Kỳ lạ loài cá mắc cạn cả năm không chết
Cá phổi, là một loài cá nước ngọt có khả năng sống trên cạn mà không cần nước trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.
Đó chính là loài cá phổi, hay còn được biết đến với cái tên Lungfish. Chúng được các nhà khoa học đánh giá rất cao bởi khả năng hít thở không khí và các cấu trúc nguyên thủy trong lớp Cá vây thùy xa xưa.
Vây của chúng rất cứng để di chuyển trên cạn dễ dàng.
Loài cá phổi có hệ thống hô hấp rất phát triển có thể lấy oxy từ không khí giống như động vật trên cạn khác. Chúng sống dưới nước lúc còn nhỏ và phải ngoi lên mặt nước hít thở không khí thường xuyên. Đến khi đã trưởng thành, chúng có thể sống trên cạn cả năm trời, thậm chí có thể chết đuối nếu chúng bị giữ trong nước quá lâu.
Ngày nay cá phổi không còn nhiều và tập trung chủ yếu tại châu Phi, Nam Mỹ và Australia. Khả năng lớn nhất của chúng chính là “sống dai”. Cá phổi có thể sống sót qua các thời kỳ khô hạn, thiếu thức ăn trầm trọng bởi khả năng giấu mình dưới bùn, và chủ động rơi vào trạng thái “ngủ đông” trong suốt mùa khô hạn.
Cá phổi có khả sống tốt vô cùng dai dẳng. Đối với loài ở Nam Mỹ, chúng thường làm tổ bằng cách đào hang dưới bùn.
Cá phổi có thân dài giống với loài lươn, vây ngực và bụng khỏe, giúp chúng di chuyển dễ dàng trên cạn. Chúng thường sống ở vùng nước nông, như đầm lầy và đầm lầy, nhưng đôi lúc cũng được tìm thấy trong các hồ nước lớn.
Khi xuống nước, chúng di chuyển và kiếm ăn giống như những loài cá khác. Nhưng vào mùa khô, chúng tự đào một hố sâu trên lớp bùn non bằng cách ăn bùn bằng miệng và thải qua mang. Khi đạt độ sâu vừa đủ, nó ngừng đào và tiết chất nhầy qua miệng để làm cứng bùn, tạo thành một cái kén bao quanh nó, chỉ trừ miệng lộ ra bên ngoài để lấy không khí.
Video đang HOT
Loài cá này tự xây kén khi mùa khô đến.
Cá phổi rất đặc biệt, các thay đổi trong chức năng sinh lý giúp chúng có thể làm giảm tốc độ trao đổi chất xuống tối đa. Cụ thể khi gặp điều kiện sống quá khắc nghiệt, cá phổi sẽ rơi vào trạng thái ngủ đông và quá trính trao đổi chất sẽ chỉ bằng 1/60 khi bính thường.
Cách sinh sống kỳ lạ của loài cá phổi.
Là loài săn mồi mạnh mẽ, Lungfish còn sở hữu 1 chiếc miệng rộng, điều này giúp chúng có thể ăn hầu như mọi thứ tìm được. Đôi khi là cả sỏi, đá hay các đồ trang trí trong bể cá nhưng tất nhiên thực đơn chủ yếu của chúng vẫn là cá, tôm nhỏ.
Người Châu Phi thường bắt chúng bằng cách đào các lỗ của chúng trên các đầm khô. Tuy nhiên, thịt chúng có mùi rất nặng và không phải ai cũng thích mùi vị này.
Theo Nguồn tổng hợp
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Biển Hồ, Campuchia
Tonle Sap hay còn gọi là Biển Hồ, nhằm nói đến tầm vóc của hồ rộng lớn đến mức không thể nhìn thấy bờ. Đây được xem là điểm du lịch sinh thái mùa nước nổi hấp dẫn của tỉnh Siêm Riệp, Campuchia.
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh của Biển Hồ, Campuchia.
Tonle Sap hay Biển Hồ có nghĩa là "sông nước ngọt lớn", là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông rộng lớn thuộc địa phận tỉnh Siêm Riệp, nằm cách trung tâm thành phố Siêm Riệp chỉ 25km.
Đây là một hệ thống sông hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Vào năm 1997, Biển Hồ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vì sự phong phú của hệ sinh thái nơi đây.
Biển Hồ rộng lớn, có hình dạng thay đổi theo hai mùa là mùa khô và mùa mưa.
Đến với Tonle Sap vào mùa khô (từ tháng 11 cho đến tháng 5), du khách sẽ thấy nơi đây có mực nước khá nông, chỉ tầm 1 mét và tổng diện tích mặt nước vào khoảng 10.000 m2. Còn đến mùa mưa tại Campuchia (từ tháng 6), Tonle Sap có một sự thay đổi đáng kể khi con sông Tonle Sap quay ngược dòng chảy, biến Biển Hồ thành một vùng nước mênh mông với tổng diện tích vào khoảng 16.000 m2 cùng độ sâu trung bình là 9m.
Vì sự rộng lớn của lòng hồ, nơi đây trở thành nơi tuyệt vời cho nhiều loài cá sinh sản và phát triển. Hồ Tonle Sap chính là nguồn cung cấp cá cho hơn 3 triệu người sống tại hồ và chiếm 75% sản lượng cá nước ngọt của Campuchia.
Tonle Sap có ý nghĩa rất quan trọng đối với hạ lưu sông Mekong (Đồng Bằng Sông Cửu Long), hồ chính là nguồn cấp 50% lượng nước cho Sông Cửu Long vào mùa khô.
Ngồi thuyền ngắm cảnh trên Biển Hồ là một trong những trải nghiệm thú vị khi du lịch đến địa danh này. Du khách sẽ được tận hưởng cơn gió mát mẻ, ngắm nhìn mặt hồ yên ả và quan sát cảnh sinh hoạt của người địa phương.
Trên Biển Hồ, người dân sống trên những ngôi nhà nổi đơn sơ nằm san sát nhau. Nếu muốn tham quan làng nổi để tìm hiểu cuộc sống người địa phương thì du khách có thể ghé Chong Khneas, Kampong Phluk, Kampong Khleang,...
Khu rừng Đước trong xanh bao quanh những ngôi làng nổi là một trong những đặc điểm không thể bỏ qua khi tham quan biển Hồ. Du khách sẽ hòa mình vào sông nước và tận hưởng cảm giác bình yên của cảnh vật nơi đây.
Khám phá khu bảo tồn chim Prek Toal nằm phía Tây Bắc của Biển Hồ và là một điểm tham quan thú vị ở Siêm Riệp. Đến đây, du khách có dịp ngắm nhìn nhiều loài chim quý đang có nguy cơ tuyệt chủng như cò trắng sữa, bồ nông chân xám, đại bang đầu xám,... Ngoài ra, còn được leo lên đài quan sát để phóng tầm mắt chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên bao la.
Đến Biển Hồ, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức những món ăn chế biến từ cá từ vùng này.
Ngày nay, biển Hồ là điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến Campuchia. Sự thân thiện của người dân bản địa và vẻ đẹp tươi mới của thiên nhiên nơi đây đủ sức mê hoặc du khách ngay từ lần đến đầu tiên.
Theo PNN
Cá diếc không những ngon, bổ dưỡng mà còn có công dụng chữa những loại bệnh này Với đặc tính thịt dẻo vị thơm, hương vị tươi mới, đặc trưng, cá diếc khiến nhiều người yêu thích. Nhưng bạn có biết loại cá này còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh? Cá diếc được Đông y đánh giá cao về dinh dưỡng, không chỉ thơm ngon mà còn là thuốc quý Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá...