Kỳ lạ bộ tộc… cà răng căng tai

Theo dõi VGT trên

Quá trình dùng hòn đá cà 6 cái răng cho cụt đến sát lợi kéo dài hàng giờ đồng hồ trong sự đa.u đớ.n tột độ. Vậy nhưng 2 tộc người Bahna và Jrai vẫn có kiểu “hành xác” kỳ quái như thế để “cho giống trâu bò, cho khác con thú”.

Được chính phủ bảo hộ (Pháp) lập vào năm 1913 năm nay tròn 100 năm tuổ.i, tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, là địa bàn cư trú của nhiều tộc người với 2 tộc người có dân số đông là Gia Rai và Bahna. Qua bao biến chuyển của thời cuộc với những lần tách nhập, người Jrai cư trú phần đông ở tỉnh Gia Lai, riêng người Bahna đến nay vẫn là cư dân cổ trên cao nguyên Kon Tum huyền bí!

Cư trú ở vùng đất xa xôi cách trở nhất Tây Nguyên, Bahna là dân tộc gắn với nhiều huyền bí. Từ những chuyến xuyên sơn, lặn lội giữa đại ngàn Kon Tum huyền ảo, chúng tôi hiểu hơn về họ – tộc người anh em chân chất, hào sảng với nhiều chuyện lạ về văn hóa, phong tục đến ngỡ ngàng!

Lạ kỳ… người tai dài

Xuất phát từ TP HCM, vì Kon Tum là vùng đất cuối của Tây Nguyên nên để đến được cao nguyên huyền hoặc này, chúng tôi buộc phải chinh phục chặng đường gần 600km, đi qua các tỉnh nổi tiếng lắm núi nhiều rừng gồm Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai. Phải nói đây là hành trình bầm dập đến nhớ đời, bởi phải đi qua muôn vàn khúc cua tử thần bên vách núi thăm thẳm, bên vực sâu hun hút.

Sau bao mỏi mệt lẫn háo hức, chúng tôi cũng đến được TP Kon Tum – đô thị trăm năm ẩn giữa rừng già ngút ngàn. Chính tại nơi này, hình ảnh những sơn dân với hàm răng trên bị cà sát và đôi dái tai lòng thòng được xỏ ngà voi đã thu hút không chỉ chúng tôi mà có lẽ với bất kỳ ai chẳng ngại lặn lội đến nơi núi cao rừng thẳm!

Điểm dừng đầu tiên của chúng tôi là làng Kon JơDri – ngôi làng cổ nằm gối đầu bên dòng sông Đắk Bla mà theo ngôn ngữ bản địa có nghĩa “dòng sông ăn thị.t ngườ.i”. Làng Kon JơDri thuộc địa phận xã Đắk-Rơ-Wa, TP Kon Tum. Khi rong ruổi vào làng, chúng tôi tình cờ gặp một cụ già có dáng hình rất đặc biệt với đôi dái tai lòng thòng, dài gần chấm vai và đôi khoen kỳ lạ to lớn như ống chỉ. Giọng Kinh lơ lớ, cụ già cho biết cụ tên Rơ-chăm Thị Lệch, ngoài 70 mùa rẫy!

Mùa rẫy là cách tính tuổ.i của các tộc người Tây Nguyên thuở sơ khai. Một mùa rẫy tương ứng với 1 năm tuổ.i. Không chỉ đôi dái tai lòng thòng, chúng tôi còn ấn tượng trước hàm răng trên bị mài nhẵn của cụ Thị Lệch. Nhờ được A Sáo, một học sinh người Xơ-đăng vốn là người bản địa giải thích, chúng tôi mới biết đôi tai dài và hàm răng bị cà sát của cụ Thị Lệch là hiện thân của hủ tục cà răng căng tai ngày trước.

Hỏi chuyện, mới rõ cụ Thị Lệch không phải là người Bahna, mà là người Jrai ở huyện vùng cao Chư Pảh thuộc tỉnh Gia Lai. Cụ đến buôn làng của người Bahna để thăm một người bà con đang lâm trọng bệnh. Nói về đôi dái tai quá đỗi lạ kỳ của mình, cụ Thị Lệch giải thích người Jrai xưa quan niệm người có dái tai dài là người quyền sang, quý phái. Vì nghĩ như thế nên từ hồi còn bé, con gái con trai Jrai đã được bố mẹ xỏ lỗ tai, chỉ cho cách nong vành tai cho ngày càng lớn, càng dài để được sang, được đẹp!

- Kỹ thuật nong vành tai như thế nào, có đau lắm không, thưa già?

- Ồ, dễ thôi mà. Lúc nhỏ thì xỏ cọng rơm, quen rồi thay bằng cọng lồ ô, cành lồ ô. Tiếp đến nong tai bằng ống lồ ô. Ống nhỏ nong được rồi thì nong ống lớn hơn!

Chưa nói dứt câu, cụ Thị Lệch đưa tay tháo cho chúng tôi xem chiếc hoa tai kỳ lạ của mình. Cụ bảo đấy là gai-ngai, là hoa tai bằng ngà voi, là vật quý truyền đời, chỉ người giàu có mới mua được vì giá rất đắt. Một ống hoa ngà như thế phải đổi bằng một con trâu mộng.

“Chỉ dùng gai-ngai khi làng có hội vui như đám cưới, cúng Yang (thần linh-PV). Cái này không bán, chỉ là mẹ truyền cho con thôi” – cụ Thị Lệch khẳng định.

- Nếu không có trâu để đổi lấy gai-ngai thì lấy gì xỏ tai trong ngày vui ngày lễ, thưa già?

- Dùng ống tre, ống lồ ô nè. Hay dùng sừng trâu sừng bò nè!

Video đang HOT

Bí ẩn liên quan đến đôi dái tai “khủng” của cụ Thị Lệch là thế. Bí ẩn này chỉ gắn với các bà, các chị người Jrai. Riêng với các bóng bồng Bahna, tục căng tai là khái niệm hoàn toàn xa lạ.

Kỳ lạ bộ tộc... cà răng căng tai - Hình 1

Một góc dòng Đắk bLa chảy qua địa phận xã Kon Rơ Wa

Những lời kể rùng rợn quanh hủ tục cà răng…

Chẳng như người Jrai, người Bahna không xem trọng việc nong vành tai để làm đẹp. Tộc người này chỉ chú trọng đến nghi thức thổi-xỏ lỗ tai cho tr.ẻ e.m cả trai lẫn gái. Bởi họ tin một đứ.a tr.ẻ khi chào đời chưa thật hoàn toàn là người, có khi chỉ là loài chim, khỉ. Chỉ khi được thổi tai, được xỏ lỗ tai với lời khấn của bà mụ “Hôm nay tao thổi lỗ tai cho mày để mày làm người” thì đứ.a tr.ẻ mới được xem là người và có trí tuệ.

Đó là lý do mà xuyên suốt làng Kon Kri, chúng tôi chẳng thấy ai khác ngoài cụ bà Thị Lệch có đôi tai dài. Dầu vậy, tuy khác nhau về hình dáng và quan niệm liên quan đến đôi tai nhưng giữa 2 tộc người Jrai và Bahna có điểm chung về những chiếc răng bị mài cụt với 6 chiếc răng giữa ở hàm trên “rụng” đến tận lợi. Những người làng ở độ tuổ.i từ 50 trở lên mỗi khi cười đều khoe “hàng tiề.n đạo” trống rỗng như thế!

sao lại có sự lạ như vậy?!

Thắc mắc này của chúng tôi được nhiều người già Bahna mỗi người có câu trả lời khác nhau. Già làng K’Bớt, ngoài 70 mùa rẫy cười khoe hàm trên mà theo lời kể của già bị “thổi bay” khi còn trẻ: “Cà bằng đá, cà đau lắm”.

Ghi chép của các nhà dân tộc học người Pháp vào thập niên 40 thế kỷ trước khi “thám hiểm” tại Kon Tum cho biết con trai, con gái người Bahna khi ở tuổ.i 15-16 đều phải cà răng với kỹ thuật rất dễ sợ: Qu.ỳ gố.i phía trên đầu, hai gối kẹp chặt lấy 2 bên tay người có răng, người thợ cà răng tay cầm hòn đá nhám cà qua cà lại 6 cái răng cửa cho đến khi mòn sát nướu răng mới thôi trong cảnh má.u m.e tung tóe!

“Phải trả công người cà răng những gì, thưa già” – chúng tôi hỏi già làng K’Bớt và câu trả lời là “nếu không phải một con gà thì ghè rượu”!

Cà răng theo kiểu dùng đá mài qua mài lại như thế theo chia sẻ của các cụ già đa.u đớ.n vô cùng. Những ngày đầu chẳng thể ăn uống gì được do miệng sưng to. Thường thì phải sau một tuần kể từ lúc cà răng thì sự đa.u đớ.n mới chấm dứt. Lúc này người “thợ” cà răng tiến hành việc nhuộm răng cho “Thượng đế” bằng một thứ nhựa đặc biệt được chiết xuất từ một loại cây rừng chẳng mấy ai biết được.

- Thưa già, già có biết đó là cây gì không?

- Ồ, là cây long pơnek, người Kinh gọi là cây rang!

Nói theo già K’Bớt, để nhuộm răng, người ta đốt cây long pơnek cho chảy ra thứ nhựa đen như hắc ín (dầu hắc) và quệt bôi ở khu vực răng bị cà mòn và những chiếc răng còn lại. Cứ mỗi ngày sau bữa ăn bôi một lần, bôi liên tục từ 20-30 ngày thì hàm răng sẽ bóng chắc, và chỗ bị cà mòn từ đây trở về sau không bị đau nhức, sưng tấy.

“Nhựa cây long pơnek nhuộm răng tốt, chữa đau răng rất hay. Ai được bôi nhựa long pơnek về già không bị đau răng” – già K’Bớt và nhiều người già khác, khẳng định!

Kỳ lạ bộ tộc... cà răng căng tai - Hình 2

Người Jrai và Bahna cà răng cho giống loài trâu mà họ nhận làm thú tổ?

Hành xác cho giống “thú tổ”?

Kỹ thuật cà răng của người Jrai cũng tương tự người Bahna. Quá trình dùng hòn đá cà 6 cái răng cho cụt đến sát lợi như thế kéo dài hàng giờ đồng hồ đa.u đớ.n tột độ, vậy nhưng vì sao 2 tộc người Bahna lẫn Jrai lại có kiểu cà răng kỳ quái như thế? Như già K’Bớt, câu trả lời của già làng Rơ-chăm Bul ở xã Ia M’nông huyện Chư Pảh (Gia Lai) mà chúng tôi gặp sau khi rời tỉnh Kon Tum, rất giản đơn: “Cà răng cho giống trâu bò, cho khác con thú”.

- Ý nghĩa cụ thể hơn là sao, thưa già?

Già Rơ-chăm Bul đáp lại câu hỏi này với đại ý khi chưa cà răng, hàm răng của người ta chẳng khác gì răng cá sấu, răng chó. Để khác loài thú ăn thịt đó, phải cà răng cho giống trâu, bò…

Vì sao lại phải chấp nhận đớ.n đa.u cà răng cho giống trâu bò thì các già làng không giải thích được. Sau này khi đọc tư liệu khảo cứu của ông G.H.Hoffet về các dân tộc vùng cao ở dãy Trường Sơn với suy đoán rằng các dân tộc đất Tây Nguyên thuở trước nhận trâu làm thú tổ, chúng tôi tạm đoán định có thể người Jrai và Bahna cà răng để được giống loài thú tổ của mình.

Cứ cho là người Bahna cà răng cho giống “thú tổ” thì đâu là căn nguyên của việc họ chấp nhận đớ.n đa.u, chấp nhận hành xác cho giống “thú tổ”. Ghi chép của các nhà dân tộc học người Pháp lẫn người Việt mà chúng tôi tiếp cận đều không thấy giải thích thấu đáo điều này.

Kỳ lạ bộ tộc... cà răng căng tai - Hình 3

Nụ cười trống “hàng tiề.n đạo” của già K’Bớt

Điều khá bất ngờ là trong quá trình tìm kiếm chìa khóa giải mã cội nguồn của tục cà răng, chúng tôi ghi nhận giải thích khá có lý của một số người già rằng thuở xưa, tổ tiên họ cho rằng với hàm răng sắc bén như dao cạo, cọp sấu giế.t hạ.i con người nên chúng là loài ác thú. Để tỏ rõ sự căm phẫn chúng cũng như sự khác biệt giữa người và thú, tổ tiên người Bahna đã quyết định cà răng cho giống loài thú hiền lành, thân thiện như trâu bò?!

- Còn có lý do gì khác để giải thích cho tục cà răng không, thưa già?

- Cà răng đau nhưng phải chấp nhận thôi. Con trai con gái đến tuổ.i không chịu cà răng dân làng chê cười, mọi người khin.h thườn.g. Chẳng ai chịu lấy làm chồng, làm vợ!

Đó là câu trả lời của một già làng tên Nhol mà chúng tôi gặp ở cuối làng Kon K’Tu. Theo già Nhol, bên cạnh lý do giống thú tổ, tổ tiên người Bahna khai sinh và duy trì tục cà răng còn nhằm ý nghĩa sâu xa, rèn luyện cho dân làng tính can trường, không sợ đa.u đớ.n, không sợ chế.t.

Già Nhol nói cà răng đa.u đớ.n tột cùng nhưng khi trải qua rồi, chẳng có đớ.n đa.u nào khiến một người đã qua giai đoạn cà răng khiếp sợ. Và chỉ có sự can đảm, xe.m thườn.g đớn đau, xe.m thườn.g cái chế.t ấy thì anh ta mới có đủ dũng khí chống lại mọi sự xâm hấn của kẻ địch hay thú dữ để bảo vệ sự an nguy cho người thân hay buôn làng của mình.

Trong tất cả những giải thích về ý nghĩa, ngọn nguồn của tục cà răng, có lẽ chia sẻ này của già Nhol dễ chấp nhận nhất. Nếu đặt ở bối cảnh của hàng trăm năm trước, sẽ thấy rằng cuộc sống giữa rừng sâu rất khốc liệt vì thường xuyên xảy ra cuộc chiến giữa những bộ tộc. Nên nếu không rèn cho dân làng tính can đảm, kiên cường, không sợ đa.u đớ.n, nguy cơ bộ tộc hèn yếu bị bộ tộc hùng mạnh tiê.u diệ.t là điều khó tránh khỏi.

Hẳn nhiên đó chỉ là suy luận của chúng tôi. Để có câu trả lời trọn vẹn, thuyết phục, cần có sự vào cuộc của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về dân tộc học. Riêng chúng tôi chỉ dừng lại ở việc phản ánh chuyện lạ liên quan đến luật tục mà nhiều người cho là quái dị, có khi là hủ tục ma.n r.ợ… nay chỉ còn tồn tại qua nụ cười của những người già và trong vài thập niên nữa thôi sẽ vĩnh viễn khép lại!

(Còn tiếp)

Theo 24h

Những chuyện kỳ lạ nơi cuối trời Tây Bắc

Có người gọi là bùa ngải, có người bảo là do dân trí thấp, dân tộc Mảng ở Nậm Tần Xá, bản biên giới của xã Pa Tần (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) có những chuyện mà nếu không trực tiếp chứng kiến sẽ khó lòng tin nổi.

Tục nhận con nuôi kỳ lạ

Nậm Tần Xá là bản người Mảng xa nhất, đói nhất của xã biên giới Pa Tần. Nhìn trên bản đồ, đây là bản cuối cùng của huyện Sìn Hồ, cuối cùng của mảnh đất Tây Bắc. Vượt dòng sông Nậm Na, cộng thêm nửa buổi leo núi nữa mới vào được bản.

Hôn nhân cận huyết, đói nghèo, bệnh tật nên số lượng các cặp vợ chồng người Mảng vô sinh khá nhiều. Để giải quyết tình trạng ấy, họ chọn cách nhận con nuôi. Thủ tục thì rất đơn giản, thích con nhà nào chỉ việc sắm gà, sắm gạo làm lý (cúng lễ) rồi nhận về đổi tên, đổi họ là xong.

Bản có 29 hộ, hầu hết chẳng nói được tiếng Kinh, không có nương, chỉ có một ít ruộng một vụ, đói ăn đã trở thành lẽ thường từ đời này sang kiếp khác. Người Mảng ở Nậm Tần Xá đã quá quen với đói nghèo nên dân bản không còn xem chuyện đứt bữa là bi kịch nữa. Bi kịch của họ, có chăng là chuyện con cái, là những hủ tục lạ kỳ mà thôi.

Trưởng bản Nậm Tần Xá tên là Lùng A Tạo. Vợ chồng ông Tạo không sinh được con, cả năm người con trong gia đình ông bà bây giờ đều là con nuôi cả. Mỗi đứa một vùng, một hoàn cảnh, lớn có, bé có, trưởng bản Tạo phải lo lắng chu tất chẳng khác nào con do mình đứt ruột đẻ ra. Đó cũng là quy định của phong tục nhận con nuôi.

"Bố mẹ nhận con thì phải lo cho nó đến suốt đời", trưởng bản bảo thế. Năm người con nuôi nhà ông trưởng bản, 3 người đã đi lấy vợ, lấy chồng, còn lại hai đứa nhỏ. Vợ ông cũng muốn nhận thêm con nhưng kinh tế gia đình kiệt quệ quá rồi, không nuôi nổi nữa.

Trường hợp lạ nhất là người con nuôi đầu tiên của trưởng bản Tạo, Phạm Văn Huy, người Kinh duy nhất ở đất Nậm Tần Xá này. Huy sinh năm 1973, quê ở xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Năm 20 tuổ.i theo đám bạn ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) lên thượng nguồn sông Nậm Na để đãi vàng. Làm vàng đâu chừng được một hai năm thì sạt nghiệp, không nơi nương tựa, đứa bỏ quê cũ, đứa sống cù bơ cù bất ở bản Nậm Sảo. Trong một lần theo đám trai bản gặp ở phiên chợ Pa Tần đi lên Nậm Tần Xá chơi, Huy vào nhà được trưởng bản Lùng A Tạo uống rượu. Đang cảnh hiếm muộn, lại gặp thanh niên không gia đình nên chỉ sau một vài tuần rượu say ngất ngưởng, vợ chồng ông Tạo đề nghị Huy ở lại làm con nuôi của mình, kèm lời hứa sẽ làm làm nhà, kiếm cho cô vợ đàng hoàng.

Sau buổi lễ làm lý, Huy trở thành con trai của vợ chồng ông Tạo. Mấy năm sau, bố mẹ Huy ở Ninh Bình vốn dĩ tưởng rằng con mình đã bị mất tích rồi, đến lúc nghe tin Huy còn sống ở bản Nậm Tần Xá vội vàng lên tận nơi để tìm về. Nhưng Huy không về quê cũ nữa. Năm lần bảy lượt gia đình bắt về quê, nhưng hôm trước hôm sau lại thấy trốn lên để làm người Mảng, để được làm con nuôi ông trưởng bản. Mấy người ở đồng bằng lên Pa Tần làm ăn nói với người nhà là Huy bị trúng bùa ngải của người Mảng ở Nậm Tần Xá rồi, không thể về quê được.

Những chuyện kỳ lạ nơi cuối trời Tây Bắc - Hình 1

Phạm Văn Huy, người Kinh duy nhất ở Nậm Tần Xá

Hơn 10 năm, bây giờ, nhìn bề ngoài Huy chẳng khác là bao so với một người đàn ông dân tộc Mảng chính hiệu. Huy nói tiếng Kinh không sõi nữa, trong khi tiếng Mảng thì đã thành thục lắm rồi. Người gầy đen, mắt sâu, răng vàng khẹt vì những cuộc rượu triền miên theo đúng phong tục dân bản. Chỉ khác duy nhất một điều so với phong tục người Mảng là Huy vẫn giữ nguyên họ Phạm của mình. Làm con nuôi ông trưởng bản, Huy được bố nuôi mình lấy vợ cho. Vợ là Chìn Thị Cái, một cô gái trong bản mà Huy chưa bao giờ nhớ tuổ.i. Lấy nhau về, hai vợ chồng đẻ liền một mạch 7 đứa con, đứa lớn đã 13 tuổ.i, đứ.a b.é còn đang ẵm ngửa.

Huy gần như đã trở thành người Mảng nên những phong tục có lạ kỳ đến mấy cũng phải theo, kể cả việc phải cho đi hai đứa con của mình. Một đứa cho ông anh vợ Chìn A Cói. A Cói đã 40 rồi nhưng vẫn chưa thể làm vợ có thai nên xin vợ chồng em gái đứa con trai về nuôi để làm người nối dõi duy trì họ Chìn. Thằng cu được vợ chồng Huy chọn để cho tên là Hải, 10 tuổ.i. Nó phải đổi họ Phạm thành họ Chìn rồi phải gọi bố mình bằng dượng. Còn một đứa nữa vợ chồng Huy cho chính ông trưởng bản Lùng A Tạo. Nó cũng đổi tên họ thành Lùng Thị Thơ. Lạ ở chỗ, Huy đang là con nuôi ông Tạo, Thơ đang gọi trưởng bản bằng ông nội thì bây giờ phải gọi bằng on nẳng (bố nuôi), còn bố đẻ của mình lại gọi là anh.

Mẹ con chung chồng

Tâm lý buộc phải có con khiến phần lớn các gia đình khánh kiệt. Khổ nhất là trường hợp người con nuôi tên là Lùng A Chìn của gia đình trưởng bản Tạo. Vợ chồng ông Tạo nhận nuôi Chìn cách đây gần chục năm. Chìn đến tuổ.i lấy vợ ngay khi ông trưởng bản vừa lo cho Huy xong. Con gái trong bản không còn nên phải đi mua ở bản khác. Qua mai mối, Chìn thấy ưng bụng một cô gái ở dưới xã Nậm Hăn, nhưng người ta đòi 100 con gà, 3 con lợn, 6 can rượu và 22 triệu đồng tiề.n mặt. Xoay mãi chỉ đủ được gà, lợn và 3 triệu đồng đặt cọc, cũng may mà người ta cho Chìn đưa vợ về và ghi nợ, có lúc nào trả lúc ấy. Sống với nhau được một thời gian thì vợ chồng hục hặc. Lý do rất đơn giản là vợ Chìn thích đi chợ Trung Quốc nhưng Chìn lại sợ người ta bắt bán mất nên cấm cản. Cãi qua cãi lại, vợ bỏ về Nậm Hăn, Chìn mất lợn, mất gà, tiề.n đặt cọc cũng mất luôn.

Chìn đòi lấy vợ khác, nhưng trưởng bản Tạo chẳng còn một đồng nào. Đang lúc túng bấn thì có gia đình quen biết ở xã Nậm Ban đán.h tiếng gả con gái và cho ở rể, không đòi tiề.n cưới. Thế là Chìn khăn gói quả mướp sang Nậm Ban, vừa được nuôi ăn, vừa được vợ, chỉ có điều từ ngày đi lấy vợ không thấy về với ông bà Tạo nữa.

Hôn nhân của người Mảng ở Nậm Tần Xá cực kỳ thoải mái. Thích thì về ở với nhau, không thích thì giải tán, chẳng đăng ký, chẳng xét xử l.y hô.n gì. Vì vậy mà trong bản có nhiều chuyện hết sức động trời nhưng người ta vẫn xem là bình thường, không vấn đề gì cả.

Lùng A Viên chỉ độ chưa đến 30 tuổ.i, đấy là dân bản bảo thế chứ Viên không quan tâm, không nhớ tuổ.i của mình. Viên không thể nói được một câu tiếng Kinh trọn vẹn. Nói chuyện phải có người phiên dịch. Chuyện vợ con của Viên rất kỳ lạ với người ngoài, còn dân bản lại thấy bình thường.

Độ năm năm trước, Viên yêu cô gái Chìn Thị Đến, vừa tròn 20 tuổ.i. Theo phong tục người Mảng, trai gái thấy thích thì cứ dọn về ở với nhau, không cần đăng ký, không cần đám cưới, chỉ cần chai rượu, con gà làm lý xong là thành chồng thành vợ. Vì lẽ ấy mà trong mắt dân bản, Viên và Đến đã có thể xem là một gia đình. Đùng một cái, người ta thấy Viên dọn về ở với mẹ của Đến là bà Lùng Thị Tà còn Đến thì lại đi lấy một chàng trai khác ngay trong bản. Khổ nỗi, bà Tà đã ngoài 40, ba đứa con rồi, người đen đúa nhưng vẫn quyết tâm b.ỏ chồn.g để chung sống với người yêu của con gái. Nhiều người bảo bà có bùa, Viên hay uống rượu của bà mời nên dính phải. Nhưng có lẽ đó chỉ là đồn thổi, ở với nhau đâu chừng 4 - 5 năm, bà Tà không sinh đẻ thêm được đứa nào nên Viên chán, không muốn cho làm vợ mình nữa.

Tự do đến thì tự do đi, Viên bỏ bà Tà để đi tìm một người vợ biết đẻ. Tìm mãi, thử mãi, cuối cùng cũng tìm được cháu gái ông trưởng bản Lùng A Tạo. Lẽ thường, chia tay người ta hay thù hận, vậy mà hôm theo chân bà Tà và Viên xuống chợ Pa Tần vẫn thấy hai người nói cười vui vẻ, đi ăn kem, đi uống rượu, như chưa hề có chuyện chia tay hay phản bội nhau gì cả. "Phong tục người Mảng là thế, thoải mái thôi mà", trưởng bản Tạo nói.

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024
Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
10:47:24 02/10/2024
Mất tiề.n tỷ, người phụ nữ tiếp tục bị lừa vì tin "luật sư Huy"
15:07:37 02/10/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng thông báo ủng hộ thêm 10 tỷ đồng, dừng giao lưu
13:05:28 02/10/2024
"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao
10:01:40 01/10/2024
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo
13:12:45 02/10/2024
Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp
18:17:38 30/09/2024

Tin đang nóng

Cách những bữa tiệc trắng của Sean "Diddy" Combs trở thành huyền thoại ở Hollywood
11:09:30 02/10/2024
Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024
Ngày ăn hỏi, mẹ chồng tái mặt khi thấy vết bớt trên cánh tay con dâu: Kết quả ADN khiến 2 nhà điếng người
12:40:41 02/10/2024
Vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh: Kỷ luật 3 học sinh, phụ huynh nhận lỗi
12:43:28 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
Vụ sập sân khấu Hoa hậu tại TP.HCM: Đơn vị thi công lên tiếng xin lỗi, hé lộ nguyên nhân ta.i nạ.n
11:06:00 02/10/2024
6 sản phẩm đang "biến mất" dần trong phòng khách
13:16:49 02/10/2024
Tranh cãi tài xế xe tải chắn nước lũ ào ào giúp xe máy đi qua ở Hà Giang
13:03:54 02/10/2024

Tin mới nhất

Trong 5 phút, lũ quét mang 1,6 triệu m nước và đất đá gây thảm họa Làng Nủ

15:28:05 02/10/2024
Sáng 2/10, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo khoa học Thảm họa Làng Nủ - Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh .

Sạt lở ở Hà Giang, khách đi không được ở không xong: Chính quyền cảnh báo

14:26:09 02/10/2024
Những ngày qua, Hà Giang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ kéo dài. Đặc biệt trận mưa lũ tại huyện Bắc Quang tính tới ngày 1/10 khiến ít nhất 4 người thiệ.t mạn.g, vẫn còn người mất tích.

Cơn bão rất mạnh Krathon đang di chuyển thế nào?

14:20:54 02/10/2024
Bão Krathon đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15, giật trên cấp 17.

Lũ sông Hồng tại Yên Bái đạt đỉnh, nhiều tỉnh nguy cơ lũ quét

14:14:41 02/10/2024
Lũ trên sông Thao (sông Hồng) đoạn qua tỉnh Yên Bái đã đạt đỉnh và đang xuống, ngập lụt cũng giảm dần tại khu vực trũng thấp.

Phụ huynh đi ô tô vào sân trường làm học sinh bị thương

14:07:02 02/10/2024
Một phụ huynh điều khiển ô tô vào sân Trường THCS & THPT Chu Văn An (TP Móng Cái, Quảng Ninh) đã va chạm, làm học sinh H. bị thương.

Phát hiện cấu trúc bí ẩn trong lõi Trái Đất

12:44:55 02/10/2024
Trên thực tế, sự hiện diện của lớp trong cùng này đã được nghi ngờ trước đây. Các nhà khoa học đặt giả thuyết rằng, những tinh thể sắt đã tạo nên lõi bên trong có sự sắp xếp cấu trúc khác nhau.

Liên tiếp 6 vụ tàu lửa trật bánh, Ban An toàn giao thông Thừa Thiên - Huế đề xuất nóng

10:43:45 02/10/2024
Ban An toàn giao thông tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng 6 vụ tàu trật bánh liên tiếp xảy ra ở một cung đường dù chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng không thể xem nhẹ, cần phải có biện pháp để đảm bảo an toàn.

Cầu phao Phong Châu tạm dừng hoạt động do nước sông Hồng dâng cao

09:59:10 02/10/2024
Khoảng 18h ngày 1/10, Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đã cho tạm dừng hoạt động cầu phao Phong Châu, không cho các phương tiện di chuyển qua cầu phao để bảo đảm an toàn cho cầu và người dân.

Vụ học sinh nghi ngộ độc ở Thanh Oai: 'Em sợ lắm rồi!'

09:38:09 02/10/2024
Theo ông Bạch Ngọc Hoàng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Oai, ngày 30/9, đơn vị tiếp nhận 13 bệnh nhân từ Trung tâm y tế huyện Thanh Oai chuyển đến.

Xây xong cầu Phong Châu mới trong năm 2025 theo quy trình khẩn cấp

09:37:59 02/10/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý việc đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp và yêu cầu đảm bảo hoàn thành chậm nhất trong năm 2025.

CSGT chặn bắt xe tải vận chuyển hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

05:57:27 02/10/2024
Ngày 1/10, thông tin từ Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng, Tổ tuần tra kiểm soát (TTKS) của Phòng CSGT vừa phát hiện, bắt quả tang xe ô tải vận chuyển số lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Phối hợp điều tra nguyên nhân hổ chế.t tại Khu du lịch Vườn Xoài

21:22:34 01/10/2024
Tại tỉnh Long An xác định có 3 nhân viên vườn thú Mỹ Quỳnh tiếp xúc trực tiếp hổ. Tại tỉnh Đồng Nai, thông tin nhanh sơ bộ có khoảng 30 người tiếp xúc với hổ.

Có thể bạn quan tâm

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 3/10/2024: Tuổ.i Sửu và Tỵ có vận may cực tốt

Trắc nghiệm

16:49:30 02/10/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 3/10. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.Xếp hạng may mắn nhất: Tuổ.i Sửu và Tỵ

Lý do Ukraine không ủng hộ sáng kiến hòa bình của Trung Quốc và Brazil

Thế giới

16:47:06 02/10/2024
Tuy nhiên, phía Ukraine đã bày tỏ sự không hài lòng khi Thụy Sĩ tham gia vào kế hoạch này, đồng thời Kiev tỏ ra khá cứng rắn với sáng kiến hòa bình trên.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị

Ẩm thực

16:43:42 02/10/2024
Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị. Đảm bảo bữa ăn hợp mùa thu này ai cũng sẽ thích thú khi thưởng thức.

Trang phục linen là điểm nhấn riêng cho phong cách mùa thu

Thời trang

16:35:49 02/10/2024
Hướng đến những ngày làm việc kéo dài trong môi trường công sở, những bộ trang phục linen thông dụng như sơ mi linen, váy linen dáng suông thoải mái và thanh lịch trở thành ưu tiên hàng đầu của quý cô.

Nữ tân binh tung album đầu tay, tài năng thế nào mà khiến Trang Pháp "cảm thấy may mắn"?

Nhạc việt

16:29:45 02/10/2024
Ngày 1/10, nữ tân binh Vpop Vy Vy tổ chức họp báo giới thiệu album đầu tay mang tên Buộc Vào Cơn Gió. Vy Vy tên thật là Đỗ Phương Vy, từng gây ấn tượng qua chương trình Big Song Big Deal năm 2022.

Diễn viên Hàn Quốc mất việc vì Netflix, sự thật là gì?

Hậu trường phim

16:25:09 02/10/2024
Những ngày gần đây, nhận định Netflix là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng diễn viên Hàn Quốc thất nghiệp hàng loạt đang trở thành chủ đề nóng trên các nền tảng mạng xã hội xứ Kim Chi.

Anh Tú Atus bị nghi thuê fan dự sự kiện tại Pháp, Diệu Nhi lên tiếng chốt hạ 1 câu!

Sao việt

16:21:18 02/10/2024
Mới đây nhất, Anh Tú Atus góp mặt trong sự kiện thời trang tại Paris, Pháp. Nam ca sĩ đi cùng ekip, Diệu Nhi không sánh đôi nhưng đều nắm được nhất cử nhất động.

Con gái 14 tuổ.i có vết lạ trên cổ, bà mẹ không vội chất vấn, chỉ dùng một chiêu khiến con thừa nhận vấn đề

Netizen

16:02:48 02/10/2024
Tuổ.i dậy thì là giai đoạn quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ trải qua những thay đổi to lớn cả về thể chất lẫn tinh thần.

GTA 6 chưa ra mắt, Modder đã "mở cờ trong bụng", cho phép Console cũng có mod?

Mọt game

15:37:21 02/10/2024
Cộng đồng mod cho các tựa game GTA luôn mang đến cho người chơi cảm giác mới lạ. Đó chính là làn gió mới khiến game thủ yêu thích và hưng phấn trong tất cả các phiên bản GTA.

Hoa sữa về trong gió - Tập 25: Hoàn tiếp tục bịa chuyện Linh ngoạ.i tìn.h

Phim việt

15:22:58 02/10/2024
Hiếu (NSƯT Bá Anh) mặc dù hôm trước vẫn nói tin tưởng vợ trước mặt Hoàn nhưng thực ra ông vẫn suy nghĩ rất nhiều và bán tín bán nghi về chuyện vợ ngoạ.i tìn.h.

Nhan sắc Lisa (BLACKPINK) - Lưu Diệc Phi dưới ống kính "hung thần" Getty Image

Sao châu á

15:19:53 02/10/2024
Lisa xuất hiện với tạo hình được nhận xét là cool ngầu với bộ đồ da từ đầu tới chân. Không những vậy, em út BLACKPINK còn khiến người hâm mộ xuýt xoa với nhan sắc ngày càng lên hương.