Kỳ lạ, hai anh em cùng thiếu máu bẩm sinh
Hai anh em ruột tên Trần Minh H., 10 tuổi và Trần Minh N., 7 tuổi, nhà ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang nhập viện vì thiếu máu nặng. Cả hai được chẩn đoán là bệnh thiếu máu huyết tán bẩm sinh ( Thalassemie) phải truyền hồng cầu gấp.
Mẹ hai em với gương mặt buồn rầu kể: “Bé đầu lòng được 1 tuổi thì xanh xao, ốm yếu, bệnh hoài. Đi khám bệnh bác sĩ cho biết cháu bị bệnh thiếu máu do di truyền, phải truyền máu suốt đời. Tính sinh thêm đứa nữa để sau này đỡ đần gia đình phần nào, ai dè đứa thứ hai cũng bệnh y chang như anh nó”.
Bác sĩ nghe vậy trấn an: “Người bị bệnh này nếu theo dõi và điều trị tốt cũng có cuộc sống tương đối bình thường. Sau đó nếu có điều kiện kinh tế thì ghép tế bào gốc sẽ giải quyết được bệnh tốt hơn là truyền máu định kỳ như bây giờ”.
Bệnh thiếu máu huyết tán là bệnh di truyền dạng lặn của nhiễm sắc thể thường. Bệnh không lây từ trẻ này sang trẻ khác. Nguyên nhân do cấu tạo bất bình thường của hemoglobin trong hồng cầu. Hai thể dạng bất thường chính được gọi là alpha – Thalassemia và beta – Thalassemia, tùy theo phần nào của chất hemoglobin bị thiếu (hemoglobin là một cấu trúc đạm có khả năng giữ oxy trong hồng cầu).
Bệnh thiếu máu huyết tán là bệnh di truyền dạng lặn của nhiễm sắc thể thường (ảnh minh họa).
Video đang HOT
Nếu một trong hai người cha hoặc mẹ mang gen bệnh này thì các con sinh ra sẽ có 50% nguy cơ bị mang gen bệnh thalassemia, và 50% đứa trẻ sinh ra bình thường, nhưng thể hiện bên ngoài không ai mắc bệnh vì là gen lặn. Nếu cả cha và mẹ đều có gen bệnh thì các con sẽ có 25% cơ hội hoàn toàn bình thường, 50% có nguy cơ bị mang gen bệnh thalassemia và 25% bị bệnh thalassemia dạng nặng.
Phòng bệnh có thể thực hiện được ở hai mức độ: tư vấn trước hôn nhân và chẩn đoán trước sinh. Tư vấn di truyền trước hôn nhân có mục tiêu hạn chế sự kết hôn và sinh con giữa hai người cùng mang gen bệnh. Hai người trước khi kết hôn cần xét nghiệm xem mình có mang gen bệnh hay không, tốt nhất là tránh kết hôn giữa hai người cùng mang gen bệnh.
Đối với những nơi có khả năng tiếp cận với chẩn đoán trước sinh thì có thể sử dụng biện pháp này, gồm các bước: xét nghiệm ADN của hai cha mẹ, tính đột biến của mỗi người. Chọc hút nước ối hoặc sinh thiết gai nhau khi bà mẹ mang thai. Xét nghiệm ADN của nước ối hoặc gai nhau. Tư vấn đình chỉ thai nghén nếu bào thai bị bệnh thể nặng. Sử dụng dịch vụ đình chỉ thai nghén (sản khoa).
Với các biện pháp chẩn đoán trước sinh như trên thì một số nước đã đạt được kết quả rất tốt, thậm chí đã ngăn ngừa, không sinh ra trẻ bị bệnh thể nặng. Điều này không những hạn chế được những khó khăn của gia đình có người bệnh mà còn tập hợp nguồn lực để điều trị tốt cho những người đã mắc bệnh.
Theo BS Nguyễn Thành Úc (Tuổi trẻ)
Tín hiệu nam giới sẽ vô sinh
Vô sinh ở nam giới cũng giống như nữ giới, đều do bẩm sinh, sự thay đổi của nhịp sống và dinh dưỡng.... Vậy những dấu hiệu nào sẽ báo hiệu nam giới vô sinh?
Tĩnh mạch dây dịch hoàn suy giãn
Nếu men theo dây dịch hoàn sờ nhẹ từ trên xuống dưới, phát hiện ở trong bìu có từng cục như con sâu cụm mềm và quanh co, lúc này nam giới phải lưu ý ngay, đây có thể là suy giãn tĩnh mạch dây dịch hoàn. Điều này sẽ làm cho nhiệt độ của chú nhỏ tăng lên, huyết tĩnh mạch ứ động ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tinh hoàn, từ đó can nhiễu đến việc sản sinh ra tinh binh, dẫn đến giảm chất lượng tinh dịch.
Xoắn tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn
Nếu tinh hoàn bị sưng, đau, sau khi thuyên giảm, tinh hoàn dần dần nhỏ đi, đây có thể là tinh hoàn bị thu co do chịu tổn thương sau khi bị xoắn tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn. Điều này thường đi kèm với các tế bào sinh tinh bị tổn thương không thể thay đổi được.
Nếu tinh hoàn không thể xuống bìu mà lưu lại ở trong khoang bụng thì bị gọi là chứng tinh hoàn ẩn. Nhiệt độ quá cao ở trong ổ bụng không có lợi cho sản xuất tinh trùng, nguy cơ tinh hoàn bị ác tính cũng từ đó mà tăng lên đáng kể.
Quan sát tinh dịch
Tinh dịch bình thường có màu trắng đục hoặc hơi vàng. Nếu tinh dịch xuất hiện màu hồng, đỏ thì là tinh dịch có máu.
Lượng tinh dịch bình thường là 2-6ml, hơn 7ml là quá nhiều, không chỉ làm cho mật độ tinh trùng giảm thấp mà còn dễ "trôi" ra ngoài, làm cho tổng số lượng tinh trùng thấp đi đi khi tiếp cận trứng.
Nếu tổng số tinh dịch ít hơn 2ml thì được xem là tinh dịch ít. Tinh dịch dưới 1ml thì được xem là quá ít, rất dễ dẫn đến vô sinh.
Thông thường sau khi xuất tinh, khoảng 15 - 30 phút sau sẽ biến thành chất lỏng, nếu vượt quá 30 phút vẫn không thay đổi hình dạng, trên lâm sàng gọi là tinh dịch không dịch hóa, cũng là nguyên nhân dẫn đến vô sinh.
Dương Hằng
Theo Dân trí
Hệ lụy từ chứng thèm ngủ Nếu không khắc phục được chứng thiếu ngủ, ngay cả ban ngày cũng ngáp lên ngáp xuống, không kiểm soát được, lúc này bạn phải cẩn thận. Cơ thể đang dùng tín hiệu thèm ngủ để báo hiệu một loại bệnh nào đó " đeo bám" rồi. 1. Bệnh thiếu máu Dấu hiệu nguy hiểm: Thèm ngủ, da nửa mặt trắng bệch Trong...