Kỳ lạ cách chữa bệnh béo phì của CEO Trung Quốc
Năm 2004, ông Zhu (53 tuổi) bị mắc bệnh béo phì nên đã học bơi và giữ thói quen đi làm bằng cách bơi 2.200 mét qua sông Trường Giang.
Video: CEO Trung Quốc 11 năm bơi qua sông để đi làm (Nguồn: VTC)
Thực hư bơi lội giúp giảm cân, chống béo phì?
Xem hiệu quả giảm cân nhờ bơi lội, không chỉ quan sát kết quả của một vài trường hợp như ông Zhu kể trên. Thực tế, không ít người tích cực đi bơi với hy vọng giảm cân, song không đạt ý muốn. Nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở nhiệt độ nước. Theo các nhà khoa học Mỹ, vận động trong nước càng lạnh thì cảm giác thèm ăn càng tăng và nguy cơ béo phì càng cao.
Nếu muốn giảm cân thì bơi lội không phải là biện pháp lý tưởng. Vận động dưới nước lạnh không giúp giảm nhiều trọng lượng như chạy bộ hay đạp xe.
“Có thể những người vận động trong nước mát thường nạp quá nhiều năng lượng sau khi luyện tập, đây là lý do vì sao họ không thể giảm cân”, nhà nghiên cứu Lesley White, Đại học Tổng hợp Florida, cho biết.
Bơi lội đúng cách tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
White và cộng sự đã kiểm tra lượng calo đốt cháy ở 11 tình nguyện viên trong quá trình vận động trong nước ấm hoặc nước lạnh. Họ tham gia trò đạp xe dưới nước trong vòng 45 phút. Xe đạp được đặt cố định. Nhiệt độ nước lạnh là khoảng 20 độ C, nước ấm là 33 độ C. Trung bình, số người này đã sử dụng hết 517 đơn vị calo trong nước lạnh và 505 trong nước ấm.
Sau khi vận động, tất cả được đưa vào một căn phòng hồi sức và có đầy món ăn. Quan sát cho thấy, những người luyện tập trong nước lạnh nạp lượng calo nhiều hơn 44% so với nhóm nước ấm. Theo lý giải của tiến sĩ White, thân nhiệt có thể đã ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn.
Như vậy, bơi lội không phải là lựa chọn tối ưu đối với những người muốn giảm cân. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là vận động dưới nước là không tốt. Bơi lội thực sự là hoạt động bổ ích cho những người bị bệnh khớp, rối loạn điều tiết nhiệt và thăng bằng.
Theo giadinhvietnam.com
TQ: Người đàn ông bơi qua sông Trường Giang suốt 11 năm để đi làm cho tiện
Nhân viên văn phòng Zhu Biwu đã nghĩ ra cách khác người để vượt qua tình trạng tắc đường vào giờ cao điểm.
Theo Daily Mail, người đàn ông 53 tuổi sống ở phía nam thành phố Vũ Hán, đã có ý tưởng vượt tắc đường bằng cách bơi 2.200 mét qua sông Trường Giang để đến văn phòng làm việc.
Zhu nói mình mất 30 phút để bơi qua sông từ nhà. Quãng đường này mất một tiếng nếu Zhu đi bằng tàu.
Zhu sống ở quận Hanyang, là quản lý một khu chợ thực phẩm ở Wuchang, theo China News.
Video đăng tải trên internet cho thấy cảnh Zhu nhảy xuống sông bơi vào mỗi 7 giờ sáng hàng ngày. Zhu cẩn thận để quần áo đi làm, giày và đồ cá nhân vào túi chống nước.
Người đàn ông hàng ngày bơi qua sông để đi làm.
Zhu nói việc bơi qua sông không chỉ giúp mình tiết kiệm thời gian, mà còn duy trì sức khỏe tốt hơn. Zhu từng bị tiểu đường tuýp 2 vào năm 1999 và nặng hơn 100kg.
Năm 2004, Zhu bắt đầu học bơi gần bờ sông và không ngừng rèn luyện để bơi qua quãng đường 2.200 mét. Đến năm 2008, Zhu tham gia vào cuộc thi bơi và bắt đầu chọn đường khác đi làm.
"Cân nặng và lượng đường trong máu của tôi đã trở về mốc bình thường và ổn định trong những năm qua", Zhu nói.
Ông Zhu năm nay đã 53 tuổi, hàng ngày đều bơi qua hai bên bờ con sông dài 2.200 mét.
Zhu nói hầu hết các tàu thuyền di chuyển quanh sông Trường Giang ở khu vực này đều đã biết mặt mình nên luôn dừng lại nhường đường. Theo lời Zhu, bơi ếch là giải pháp hiệu quả nhất để có thể nhìn thấy những gì đang diễn ra xung quanh.
"Dĩ nhiên là cần được huấn luyện chuyên nghiệp rồi hẵng tự mình bơi qua sông", Zhu nói.
Các đồng nghiệp và cư dân mạng bày tỏ sự ấn tượng với sức chịu đựng của Zhu. Một đồng nghiệp họ Wu nói Zhu luôn là người đến công ty sớm nhất.
Ông Zhu nói bơi lội hàng ngày giúp sức khỏe của mình trở nên ổn định hơn.
"Tôi đã làm việc với ông ấy 10 năm", người phụ nữ nói. "Ông ấy không hề đi muộn, dù chỉ một lần".
"Dù là người bơi giỏi nhưng tôi không nghĩ mình có can đảm để làm như vậy", một người dùng mạng xã hội Weibo bình luận.
"Trông ông ấy không giống 53 tuổi cho lắm. Có lẽ là do luyện tập nhiều", một bình luận khác viết.
"Có lẽ việc đi làm chỉ là lý do để ông ấy bơi hàng km mỗi ngày", người khác nói.
Người thứ ba bình luận: "Đúng là một cách đi làm sáng tạo. Nhưng hãy luôn đảm bảo an toàn".
Theo Danviet
Học bơi "trên giấy"! Mặc dù chưa bước vào dịp hè, nhưng thực trạng đuối nước ở trẻ em đang diễn ra ở mức báo động và trở thành vấn đề nóng được dư luận quan tâm. Trên thực tế, về nguyên nhân thì đã rõ, nhưng giải pháp để phòng, chống vẫn còn nhiều điều trăn trở. Nhiều vụ đuối nước thương tâm Thời gian qua,...