Kỳ lạ cây cổ thụ 300 năm tuổi bị rỗng ruột vẫn sống sót chỉ nhờ… hai mảnh vỏ
Bạn sẽ phải ngả mũ thán phục sức sống mãnh liệt của cây cổ thụ bất chấp hoàn cảnh vẫn sống hiên ngang này.
Theo tờ Diyiredian, cây long não cổ 300 năm có đường kính hơn 3m ở huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc chỉ còn hai mảnh vỏ do bị sét đánh và thân trở nên trống rỗng nhưng vẫn phát triển khỏe mạnh, cho ra những tán cây xanh tốt như một cái cây bình thường.
Cây Long Não cổ thụ này đang được bảo tồn tại huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Nguyên nhân cây rỗng ruột do một trận sét đánh vào nhiều năm trước.
Hiện tại, cây long não được đưa vào danh sách những cây gỗ quý cần được bảo vệ ở huyện Vụ Nguyên. Cây long não 300 tuổi này đã từng cao 40 mét nhưng sau khi bị sét đánh nó chỉ còn cao 10 mét, đường kính hơn 3m.
Từ lâu cây đã gắn bó với người dân nơi đây và vì có một sức sống quá thần kỳ mà người dân nơi đây gọi nó là “cây kiên cường”. Những hình ảnh cho thấy hiện nay cây vẫn đang phát triển xanh tốt và đang được bảo tồn bằng cách chống đỡ và xây khuôn viên xi măng xung quanh để cây vẫn có thể tiếp tục phát triển.
Khi đến đây và nhìn từ dưới lên, du khách có thể thấy rằng thân cây đã gần như rỗng không, chỉ còn những mảnh vỏ mong manh những sức sống kỳ diệu của nó thì quả khiến người ta khâm phục.
Tán cây vẫn xanh tốt mặc dù phần thân đã bị tàn phá.
Video đang HOT
Long não hay còn gọi là rã hương (danh pháp là Cinnamomum camphora), là một loại cây thân gỗ lớn. Cây long não không chỉ đơn giản là cây cho bóng mát mà còn là một loài gỗ quý có nhiều công dụng như lấy gỗ, làm thuốc chữa bệnh, tạo nên các cảnh quan công trình rất đẹp.
Long não có nguồn gốc ở khu vực Đông Á, bao gồm Đài Loan, miền Nam Nhật Bản, Đông Nam Trung Quốc và Đông Dương. Cây long não có nhiều công dụng trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài việc tạo bóng mát và không khí trong lành, long não còn được trồng để lấy tinh dầu.
Nhìn từ dưới lên có thể dễ dàng thấy cây bị rỗng ruột và chỉ còn những phần vỏ mỏng manh bao quanh.
Theo Nguyễn Ly / Trí Thức Trẻ
Loài cây lạ lùng, xấu xí nhất vương quốc thực vật chỉ có lá mà không có thân
Chỉ có hai chiếc lá mà mọc thành cả bụi cây trông xấu xí như quái vật, đây chính là loài thực vật lạ lùng nhất quả đất.
Bụi cây khô héo, rách nát này rất xứng đáng chiếm giữ một vị trí trong bảng xếp hạng những loài thực vật xấu xí nhất thế giới. Nhưng đừng coi thường vẻ bề ngoài sơ sài đó, bởi đây đồng thời cũng nằm trong số những loại cây lạ lùng và đặc biệt nhất "vương quốc thực vật".
Không ai nghĩ loài cây xấu xí này lại là một trong những loài thực vật lạ lùng nhất trên trái đất.
Welwitschia Mirabilis chỉ mọc lên ở những vùng sa mạc khô cằn của Nambia và Angola. Loài cây này lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà thực vật học người Áo, tiến sĩ Friedrich Welwitsch.
Ông đã rất kinh ngạc khi nhận thấy điều lạ lùng của nó đến mức quỳ xuống và quan sát tỉ mỉ rất lâu, sợ rằng những gì đang chứng kiến chỉ là ảo tưởng.
Chúng sinh ra chỉ có duy nhất hai chiếc lá.
Sự bất thường của Welwitschia Mirabilis nằm ở chỗ chúng chỉ có hai lá - chỉ hai lá - và hệ thống thân, rễ. Hai lá này chính là hai lá gốc, được hình thành từ lúc cây còn non. Chiếc lá cứ thế phát triển theo tuổi đời của cây mà không bao giờ héo hay rụng. Lá trải rộng trên mặt đất rồi tách ra thành nhiều mảnh nhỏ, khiến ta có cảm tưởng đây là một bụi cây cành lá um tùm.
Nhiều cây có thể sống đến cả 1000 năm, thậm chí là 2000 năm trong điều kiện thời tiết sa mạc nắng nóng, không có lấy 1 giọt mưa.
Nhưng lại trông như một bụi cây cành lá um tùm.
Welwitschia Mirabilis cũng là một loài cây rất đơn độc. Nó thuộc nhóm thực vật phát triển mạnh vào thời kỳ khủng long cách đây 140 triệu năm. Theo thời gian, họ hàng của nó dần bị tuyệt chủng, chỉ còn lại giống cây lạ lùng này.
Welwitschia Mirabilis phát triển rất chậm, có thể đạt độ cao 1,5m so với mặt đất nhưng đa số đều thấp dưới 1m. Các lá phát triển trung bình từ 8 đến 15cm mỗi năm. Một cây ngàn năm tuổi có thể có lá dài tới 150m nhưng rất hiếm thấy trong tự nhiên. Một số loài của giống cây này chỉ có thể đạt chiều dài tối đa là 4m.
Khi lớn lên, hai chiếc lá gốc không héo hay rụng.
Lá của Welwitschia Mirabilis rất dày, khoảng 1,4 cm, giúp vùng đất dưới tán cây luôn mát mẻ và ẩm ướt, vốn là điều kiện thiết yếu để tồn tại trong sa mạc nóng bỏng. Do lượng mưa thất thường, cây phải hấp thụ nước từ sương mù ban đêm khi các dòng khí lạnh phía bắc dập tắt cái nóng ở sa mạc Namib. Do nguồn sống phụ thuộc vào sương mù nên loài thực vật này không thể tìm thấy trong khu vực cách bờ biển 100 km đổ lại.
Welwitschia Mirabilis là nguồn thực phẩm quan trọng cho những loài động vật sinh sống trên sa mạc như dê rừng, ngựa vằn, tê giác đến trong thời gian hạn hán khắc nghiệt. Loài cây này cũng cung cấp bóng râm cho những động vật nhỏ như rắn và thằn lằn.
Chúng trải rộng trên mặt đất và tách ra thành nhiều mảnh nhỏ.
Đây được cho là giống cây còn sót lại từ kỷ Jura.
Tổ tiên của loài cây này đã sinh sống từ thời khủng long cách đây 140 triệu năm.
Nhiều cây có tuổi thọ lên tới 1000 năm tuổi dù rất hiếm.
Hiện nay, loài cây này đang là điểm thu hút khách du lịch đến với các khu bảo tồn quốc gia. (Nguồn: Amusing Planet)
Theo Linh Lan / Trí Thức Trẻ
Loại cây biết dò bom và giám sát ô nhiễm môi trường Theo nghiên cứu mới đây, cây bionic có khả năng phát hiện chất nổ hiện nay có thể đảm nhiệm thêm chức năng giám sát môi trường và nông nghiệp đô thị trong tương lai. Lá rau chân vịt sau khi được cấy ống nano cacbon, chuyển đổi thành cây bionic có thể phát ra tia hồng ngoại và phát hiện nitroaromatic, hợp...