Kỳ lạ hiện tượng sóng biển đột ngột đóng băng
Cư dân ở bang Massachusetts Mỹ mới đây đã hết sức kinh ngạc khi lần đầu tiên chứng kiến cảnh tượng sóng biển đột ngột đóng băng vì nhiệt độ xuống thấp.
CNN dẫn tin tức thời dự báo thời tiết ở Mỹ cho biết đợt lạnh kỷ lục sẽ khiến nhiệt độ xuống thấp -40 độ C ở nhiều vùng thuộc North Dakota và bang Minnesota.
Sóng biển đột ngột đóng băng ở Mỹ.
Không khí lạnh từ Bắc Cực đang ồ ạt tấn công nước Mỹ, tiếp tục di chuyển về phía đông nước này, theo ước tính, khoảng 70% diện tích nước Mỹ sẽ phải hứng chịu đợt giá rét với nhiệt độ dao động từ âm 10 đến âm 35 độ C.
Nhiệt độ ngoài trời -7 độ C đã tạo nên cảnh tượng kỳ lạ này.
Nhiệt độ giảm nhanh khiến cho tháng 2 trở thành một trong những tháng lạnh nhất trong lịch sử nước Mỹ và nó cũng là nguyên nhân tạo ra cảnh tượng sóng biển đột ngột đóng băng.
Tay lướt sóng Jonathan Nimerforh đã may mắn chụp lại được những bức ảnh đáng kinh ngạc về sóng biển này ở khu vực ngoài khơi quận Nantucket, bang Massachusetts, Mỹ.
Video đang HOT
Jonathan phát hiện đường chân trời trông rất kỳ lạ nên đã lấy máy ảnh ra chụp lại. Những con sóng bắt đầu được hình thành cách bờ biển khoảng 300 m dần dần bị đóng băng.
Người dân Mỹ cho biết họ chưa từng chứng kiến cảnh tượng như vậy.
Nước biển đuổi theo các con sóng trước, nhiệt độ làm phần thân con sóng đóng băng, phía ngọn sóng vẫn tan thành bọt nước. “Đây là một cảnh tượng chỉ cóthể thấy trong mơ”, Jonathan chia sẻ.
Những bức ảnh độc đáo này được một tay lướt sóng nghiêp dư Jonathan Nimerforh ghi lại.
Nước mặn cũng có thể đóng băng như nước ngọt nhưng ở nhiệt độ thấp hơn. Nhiệt độ đóng băng của nước biển vào khoảng -2.2 độ C. Đồng thời, khi chụp những bức ảnh này, Jonathan cho biết nhiệt độ trên đảo là -7 độ C.
Cho đến sáng ngày hôm sau, người dântrong khu vực vẫn thấy những con sóng bị đóng băng. Các ngư dân và những người đến lướt sóng đều cho rằng họ chưa từng nhìn thấy hiện tượng kỳ lạ như vậy bao giờ.
ĐĂNG NGUYỄN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đóng băng chiến đấu cơ tàng hình để thử nghiệm
Nhà sản xuất đưa F-35 vào các điều kiện thử nghiệm khắc nghiệt để đảm bảo mẫu chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo có thể hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết.
Lockheed Martin F-35 Lightning II là tiêm kích phản lực thế hệ thứ 5 của quân đội Mỹ. Nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của F-35, các chuyên gia công nghệ ở Phòng thí nghiệm McKinley Climatic, căn cứ không quân Eglin, Florida, Mỹ đã dành 5 tháng để đưa F-35 vào các điều kiện thử nghiệm khắc nghiệt để xác định khả năng chịu đựng của máy bay.
Chiếc F-35 phải trải qua các điều kiện gió lớn, bức xạ mặt trời cao, sương mù, băng tuyết và mưa lớn nhằm đẩy phi cơ tới giới hạn tối đa. Các điều kiện thời tiết cực đoan được tạo ra trong phòng thì nghiệm đều có thể xảy ra khi F-35 vận hành ngoài thực tế.
F-35 phải trải qua môi trường có nhiệt độ dao động từ 48,8 độ C tới -40 độ C và các điều kiện môi trường khác. Nó đảm bảo cho F-35 hoạt động tốt trên địa hình sa mạc khô cằn của Australia tới khu vực lạnh giá như phía trên Bắc Cực ở Canada và Na Uy.
Các chuyên gia cũng sẽ kiểm tra những vị trí bị đóng băng trên thân máy bay F-35 trước khi đánh giá tác động của chúng tới phi cơ.
Người ta cũng kiểm tra tác động của bức xạ mặt trời tới một chiếc F-35 nhằm đánh giá ảnh hưởng của chúng tới vật liệu tàng hình bao phủ máy bay.
F-35 là chương trình phát triển tiêm kích lớn nhất của Mỹ
Theo_Zing News
Bão tuyết kinh hoàng ở Mỹ khiến ít nhất 6 người chết Toàn bộ nước Mỹ bất ngờ bị "đóng băng" khi nhiệt độ tại 50 bang giảm đột ngột xuống mức dưới 0 độ C. Đồng thời, một cơn bão tuyết dữ dội đã càn quét qua New York, New Hampshire và Michigan khiến ít nhất 6 người thiệt mạng, theo The Guardian ngày 19/11. Bão tuyết kinh hoàng ở Mỹ khiến ít nhất...