Kỳ lạ chuyến tàu Nhật Bản sử dụng năng lượng liên quan đến món súp ramen
Thoạt nghe có vẻ phi lý nhưng chuyến tàu tham quan ngoài trời ở Nhật Bản sẽ khiến bạn tròn mắt kinh ngạc.Chuyến tàu kỳ lạ đưa khách du lịch tham quan khung cảnh ngoài trời ở Nhật Bản đang thu hút sự chú ý của nhiều người dân địa phương và du khách.
Kỳ lạ chuyến tàu Nhật Bản sử dụng năng lượng liên quan đến món súp ramen
Điểm khác biệt lớn nhất của chuyến tàu này nằm ở năng lượng đặc biệt sử dụng để vận hành con tàu có liên quan đến món súp được yêu mến ở Nhật Bản.
Theo Công ty Đường sắt Takachiho Amaterasu ở thị trấn Takachiho, Miyazaki, cho biết tàu chạy bằng dầu diesel sinh học làm từ dầu ăn đã qua sử dụng và mỡ lợn chiết xuất từ súp ramen bỏ đi.
Video đang HOT
Để tạo ra loại dầu diesel đặc biệt này, người ta sử dụng dầu đã sử dụng để chiên món tempura (hải sản và rau củ tẩm bột chiên giòn) và trộn cùng mỡ heo chiết xuất từ món súp ramen hay nước hầm xương heo. Tỷ lệ tinh chế ra loại dầu này là 9:1.
Công ty đường sắt này quan tâm đến nhiên liệu sinh học như một sáng kiến thân thiện với môi trường. Họ bị thu hút bởi ý tưởng thú vị do Công ty vận tải Nishida Shoun ở thị trấn Shingu, Fukuoka, Nhật Bản phát triển liên quan đến món súp ramen.
Chuyến tàu chạy thử nghiệm vào tháng 6 đã không gặp bất cứ vấn đề gì, động cơ trơn tru, hoạt động hiệu quả ngay cả khi tàu chạy lên dốc. Tàu không có khói đen hay mùi khí thải nồng nặc.
Chi phí khi vận hành sử dụng nhiên liệu mới gần như chi phí sử dụng động cơ diesel, không có sự chênh lệch lớn.
Thậm chí, khi nổ máy, sân ga tràn ngập mùi dầu xào thơm lừng như thể đây là một nhà hàng phục vụ món ăn.
Naoki Akimoto, 38 tuổi, người dân địa phương cho biết: “Thật tuyệt vời khi ngồi trên chuyến tàu ngắm cảnh và biết rằng nó chạy bằng súp ramen”.
Theo báo cáo, công ty hiện thu mua phế liệu dầu ăn từ 2.000 nhà hàng, tập trung quản lý để sản xuất 3.000 lít nhiên liệu mỗi ngày. Với việc phát minh ra nhiên liệu sinh học, công ty đã giúp giải quyết vấn đề xử lý dầu ăn qua sử dụng vốn tốn kém chi phí.
Công ty Nhật Bản dùng giun tròn để phát hiện sớm ung thư
Một công ty Nhật Bản đã phát triển phương pháp xét nghiệm mới trong đó sử dụng giun tròn để nhận diện dấu hiệu sớm của ung thư tụy từ nước tiểu con người.
Loài giun tròn "C. elegans" có phản ứng rất chính xác với mùi. Ảnh: AFP
Hãng thông tấn AFP (Pháp) đưa tin các nhà khoa học từ lâu đã nắm được rằng dịch trong cơ thể bệnh nhân ung thư thường có mùi khác biệt với người khỏe mạnh. Do vậy, đã có nhiều nơi huấn luyện chó để phát hiện bệnh trong các mẫu hơi thở hoặc nước tiểu của người.
Nhưng công ty Nhật Bản Hirotsu Bio Science đã chỉnh sửa gien của một loại giun tròn có tên "C. elegans" thường chỉ có kích cỡ 1 millimet. Loại giun tròn này có phản ứng về mùi rất chính xác. Do vậy có thể sử dụng "C. elegans" để phát hiện ung thư tụy ở người, vốn là loại ung thư khó xác định sớm.
CEO của Hirotsu Bio Science-ông Takaaki Hirotsu ngày 16/11 nói: "Đây là tiến bộ công nghệ chính".
Thử nghiệm với giun tròn "C. elegans" không đồng nghĩa với chẩn đoán ung thư tụy nhưng có thể đẩy mạnh tầm soát thường xuyên bởi mẫu nước tiểu thường dễ thu thập được tại nhà thay vì phải đến bệnh viện.
Dịch COVID-19 khiến nhiều người không muốn đến các cơ sở y tế. Ngay cả trước khi đại dịch bùng phát, các bệnh nhân Nhật Bản cũng ít tầm soát ung thư hơn người dân ở các nước phát triển khác.
Người đứng đầu trung tâm nghiên cứu của Hirotsu Bio Science, ông Eric di Luccio nói: "Đây là sự đột phá... Mọi người cần thay đổi cách họ suy nghĩ về tầm soát ung thư".
Hirotsu Bio Science cùng Đại học Osaka đã nêu chi tiết về việc phát hiện sớm ung thư tụy nhờ giun tròn "C. elegans" qua một bài đăng trên tạp chí Oncotarget trong năm nay.
Giảng viên Tim Edwards tại Đại học Waikato (New Zealand) từng nghiên cứu về khả năng phát hiện ung thư phổi của loài chó, nhận định việc tận dụng giun tròn để phát hiện ung thư là "có tiềm năng".
Ông Edwards nhấn mạnh rằng không giống loài chó, giun không cần phải đào tạo để có thể ngửi được mầm mống của ung thư ở bệnh nhân.
Chiếc cần câu bất ngờ rung động mạnh và cuộc vật lộn với sinh vật 28kg: Kết cục ra sao? Người câu cá nhanh chóng chạy đến cần câu và cuộc chiến đối đầu giữa người câu và con cá đã diễn ra vô cùng kịch tính. Tại một bờ biển thuộc Yakushima - một đảo thuộc Quần đảo Ōsumi, Nhật Bản, một người đàn ông đã thả câu và ngồi chờ đợi trên bờ. Không lâu sau thì chiếc cần câu bắt...