Kỳ lạ ‘giếng đầu rồng’ đổi màu khi phụ nữ ‘đến tháng’ xuống lấy nước
Từ xưa cho tới bây giờ, những người mẹ trong làng thường nhắc con gái mình nếu “đến tháng” thì không được ra gếng Đồng lấy nước.
‘ Giếng thần’ luôn được bao bọc bởi những bụi rậm.
Rồng phun nước vào giếng?
Đến nay, người dân làng Quảng Phong, xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An vẫn truyền tai nhau những câu chuyện huyền bí về “giếng thần” của làng. Người dân Quảng Phong không ai biết giếng Đồng mà họ coi như “báu vật” có từ năm nào nhưng câu chuyện lúc đào giếng thì bất cứ ai trong làng cũng nhớ rõ.
Ngày ấy, trời nắng hạn dân làng phải đến các làng khác gánh nước về sinh hoạt. Một ngày nọ, có ông thầy lang người Tàu vào làng bán thuốc, biết tài của thầy lang, người dân nhờ ông chỉ cho một mạch nước để đào giếng.
Sau khi dạo quanh làng, ông thầy lang dừng lại ở khu đất giáp với đồng ruộng và bảo người dân đào giếng ở đây. Vừa đào xong giếng, nước cứ ào ạt chảy ra chẳng mấy chốc đã ngang bằng mặt giếng mặc dù trời đang hạn hán.
Sau một thời gian, dân làng mới phát hiện gần giếng Đồng là nơi chôn cất vàng bạc châu báu của người Tàu. Các cụ cao niên trong làng kể lại rằng, để bảo vệ của cải, người Tàu đã chôn theo một cô gái trẻ đẹp cùng số vàng bạc ấy đến khi họ quay trở lại lấy đi thì dân làng mới biết rõ sự tình.
Cụ Lê Thị Kiêm (84 tuổi) – một trong những cao niên của làng cho biết: “Cha tôi có kể lại rằng, người Tàu đã từng chôn vàng bạc cùng với một người con gái trẻ đẹp gần giếng Đồng để canh giữ số của cải đó. Khu vực đó giờ đây có mọc lên một cây duối rất lớn, một gia đình sống cạnh đó có làm bàn thờ phía dưới gốc cây để hương khói”.
Những câu chuyện theo kiểu “tam sao thất bản” vẫn chưa dừng lại khi có ông thầy địa lý từ TP Vinh (Nghệ An) vào làng chơi và dừng lại ở Giếng Đồng phán rằng: “Giếng này không bao giờ có thể cạn được vì đầu rồng thần nằm ở đây. Nước ở trong giếng chính là do rồng thần ngày đêm phun vào”.
Người dân ở đây cho biết, từ trước tới nay giếng chưa bao giờ cạn. “Mấy năm trước làng muốn vét giếng đã huy động hàng chục máy bơm nước để hút nhưng không thể cạn, mọi người không hiểu tại sao. Từ ngày ấy, nó được xem như “báu vật” của làng và được giữ gìn cẩn thận. Cho tới ngày nay “giếng thần” vẫn giữ được vẻ huyền bí vốn có của nó” – một người dân ở làng Quảng Phong cho hay.
“Giếng thần” đổi màu
Video đang HOT
Trải qua bao năm tháng, “giếng thần” nay vẫn còn nguyên vẹn như xưa. Khác với các giếng khác trong khu vực, giếng Đồng có kiến trúc rất kỳ quái. Với cấu trúc hình tròn nhưng không có thành giếng bao quanh, nhìn xa trông giống như một hồ nước được bao bọc xung quanh bởi các lùm cây.
Bên cạnh đó, người đân đã đào thêm một giếng khác gọi là giếng Lóng. Giếng Lóng và giếng Đồng được ngăn cách bởi lớp sỏi tự nhiên để lọc nước từ giếng Đồng sang, tiện cho việc lấy nước.
Mặc dù có sau giếng Đồng nhưng người dân nơi đây vẫn lưu truyền câu chuyện người mẹ đi tìm con. Tương truyền ngày xưa khi ngang qua “giếng thần” chợt nghe có tiếng nói “muốn tìm được con thì phải khóc cho đến khi hai mắt rơi xuống giếng”. Nghe thấy vậy, người mẹ ngồi bên giếng khóc đến khi không còn đôi mắt. Hai con mắt rơi xuống giếng biến thành hai viên ngọc và mỗi khi trăng tròn hai viên ngọc lại phát sáng dưới đáy giếng.
Ông Tăng Văn Tập xác nhận “giếng thần” đổi màu khi phụ nữ đến tháng xuống lấy nước là sự thật.
Có một điều lạ mà người dân nơi đây vẫn không thể hiểu được, vì sao tất cả các giếng trong làng đều bị nhiễm phèn và nước có màu vàng đục không thể dùng để sinh hoạt, duy chỉ có giếng Đồng lại cho nước rất trong và ngọt. Song đấy chưa phải là điều duy nhất khiến người dân coi đó là “giếng thần”.
Một điều lạ mà không ai trong làng có thể lý giải được là khi một người phụ nữ “đến tháng” nếu đến “giếng thần” lấy nước thì ngay lập tức, nước trong giếng liền chuyển sang màu nâu đục và phải mất một tuần sau, nước trong giếng mới trong trở lại như bình thường.
Bởi vậy, những người phụ nữ khi đi gánh nước ở giếng cần phải chú ý tới điều này. Từ xưa cho tới bây giờ, những người làm mẹ trong làng thường nhắc con gái mình nếu “đến tháng” thì không được ra gếng Đồng lấy nước. Nhiều người dân cho rằng “giếng thần” đổi màu nước là do thần giếng nổi giận và sẽ không cho nước trong thời gian ấy.
Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, vì thành giếng là đất nên rong rêu phát triển nhanh cộng thêm lá cây quanh giếng rụng xuống nên mỗi năm làng phải vệ sinh giếng một lần. Những lúc như vậy làng không cho phụ nữ tham gia cũng vì sợ chính điều ấy xảy ra. Những hiện tượng lạ này đã trở thành câu chuyện xuyên suốt mỗi khi nhắc tới giếng Đồng.
Trao đổi với phóng viên, ông Tăng Văn Tập – trưởng thôn làng Quảng Phong cho biết: “Việc giếng Đồng đổi màu nước mỗi lần có người phụ nữ đến tháng xuống lấy nước là có thật chứ không phải chuyện đùa. Người dân nơi đây nhiều lần chứng kiến hiện tượng lạ này và không sao hiểu nổi”.
Cụ Lê Thị Kiêm đang kể lại câu chuyện kỳ bí xung quanh”giếng thần” cho phóng viên.
Lấy “nước tiên” đêm giao thừa
Không biết có từ khi nào mà người dân trong làng có tục lấy “nước tiên” đêm giao thừa. Cứ mỗi năm, sau phút giây giao thừa, người dân lại kéo nhau ra giếng Đồng lấy nước mang về nhà. Họ tin rằng, mang “nước tiên” ở “giếng thần” về nhà là lộc đầu năm, một năm mới sẽ an lành hạnh phúc.
Ngoài ra, những thửa ruộng trồng hoa màu của bà con nằm gần giếng không ai dám bón phân chuồng vì sợ mạo phạm đến “giếng thần” nhưng vẫn xanh tốt và cho năng suất cao hơn ở những nơi khác.
Nhiều gia đình trong làng vẫn thường xuyên ra giếng Đồng lấy nước về dùng, mặc dù đã có bể chứa nước. Theo ông Tập thì giờ đây, nhiều người ngoài làng, ngoài xã lúc mùa hạn đến vẫn thường lên đây chở nước về sinh hoạt.
Theo Xahoi
Vụ thợ lò rớt giếng than: Lời kể người sống sót
Dù đã may mắn thoát khỏi "lưỡi hái tử thần", 4 người bị thương và đang được điều trị tích cực tại BV Việt Nam - Thụy Điển (Uông Bí, Quảng Ninh) nhưng đến giờ, những nạn nhân này vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể lại sự việc.
Khoảng 10 giờ sáng 24/11, tại khu vực hầm lò mỏ than Vàng Danh-Vinacomin (phường Vàng Danh, TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 3 công nhân mỏ thiệt mạng.
Cụ thể, trong lúc chở công nhân đi làm ca 1 từ mặt bằng mức 130 xuống đến - 50 bằng tời (JK-2.0), kết hợp toa xe chở người (XRB-15-9/6) thì toa xe văng ra khỏi đường sắt gây tai nạn.
Ba nạn nhân tử vong được xác định là: Trần Văn Thành (SN 1970, trú quán tại Hoàng Quế, Đông Triều), công nhân cơ điện bậc 5/7; Lê Duy Diệu (SN 1975, trú quán tại Quang Trung, Uông Bí), công nhân cơ điện bậc 4/7 và công nhân Hoàng Văn Trường (SN 1980). 4 công nhân bị đa chấn thương gồm: Nguyễn Văn Hướng (SN 1965), Nguyễn Đắc Tuyên (SN 1986), Bùi Văn Dậu (SN 1982) và Nguyễn Quốc Triều (SN 1970), đang được điều trị tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Uông Bí.
Nạn nhân Bùi Văn Hướng đang điều trị tại bệnh viện
Anh Nguyễn Văn Hướng, nạn nhân may mắn sống sót cho biết: "Lúc ấy khoảng 7 giờ 30 đến 8 giờ thì thang loan (thiết bị chuyên chở công nhân xuống hầm lò, gồm 5 toa, toa từ 1 đến 5 và toa 1 là toa dưới cùng từ dưới lên) khởi hành đi xuống, theo tôi áng chừng khoảng 20m, thì có một điểm gia tăng tốc độ. Bình thường từ chậm đến nhanh, nhưng hôm nay sao nó lại nhanh đến thế, khoảng 2,3 giây gì đó thì nghe tiếng nổ rất là to cùng với ánh sáng phát ra. Khi nghe tiếng rầm một cái là có luồng sáng rực lên, tôi nghĩ là bị chập điện. Sau đó tôi thấy tối tăm mặt mũi lại, một lúc sau người đau lưng uể oải, đau khắp người, tôi mới bò ra khỏi nơi nguy hiểm thì lúc ấy vẫn còn mù mịt, tôi sợ là nó lại nổ như những vụ nổ lò.
Tôi cố gắng bò ra ngoài, nhưng lúc ấy người đau không thể chịu nổi, càng lúc càng thấy đau, lúc này tôi không đứng dậy được nên nằm luôn tại đó luôn. Toa thứ nhất là toa nguy hiểm nhất. Tôi ngồi toa thứ hai, tức là toa nguy hiểm thứ 2, tính theo 5 toa thì toa thứ 5 là ít nguy hiểm nhất. Phân xưởng cơ điện tôi làm việc đi trên thang loan là có 4 anh em, cả 4 anh em đều là cơ điện cả, làm công việc đi sửa chữa".
"Thực chất là từ xưa đến nay việc này chưa từng xảy ra, anh em chúng tôi lúc nào cũng cho rằng phương tiện này là phương tiện quá an toàn nhưng hôm nay thì lại cực kỳ non tải. Cái này thuộc về vấn đề kỹ thuật, không thuộc lĩnh vực hiểu biết của tôi, nhưng không phải cáp đứt, vì cái cáp to bằng cổ tay, nó có thể chịu tải đến hàng trăm lần so với cái thiết bị nó kéo. Tôi cho rằng có thể có vấn đề ở các thiết bị điều khiển, như người ta gọi là biến tần, hệ thống biến tần này có vấn đề gì thì tôi không nắm rõ", anh Hướng cho biết thêm.
Hiện anh Hướng là lao động chính trong nhà, gia đình kinh tế khó khăn. Chị Lê Thị Yến (SN 1971), vợ anh Hướng cho biết: "Khoảng 10 giờ sáng ngày 24/11, tôi đi đám cưới về thì nhận được tin anh Hướng bị nạn nên mấy mẹ con tôi đã tức tốc xuống đây. Hiện anh Hướng là lao động chính trong nhà, làm được 27 năm và tay nghề bậc 7/7".
Anh Bùi Văn Dậu, nạn nhân sống sót kể lại: "Chuyến đầu tiên thì thang loan đi an toàn, nhưng đến chuyến tôi thì không may bị vậy. Khi tôi cùng mấy anh em đang xuống dưới hầm mỏ thì tự nhiên thang loan gặp sự cố trôi với tốc độ quá nhanh. Tôi cảm thấy mình đang rơi tự do, nhìn thấy một số người nhảy ra khỏi thang loan. Sau đó, tôi không biết gì nữa, mở mắt tôi thấy mọi người đưa đi bệnh viện. Nguyên nhân thế nào tôi cũng không biết, chúng tôi bên tổ cơ điện nên không nắm rõ. Chỉ biết khi xuống hầm, chúng tôi nắm được các nội quy an toàn".
Anh Bùi Văn Ty, em trai anh Dậu cho biết, anh Dậu đi làm từ năm 2008 và có hoàn cảnh gia đình khá khó khăn, trên anh là mẹ già ốm yếu.
Nạn nhân Nguyễn Quốc Triều
Một nạn nhân nữa là anh Nguyễn Quốc Triều cho biết: "Khi tôi đang ở trong toa thì gặp sự cố, thiết bị đưa đón công nhân rơi theo gia tốc tự do, trật đường ray nên lao vào nhau. Toa nặng nhất là toa 1 và toa 2. Trên toa tôi có 4 anh em, đều làm tổ cơ điện.
Anh Nguyễn Đắc Tuyên (SN 1986) cũng đang trong tình trạng nguy kịch. Bác sĩ điều trị cho anh Tuyên cho biết đang xem xét và sẽ chuyển nạn nhân lên tuyến trên cấp cứu.
Nhận được thông tin vụ tai nạn, ông Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo UBND thành phố Uông Bí và các sở, ngành của tỉnh phối hợp với Công ty cổ phần Than Vàng Danh làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Bước đầu, tỉnh Quảng Ninh và thành phố Uông Bí đã thăm hỏi và hỗ trợ 10 triệu đồng với trường hợp công nhân tử nạn và 5 triệu đồng đối với mỗi trường hợp công nhân bị thương.
Trước đó, ngày 31/7, tại vỉa than 643, phường Vàng Danh, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh đã xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm ba cán bộ thiệt mạng ngay trong hầm lò gồm: Trần Minh Thành (SN 1976, Phó Quản đốc); Hoàng Minh Dương (SN 1986, giám sát viên an toàn lao động) và Bùi Huy Thục (SN 1988, cán bộ cơ điện). Ba cán bộ này đều thuộc Công ty TNHH Một thành viên than Đồng Vông.
Ông Nguyễn Xuân Thụy, Chánh văn phòng Công ty cổ phần than Vàng Danh, cho biết vụ tai nạn trật ray tời xảy ra lúc 8 giờ 30 sáng 24/11 tại giếng nghiêng mức 130 đến -50 thuộc khu vực giếng Cánh Gà của mỏ. Tại thời điểm đó, máy tời kéo theo 5 toa xe chở công nhân ca 1 từ cửa vào trong hầm lò làm việc. Khi xe tời chạy được khoảng gần 300m trong lò giếng nghiêng thì xảy ra sự cố, bánh xe trật khỏi đường ray, khiến các toa xe đâm va vào nhau. Sự cố này khiến 3 công nhân là anh Trần Văn Thành (43 tuổi, ở Đông Triều, Quảng Ninh), Lê Duy Diệu (38 tuổi) và Hoàng Văn Trường (33 tuổi, cùng trú TP Uông Bí) thiệt mạng, 4 người khác bị thương. (Theo Tiền Phong)
Theo Thành An
6 thợ lò rớt giếng than: Do xe trật đường ray Theo một cán bộ ngành than, việc chệch đường ray chỉ xảy ra với các toa xe chở than. Mỗi lần như vậy toa xe sẽ bị méo mó khi bị văng ra ngoài. Theo thông cáo chính thức phát đi từ Cty Than Vàng Danh vào chiều muộn ngày 24/11, khoảng 8 giờ 30 cùng ngày, tại giếng nghiêng phụ Cánh Gà...