Kỳ lạ loài rắn có khuôn mặt như hải cẩu: Chúng có độc và nguy hiểm hay không?
Đây là loài rắn gì, có ở Việt Nam hay không?
Nếu nhìn vào khuôn mặt của loài rắn này, có thể bạn sẽ liên tưởng ngay đến khuôn mặt của một chú chó hay hải cẩu. Thế nhưng loài rắn này lại có một cái tên chẳng hề liên quan đến khuôn mặt hay hình dáng của nó chút nào: Rắn vòi voi (tên khoa học: Acrochordus javanicus).
Lý do chúng được đặt tên là rắn vòi voi vì làn da dày lỏng lẻo, nhăn nheo giống như vòi của một con voi. Ngoài ra phần vảy lớn và có bướu nên chúng còn có tên gọi khác là rắn mụn cơm hay rắn rầm ri cóc.
Đây là loài rắn phân bố ở phía bắc Sumatra và xung quanh bờ biển phía tây của Malaysia. Chúng có chiều dài tối đa 2,5m và thường sống ở các con suối, ao và đầm gần bờ biển. Tuổi thọ khi nuôi nhốt của chúng lên đến 12 – 20 năm.
Rắn vòi voi là một trong những loài rắn lớn nhất thế giới với cơ thể giống một con trăn hơn là rắn. Chúng di chuyển khá chậm chạp và hiền lành. Thực tế loài rắn này không hề có nọc độc nên không gây nguy hiểm cho con người, thường được nuôi làm thú cưng.
Rắn vòi voi thích nghi hoàn toàn với cuộc sống dưới nước tới mức cơ thể của chúng dễ bị tổn thương nghiêm trọng nếu di chuyển trên cạn. Hơn nữa, phần bụng không có lớp vảy lớn như các loài rắn khác nên chúng không thể di chuyển trên cạn.
Vì không có nọc độc nên rắn vòi voi giết con mồi bằng cách quấn siết như trăn. Chúng ăn lươn, cá da trơn và lưỡng cư… Rắn vòi voi cũng sống ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Việt Nam (tuy nhiên IUCN cho rằng loài này không có ở Việt Nam)…
Khoảnh khắc kinh ngạc hải cẩu con thoát khỏi hàm cá mập trắng trong gang tấc
Những bức ảnh gây ấn tượng mạnh đã ghi lại khoảnh khắc 'cực hiếm' một chú hải cẩu con thoát khỏi hàm cá mập ở Vịnh False, Nam Phi.
Khoảnh khắc kinh ngạc hải cẩu con thoát khỏi hàm cá mập trắng trong gang tấc
Cảnh tượng cực kỳ hiếm gặp diễn ra trên 'Đảo hải cẩu', một tảng đá nơi tập trung rất nhiều đàn hải cẩu con ở Vịnh False, Nam Phi. Nhiếp ảnh gia Peter Bradley, 55 tuổi, đã mô tả vụ việc hấp dẫn này là một 'trải nghiệm thú vị'.
Những kẻ săn mồi khổng lồ dưới nước ẩn mình, không bị phát hiện dưới ánh sáng lờ mờ lúc mặt trời mọc. Nhưng khi thấy hải cẩu con bay là là ở mặt nước, con cá mập trắng to lớn tăng tốc và phóng mình hướng về con mồi.
Con hải cẩu con rơi trúng miệng rộng của cá mập trắng nhưng cuối cùng bằng một cách nào đó, con chim nhỏ tìm cách xoay sở và thoát được nanh vuốt của kẻ săn mồi. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia Peter Bradley cho biết điều đáng buồn là nhiều khả năng con hải cẩu không khó sống sót sau vết cắn của cá mập.
Dù bị thương nhưng con hải cẩu con đã xoay sở thoát khỏi hàm cá mập
Nhiếp ảnh gia 55 tuổi nói: "Con cá mập trắng lớn thường săn lùng những con hải cẩu nhỏ, trẻ và kém khả năng hơn. Khi chúng phát hiện mục tiêu, chúng sẽ lượn vòng ở vùng sâu nhất trong khu vực vịnh, sau đó sử dụng độ sâu này để tăng tốc độ. Chúng điều chỉnh tốc độ và hướng của mình để đánh con mồi từ dưới mặt nước. Tốc độ là quan trọng. Chúng thường phóng mình rất nhanh lên mặt nước và dùng cái miệng lớn để bắt con mồi. Nếu con mồi không bị thương, chúng có thể dễ dàng xoay sở để trốn thoát hơn. Nhưng trường hợp này cực kỳ hiếm gặp, con hải cẩu con đã bị cá mập cắn, dù bị thương nhưng hải cẩu vẫn cố gắng thoát khỏi miệng cá mập".
Một chi tiết mà nhiếp ảnh gia lưu ý đó chính là thời điểm diễn ra vụ tấn công. Ông cho rằng thời gian lúc mặt trời bắt đầu mọc rất quan trọng vì khi đó trời vẫn còn nhá nhem tối, con hải cẩu không thể phát hiện ra con cá mập. Nhưng vẫn đủ ánh sáng để con cá mập trắng có thể trông thấy và bắt mồi.
Nhiếp ảnh gia Peter Bradley nói: "Với tôi, đó là một trải nghiệm thú vị. Để ghi được khoảnh khắc hiếm hoi này bằng máy ảnh cần có sự kiên nhẫn, tập trung và nhiều may mắn. Bức ảnh trở nên tuyệt vời hơn vì cảnh bình minh trên biển rất đẹp, bối cảnh xung quanh có xen lẫn núi non. Sức mạnh và sự nhanh nhẹn của cá mập trắng thật đáng kinh ngạc".
Hải cẩu hoang dã ôm thân mật thợ lặn Khoảnh khắc đáng yêu do nhà nghiên cứu sinh vật biển Ben Burville người Anh chia sẻ lại cho thấy sự gần gũi của con người và động vật hoang dã.