giống bất cứ nơi nào trên thế giới. Nơi đây không có bất cứ tòa nhà bỏ hoang nào. Vì sao lại vậy?
Nằm cách thành phố Quebec, Canada khoảng 600 km về phía bắc, thị trấn "ma" Gagnon không giống bất cứ nơi nào tương tự trên thế giới.
Thị trấn Gagnon được thành lập vào năm 1960 sau khi phát hiện ra quặng sắt trong khu vực. Khi ấy, bờ hồ Barbel được chọn làm nơi xây dựng thị trấn Gagnon.
Với sự phát triển của việc khai thác mỏ, số lượng người đổ về thị trấn Gagnon ngày càng tăng. Do đó, các cơ sở hạ tầng như bệnh viện, sân bay, nhà thờ, trường tiểu học, trung học và các doanh nghiệp khác được xây dựng khắp thị trấn. Vào thời kỳ hưng thịnh nhất, Gagnon là nơi sinh sống và làm việc của khoảng 4.000 thợ mỏ và gia đình.
Vào những năm 1970, sản xuất thép giảm trên khắp khu vực Bắc Mỹ do hậu quả của cuộc suy thoái năm 1973 - 1975. Sự kiện này tác động đến tận thập niên 80.
Vào năm 1977, các mỏ trong khu vực Gagnon cạn kiệt. Vì vậy, người dân nơi đây chuyển hoạt động khai thác đến đến mỏ ở hồ Lửa (Fire Lake), nằm cách Gagnon khoảng 90 km về phía đông bắc.
Đến giữa những năm 1980, các mỏ không còn mang lại lợi nhuận lớn như trước. Vì vậy, giới chức quyết định đóng cửa các mỏ.
Tiếp đến, chính quyền sơ tán toàn bộ người dân ở thị trấn Gagnon đến nơi khác sinh sống.
Vào năm 1985, nhà chức trách tiến hành tháo dỡ, san bằng toàn bộ các công trình ở thị trấn Gagnon. Vì vậy, Gagnon trở thành thị trấn "ma" hoang vắng không có bất cứ bất cứ ngôi nhà hay cơ sở hạ tầng nào.
Dấu vết duy nhất về sự tồn tại của thị trấn Gagnon hưng thịnh một thời là những con đường chính và đường băng sân bay.
Vào năm 1987, tuyến đường cao tốc được xây dựng xuyên qua thị trấn Gagnon nối Baie-Comeau với Labrador.
Hồ nước 82 độ C kỳ lạ liên tục phát triển trên miệng núi lửa Với nhiệt độ nước ở ngưỡng từ 71 đến 82 độ C, đến nay, hồ nước trên miệng núi lửa vẫn tiếp tục phát triển cả về chiều sâu và độ dài. Cận cảnh miệng phun Halema'uma'u trên núi lửa Klauea. (Nguồn: Pinterest) Một hồ nước kỳ lạ hình thành trên miệng phun Halema'uma'u của núi lửa Klauea, Hawaii (Mỹ). Hồ được phát...