Kỳ lạ lễ hội ôm tảng băng lớn trong giá rét để cầu may
Bất chấp nhiệt độ xuống còn 6 độ C, khoảng 100 người đã tập trung tại một đền thờ ở trung tâm Tokyo, Nhật Bản để tham gia nghi lễ ôm tảng băng kỳ lạ.
Lễ hội Kanchu Misogi được tổ chức tại ngôi đền cổ Teppozu Inari Shinto hôm 11/1/2014 yêu cầu những người tham gia phải thực hiện nghi thức đứng ôm tảng băng lớn trong hồ nước lạnh giữa trời.
Nghi lễ này được gọi là “tẩy trần mùa đông”, với mong ước những người tham gia sẽ được tẩy rửa sạch sẽ thể xác và linh hồn để có được may mắn và thành công. Đây cũng là cách để giúp người tham gia rèn luyện thể lực và tính kiên nhẫn.
Mặc cho thời tiết khắc nghiệt, những người đàn ông thực hiện nghi lễ chỉ đóng khố và đeo dải băng trắng quanh đầu rồi nhúng mình vào hồ nước đông lạnh để cầu nguyện. Nghi lễ ôm băng này được tổ chức ở khắp nơi ở Nhật Bản trong mùa xuân với nhiều cách gần giống nhau. Ở một số nơi khác người dân không ôm băng mà chôn mình dưới tuyết trắng, đứng dưới thác nước hoặc không ngủ trong nhiều ngày liền.
Shinto giáo dục con người về đạo đức dân tộc và tình yêu thương trong dân chúng và chú tâm đến sự thuần khiết. Đối với Shinto, “Tsumi” (tội lỗi) có liên quan đến tâm hồn, thể xác, đạo đức, bệnh tật và cả cái chết. Được xem là “đạo của linh hồn”, Shinto có một mối liên kết sâu sắc với Nhật Bản nên hầu như không được phổ biến ra bên ngoài nước này.
Video đang HOT
Một số hình ảnh của lễ hội Kanchu Misogi:
Theo Datviet
Hải đăng hóa cột băng kỳ vĩ
Những ngọn hải đăng hóa băng ở Michigan (Mỹ) rất dễ khiến chúng ta liên tưởng tới bộ phim thảm họa trái đất bị đóng băng trong phim The Day After Tomorrow.
Đứng trơ trọi giữa cơn bão ngoài biển, dưới nhiệt độ âm vài chục độ C, những ngọn hải đăng cao chừng 10m bỗng chốc bị biến thành cột băng khổng lồ.
Những hình ảnh hiếm hoi này được nhiếp ảnh gia người Mỹ Thomas Zakowski, 56 tuổi, chụp lại trong chuyến thăm hai thành phố ở Michigan sau khi cơn bão vừa quét qua.
Ông Zakowski cho biết, "Những ngọn hải đăng đóng băng dày đặc và rất cứng khi sóng biển đánh ập lên cao, rồi gặp không khí lạnh". Điều thú vị ở các cột băng hải đăng này còn ở hình dáng của những dải băng chảy xuống hệt như hiệu ứng của hội họa sơn dầu.
Hàng năm, ông Zakowski đều tới thành phố St Joseph và South Haven ở Michigan để chụp lại cảnh tượng lạ lùng sau những cơn bão lớn. "Tùy thuộc vào thời tiết của từng năm, lớp băng đá phủ bên ngoài hải đăng có thể duy trì trong hơn một tháng. Mỗi năm, tôi lại chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục của các cột băng", nhiếp ảnh gia người Mỹ chia sẻ.
"Cảm giác đi trên cầu dẫn ra hải đăng cũng rất thú vị, giống như bạn đi bộ trên sân trượt băng nghệ thuật vậy. Bạn hãy cẩn thận nếu không muốn bị té ngã ở đây".
"Dù các tác phẩm của tôi nhận được nhiều phản hồi tích cực, nhưng đó không phải mục đích chính tôi đến Michigan để chụp cột băng mỗi năm. Tôi đi chỉ vì cảnh đẹp tự nhiên luôn hấp dẫn tôi".
Theo Datviet
Đàn bằng băng dài 8m phát ra nhạc Chiếc đàn piano đặc biệt này có chiều dài 8m, rộng 1,2m, làm từ 40 mét khối băng. Ngày 3/1/2014 vừa qua, các nhân viên ở Trung tâm Nghệ thuật băng Cáp Nhĩ Tân đã thiết kế chiếc đàn piano lớn nhất thế giới bằng băng. Chiếc đàn khổng lồ này có 3 quãng âm, gồm tổng số 21 phím đàn. Chiếc đàn...