Kỳ lạ bộ tộc sống ở nơi Thần Chết không bao giờ ngủ
Nhiệt độ trung bình từ 37 độ C đến 62 độ C, những cư dân ở vùng đất Thần Chết không bao giờ ngủ quên đã sinh hoạt theo cách không giống ai.
Vùng lõm Danakil (Ethiopia) được xem là “vùng đất khắc nghiệt nhất Trái Đất”, không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Danakil là “vùng đất Thần chết không bao giờ ngủ quên”.
Nằm trong sa mạc, Danakil ở Ethiopia là một quốc gia thuộc châu Phi, vùng đất này được xem là nơi nóng nhất thế giới.
Vẻ đẹp siêu thực được chụp tại vùng đất của Thần Chết.
Một nhà thám hiểm người Anh tên là Wilfred Thesiger đã mô tả về Danakil rằng: “Đây thực là một vùng đất chết. Chỉ có những con chim tuyệt vọng nhất cố gắng để đi qua khu vực cằn cỗi này, và thậm chí thử ít uống nước”.
Bên dưới vùng trũng là dòng dung nham sôi sục chỉ cách bề mặt 20km. Lớp đất ở đây cũng đang ngày một mỏng đi do những chuyển động địa chất nguyên thủy.
Được hình thành do sự va chạm của những mảng kiến tạo ở biên giới Ethiopia, Eritrea và Djibouti, vùng trũng Danakil sở hữu kỳ quan địa chất tuyệt đẹp. Cũng có người ví Danakil giống như một miếng vá phồng rộp của Trái đất.
Video đang HOT
Nơi đây có những cánh đồng thủy nhiệt đầy màu sắc, chảo muối khổng lồ và hồ nước nóng đầy hóa chất bên dưới là dòng dung nham ngầm sôi sục.
Thung lũng Danakil thấp hơn mực nước biển khoảng 100m, chứa nhiều đá đỏ, quặng lưu huỳnh và mỏ muối.
Sức nóng khủng khiếp tại sa mạc làm nước lũ bốc hơi nhanh chóng và để lại những lớp muối kết tinh. Và đây cũng chính là mảnh đất muối sinh tồn của người Afar.
Bất chấp nắng nóng, khô hạn và những núi lửa đang hoạt động mạnh mẽ, bộ tộc Afar vẫn sinh sống và khai thác muối từ vùng trũng Danakil, Ethiopia.
Với người Afar muối đồng nghĩa với tiền vì toàn bộ nền kinh tế nơi đây phụ thuộc vào hoạt động khai thác và buôn bán muối khoáng.
Một ngày, một người Afar cắt được khoảng 120 khối muối nặng 4kg. Sau khi cắt, muối được chuyển tới làng Berahile, cách đó 80 km để bán.
Trước đây, họ thường chuyển muối tới chợ Mekele, cách đó khoảng một tuần đi bộ. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của những con đường, xe tải có thể trực tiếp lấy muối từ làng Berahile.
Người Afar cũng sinh sống theo lối du mục. Họ ở trong những túp lều có thể tháo dỡ và chăm sóc đàn gia súc gồm dê, lừa, lạc đà. Sông Awash là dòng nước chính chảy vào khu vực, mang lại sự sống cho người Afar và đàn gia súc của họ.
Do khí hậu quá nóng, ở Danakil người ta di chuyển bằng lạc đà, sử dụng phương pháp và công cụ truyền thống như cuốc, dây thừng để khai thác muối.
Đây là công việc khá nguy hiểm vì nhiệt độ cao có thể gây tử vong cho những người thợ khai thác và đôi khi có những trận động đất xảy ra làm lở đất và nuốt chửng cả những chú lạc đà.
Kỳ lạ nơi chồng có quyền 'trao đổi' vợ thoải mái với bất kỳ ai
Từ nhiều đời nay, người Drokpa vẫn lưu giữ truyền thống ôm hôn nhau thoải mái giữa đám đông. Và đặc biệt, người chồng có quyền "trao đổi" vợ tự do với người khác mà không cần để ý tới mối quan hệ hôn nhân.
Bộ tộc Drokpa có dân số khoảng 2500 người, sống tại 3 ngôi làng nhỏ Dhahnu, Darchik và Garkun ở Ladakh. Đây là vùng nằm giữa Jammua và Kashmi, nơi vẫn tồn tại tranh chấp biên giới giữa hai nước Ấn Độ và Pakistan.
Theo như nhiều tài liệu, thì người bộ tộc Drokpa được cho là hậu duệ của Alexnder Đại Đế, cụ thể là vào năm 326 TCN, sau khi đánh bại vương quốc Ấn Độ Porus, có một nhóm lính nhỏ trong lực lượng quân đội của Alexander Đại Đế đi lạc, từ đó họ tập trung lại với nhau, sinh sống tại thung lũng Dha-Hanu, phối ngẫu với phụ nữ địa phương và hình thành nên tộc người Drokpa nguyên bản.
Bộ tộc Drokpa có trang phục khá lạ và ở nơi đây chồng có quyền "trao đổi" vợ thoải mái. Ảnh Jimmy Nelson.
Tuy nhiên, giả thuyết này đến nay đã được nhiều nhà sử học bác bỏ, bởi họ cho rằng bộ tộc Drokpa thực chất là có nguồn gốc từ nhóm người Dards di cư từ dãy núi Hindukush (thuộc Gilgit Baltistan, nay là lãnh thổ Pakistan) hàng thế kỷ trước. Họ có đầy đủ đặc điểm của nền văn hóa Aryan (cụm từ để chỉ các dân tộc có nguồn gốc Ấn-Iran). Giả thuyết này đã được chứng minh đủ sức tin cậy cao hơn giả thuyết trên.
Người Drokpa thừa nhận Phật giáo, nhưng nhiều phong tục của họ rất giống với Ấn Độ giáo. Giống như người Hindu, họ thờ phụng các vị thần, thích âm nhạc, khiêu vũ, uống rượu lúa mạch, đồ trang sức và hoa. Trang phục người Dhahnu được trang trí cầu kỳ tinh tế, được thể hiện rõ qua các mùa lễ hội trong năm, đặc biệt là ngày lễ Bonano diễn ra cuối hè. Trong ngày này, tất cả mọi người trong bộ tộc cùng nhau nhảy múa hát ca và uống rượu để chào mừng ngày lễ trọng đại nhất của năm.
Từ nhiều đời nay, người Drokpa vẫn lưu truyền thống ôm hôn nhau thoải mái giữa đám đông. Và đặc biệt, người chồng có quyền "trao đổi" vợ tự do với người khác mà không cần để ý tới mối quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, kể từ khi bị chính quyền nghiêm cấm, phong tục này bị hạn chế hơn. Người Drokpa chỉ lưu truyền văn hóa "trao đổi vợ" trong cộng đồng khi công có người ngoài. Ngoài ra, để duy trì dòng máu thuần chủng, họ chỉ kết hôn với người trong bộ tộc.
Chưa kể, một số người vợ còn bị chồng mình "cắt cử" đến nhà người đàn ông khác nhiều tuần liền, trong khi vợ của người đàn ông đó thì lại đến nhà mình, đóng thế vai mình để làm vợ và ăn ngủ cùng chồng mình.
Phụ nữ nơi đây coi chuyện 'trao đổi' vợ là điều bình thường. Ảnh Jimmy Nelson
Người Drokpa nổi tiếng với ngoại hình nổi bật. Khác hoàn toàn với những tộc người khác sống ở Ladakh, gương mặt thanh tú, sống mũi cao, hốc mắt sâu, tóc và chân mài dày, đen láy. Đàn ông thì môi dày, mũi cao, chân mày rất rậm, đôi mắt to rất đặc trưng. Ngoài ra, cư dân ở bộ tộc này còn có vóc dáng vô cùng cao ráo.
Một điểm thú vị trong văn hóa của người Drokpa đó chính là trang phục. Ở đây hầu như tất cả các loại trang phục của họ đều có màu sắc bắt mắt và được làm chủ yếu từ chất liệu len. Đàn ông Drokpa thì mặc áo len rộng cùng với quần len cạp cao, còn phụ nữ Drokpa thì diện những chiếc váy len được đan tỉ mỉ, cùng với những vật trang trí mà đậm màu sắc hoang dã như các loại vỏ, hạt, thậm chí là một số trang sức bằng bạc.
Sống tại vùng thung lũng có điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, người Drokpa sống dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài ra, họ cũng có một số nguồn thu nhập khác như buôn bán nho, quả óc chó, nhiều loại rau xanh...
Mỹ An
Những tình huống thoát nạn khó tin khi "thần chết ngủ quên" Những khoảnh khắc thoát nạn chỉ trong gang tấc không khỏi khiến cho người ta được một phen thót tim. Cô gái vẫn thản nhiên như không có gì xảy ra. Tác hại không lường của việc đeo tai nghe khi đi đường. Các cô gái tránh ra cho chúng tôi đi qua cái xem nào. Khoảnh khắc "thần chết ngủ quên" khiến...