Kỳ lạ loài chim bay tới 10 tháng không cần hạ cánh
Chim yến thông thường có tỷ lệ sống sót cao hơn so với các loài chim khác và thời gian bay của chúng được cho là ảnh hưởng trực tiếp đến điều đó.
Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ rằng, một số loài chim có thể ăn uống, giao phối, thậm chí ngủ khi đang bay và thực sự có một loài chim như vậy khi nó có thể bay đến 10 tháng mà không cần hạ cánh.
Đúng như tên gọi của nó, chim yến ( Apus apus) là một loài chim phổ biến sống ở khắp châu Âu và phần lớn châu Á, nhưng thời gian bay của chúng không giống nhau. Loài chim cỡ trung bình này hiện đang giữ kỷ lục về thời gian bay trên không trung nhiều nhất mỗi năm, với dữ liệu cho thấy chúng có thể dành đến 10 tháng trong số 12 mà không cần hạ cánh dù chỉ một lần.
Chúng uống và ăn trong không khí, ăn thịt bất kỳ loài côn trùng nào có thể bắt được trong chuyến bay. Chúng cũng có thể giao phối trong không khí và cũng có thể ngủ trong không khí bằng cách lướt trên các dòng khí ấm được gọi là “nhiệt”.
Các lý thuyết về việc những con chim có thể dành phần lớn cuộc sống của chúng ở trên không được bắt nguồn từ những năm 1950, nhưng cho tới năm 2016 những báo cáo mới rõ ràng hơn.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Khoa Sinh học của Đại học Lund đã phát triển một loại thiết bị ghi dữ liệu vi mô mới để theo dõi chuyển động của các loài chim. Các phát hiện cho thấy những con chim yến thông thường đã dành hơn 99% thời gian của chúng trong 10 tháng không sinh sản trên không.
Tác giả nghiên cứu Anders Hedenstrm chuyên gia nghiên cứu của Pháp cho biết: “Một vài cá thể trong nghiên cứu của chúng tôi thực sự không bao giờ hạ cánh trong thời gian này, và ông cũng nói thêm rằng mình tin bằng cách nào đó những con chim yến ngủ trong khi bay.
Video đang HOT
Cơ thể của chúng đã thích nghi với việc bay gần như không ngừng nghỉ, với bộ cánh dài, hẹp, chân ngắn, nhẹ, chúng có hình dạng khí động học gần như hoàn hảo. Chúng cũng rụng lông rất chậm trong khoảng thời gian sáu tháng, vì không để lại bất kỳ khoảng trống đáng kể nào có thể ảnh hưởng đến chuyến bay của chúng.
Chim yến thông thường có tỷ lệ sống sót cao hơn so các loài chim khác và thời gian bay của chúng được cho là ảnh hưởng trực tiếp đến điều đó.
Ở trong không khí trong thời gian dài có nghĩa là chúng không phải lo lắng về những kẻ săn mồi, ngoại trừ những con chim săn mồi bắt chúng bất ngờ và chúng cũng không thể tiếp xúc với quá nhiều ký sinh trùng.
Dữ liệu của các nhà khoa học cho thấy chim yến có thể sống từ 20 năm trở lên và trong suốt cuộc đời của mình chúng có thể bay trên 3 triệu km.
Hy hữu: 2 mẹ con sinh con cách nhau 2 tháng, 2 đứa trẻ sơ sinh là chị em ruột
Người mẹ 53 tuổi và cô con gái 31 tuổi đều hạ sinh 2 cô con gái nhưng điều kỳ lạ là 2 đứa trẻ này chính là chị em ruột của nhau.
Theo tờ Dailymail đưa tin, cô Kelsi Pierce, 31 tuổi và chồng là anh Kyle, sống tại bang Minnesota, Mỹ, vừa chào đón cô con gái Ava vào ngày 23/11 vừa qua. Gần 2 tháng trước, mẹ của cô Kelsi là bà Lisa Rutherford, 53 tuổi, cũng vừa hạ sinh một bé gái tên Everly vào ngày 1/10. Điều thú vị nằm ở chỗ Ava và Everly chính là chị em ruột của nhau nhưng chào đời cách nhau đến 53 ngày.
Câu chuyện hy hữu này hoàn toàn có thật nhưng ẩn chứa đằng sau đó là một lý do vô cùng cảm động. Trước khi sinh bé Ava, cô Kelsi được bác sĩ chẩn đoán là rất khó mang thai, vì vậy đã tìm người mang thai hộ và mẹ ruột của cô, bà Lisa đã nhận lời đồng ý. Nào ngờ không lâu sau đó, cô Kelsi lại phát hiện bản thân mang thai một cách tự nhiên. Đó là lý do 2 chị em ruột Ava và Everly chào đời cách nhau chỉ chưa đầy 2 tháng, một người do mẹ ruột sinh ra, một người do bà ngoại mang thai hộ sinh ra.
Chia sẻ trên tờ ABC News, cô Kelsi nói rằng cô và chồng đã phải vật lộn trong 3 năm vì hiếm muộn. Cặp đôi thậm chí cạn kiệt kinh tế và nợ nần khi nhiều lần cố gắng phẫu thuật và làm thụ tinh trong ống nghiệm để có con nhưng không thành.
Cô Kelsi - một giáo viên tiểu học - đã trải qua một đợt thụ tinh trong ống nghiệm thành công sau khi các bác sĩ phát hiện cô có dự trữ buồng trứng thấp, nhưng sau đó lại được thông báo rằng niêm mạc tử cung quá mỏng để mang thai. Cô Kelsi đã dành 2 năm tiếp theo để cố gắng chữa trị nhằm làm dày lớp niêm mạc nhưng không có tác dụng. Các bác sĩ nói rằng cơ hội để cô Kelsi mang thai và sinh con gần như bằng 0.
Khi đó, cô Kelsi và anh Kyle đứng giữa 2 lựa chọn: một là nhận con nuôi, 2 là tìm người mang thai hộ bằng phôi thai của họ với chi phí ít nhất 100.000 USD (hơn 2,3 tỷ đồng).
"Chúng tôi đã bỏ ra nhiều hơn cả số tiền tiết kiệm của mình và rơi vào tình cảnh nợ nần chồng chất, vì vậy đó không chỉ là một sự lựa chọn. Đó là một khoảng thời gian rất buồn", cô Kelsi nhớ lại.
Thấy con gái đau buồn, bà Lisa chợt nhớ đến một bài báo mà bà từng đọc, nói về một người phụ nữ 57 tuổi đã sinh con hộ con gái của mình. Vì vậy, bà Lisa đã nghĩ đến chuyện sẽ trở thành người mang thai hộ cho con gái. Bà nói rằng bản thân không có nhiều tiền để cho con nhưng ít nhất bà có thể giúp được chuyện này. Ban đầu, cô Kelsi và anh Kyle khá phân vân và lo lắng cho sức khỏe của bà Lisa nhưng sau nhiều lần suy nghĩ, họ quyết định sẽ thực hiện điều này.
Đầu năm 2020, bà Lisa được chấp thuận về mặt y tế để trở thành người mang thai hộ sau khi trải qua nhiều cuộc đánh giá và xét nghiệm. Ngày 7/2, bà Lisa được tiến hành chuyển phôi thai và tới ngày 15/2, bà được thông báo đã mang thai thành công.
Cô Kelsi cho biết, cô vô cùng hạnh phúc khi thấy mẹ mình nhắn tin thông báo đã mang thai, tuy nhiên sự phấn khích chưa dừng lại ở đó. Cuối tháng 3, cô Kelsi tới gặp bác sĩ chuyên khoa và được thông báo cũng mang thai một cách hoàn toàn tự nhiên. Cô không dám tin vào điều này đến nỗi phải đi khám lại nhiều lần mới dám xác nhận sự thật.
Chỉ trong vòng vài tháng, cô Kelsi từ một người mẹ hiếm muộn trở thành mẹ của 2 đứa trẻ. Cô đã khóc rất nhiều và nói rằng đây là niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình. Vì cô Kelsi ở bang Minesota còn bà Lisa sống tại bang Michigan nên 2 mẹ con không thể thường xuyên gặp nhau, chỉ có thể gọi video mỗi ngày và trao đổi thông tin sau mỗi lần đi khám thai.
Bà Lisa cho biết trước đây, bà từng cảm thấy rất mệt mỏi và ốm yếu mỗi khi mang thai nhưng lần mang thai cháu gái này lại hoàn toàn khác: "Lần này, chúng tôi đã nghiên cứu và lên kế hoạch cho nó kỹ càng. Tôi đã cố gắng hết sức để đảm bảo ăn uống đầy đủ và ở trong thể trạng tốt nhất. Lần mang thai này thật tuyệt vời".
Trước khi hạ sinh cháu gái Everly, ở tuần thai thứ 36, bà Lisa được chẩn đoán mắc chứng tiền sản giật, một biến chứng thai kỳ nguy hiểm gây ra bởi huyết áp cao. Chính vì vậy, bé Everly đã được sinh ra sớm hơn so với dự định. Cô Kelsi và chồng đã lái xe từ Minesota tới Michigan, vừa kịp lúc chào đón con gái ra đời.
Cô Kelsi nhớ lại khoảnh khắc kỳ diệu: "Con bé xuất hiện với sắc mặt không chút thay đổi và không khóc. Chúng tôi không thể bế con ngay lập tức vì phải chuyển đến một bệnh viện khác có khoa chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Chúng tôi đã đợi rất lâu và chỉ muốn ôm con vào lòng".
Gần một tuần sau, bé Everly được xuất viện vào ngày 6/10, đúng vào sinh nhật của cô Kelsi. Cặp vợ chồng ở lại đó thêm một tuần nữa, sau đó đón cả bà Lisa và bé Everly về nhà. Tròn 53 ngày sau khi bé Everly ra đời, cô Kelsi cũng hạ sinh đứa con gái thứ 2 mang tên Ava.
Nhớ lại hành trình của mình, cô Kelsi xúc động nói: "Mỗi khi có điều gì khó khăn hoặc mệt mỏi, tôi luôn nhắc nhở bản thân rằng đây chính là giấc mơ của tôi, rằng tôi đã phải đấu tranh nhiều như thế nào để có ngày hôm nay".
Ra đồng nghe tiếng trẻ con khóc từ lòng đất, đào lên thấy cảnh kinh hoàng Đang mải mê làm việc tại cánh đồng lúc sáng sớm, người đàn ông bỗng nghe thấy tiếng khóc vang lên từ thửa ruộng bên cạnh. Kỳ lạ hơn, tiếng khóc dường như vang lên từ dưới đất. Nhiều người phát hiện ra em bé bị chôn sống dưới đất (ảnh: Daily Star) Vụ việc xảy ra ở thành phố Khatima, bang Uttaranchal,...