Kỳ lạ: Bị hại vụ lừa đảo trăm tỉ đề nghị trả tự do cho bị cáo
Trong vụ án lừa đảo hơn 576 tỉ đồng, nhiều người là bị hại đề nghị trả tự do cho bị cáo, không khiếu kiện, không tố cáo, không yêu cầu bồi thường.
Ngày 29.3, TAND TP.Hà Nội xét xử bị cáo Phạm Thanh Hải (57 tuổi, trú Hà Nội) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, do nhiều bị hại vắng mặt, Hội đồng xét xử (HĐXX) quyết định hoãn, sẽ mở lại phiên tòa vào ngày 19.4 tới đây.
Trụ sở TAND TP.Hà Nội. Ảnh TUYẾN PHAN
Theo nội dung cáo trạng, năm 2007, ông Hải thành lập Công ty CP thương mại đầu tư và phát triển công nghệ Quốc tế (viết tắt là Công ty IDT), giữ chức chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc. Công ty hoạt động kinh doanh trên mạng internet nhưng không có hiệu quả.
Do cần tiền, từ năm 2008, ông Hải tổ chức các cuộc hội thảo, thành lập mạng xã hội “hoclamgiau”, tự giới thiệu là tiến sĩ, có nhiều năm kinh doanh tại Liên Xô (cũ). Bị cáo còn quảng bá công ty của mình đang đầu tư vào nhiều dự án lớn, siêu lợi nhuận.
Để thu hút người góp vốn, ông Hải đưa ra các hợp đồng với lãi suất huy động cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng, từ 40 – 50%/năm, thậm chí cắt lãi ngay khi nộp tiền. Bị cáo còn đưa ra chính sách thưởng từ 2 – 10% cho người nào kết nối, môi giới được hợp đồng mới.
Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 10.2014 đến tháng 10.2015, ông Hải huy động được hơn 2.700 tỉ đồng từ 2.574 nhà đầu tư, thông qua hơn 8.300 hợp đồng.
Sau khi có tiền, bị cáo cho vay, thanh toán gốc và lãi cho những hợp đồng đến hạn, chi thưởng kết nối, chi phí tổ chức hội thảo, tham quan, du lịch, quảng bá dự án…
Cơ quan tố tụng xác định, bị cáo chỉ sử dụng hơn 98 tỉ đồng từ số tiền huy động được để góp vốn vào một số công ty, dự án nhưng với danh nghĩa cá nhân chứ không phải Công ty IDT. Các dự án này đều mới thành lập, hoạt động không hiệu quả, không có khả năng sinh lợi nhuận cao như hứa hẹn.
Tài liệu vụ án còn cho thấy, với tiền của nhà đầu tư, ông Hải không quản lý việc thu, chi theo sổ sách kế toán, cũng không nắm được số tiền đã huy động, số nhà đầu tư góp vốn. Càng về sau, số lượng người đến nộp tiền càng nhiều; có tháng số tiền gốc, lãi và chi phí phải chi trả lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Video đang HOT
Căn cứ kết quả điều tra, đến nay cơ quan tố tụng xác định được 574 người là bị hại với số tiền bị chiếm đoạt hơn 576 tỉ đồng.
Trong số này, 294 trường hợp yêu cầu bồi thường dân sự, đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
70 trường hợp không khiếu kiện, tố cáo, không yêu cầu bồi thường, khẳng định không bị lừa đảo, đề nghị tự giải quyết với bị cáo. 22 trường hợp yêu cầu trả tự do cho bị cáo nhưng yêu cầu bồi thường, trả lại tiền.
Ngoài ra, 69 trường hợp không đến làm việc; 112 trường hợp vắng nhà, đã chuyển đi nơi khác, không sinh sống tại địa phương, không xác định con người, địa chỉ trước đây đã cung cấp; 7 trường hợp đã chết (đã xác định người đại diện thừa kế được ủy quyền).
Xét xử vụ 'siêu lừa' 433 tỉ: 'Ngân hàng biện luận như thế, ai còn yên tâm gửi tiền nữa'
Phiên tòa xét xử "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành trong vụ chiếm đoạt 433 tỉ đồng tiếp tục phần tranh luận liên quan đến việc ai sẽ phải trả tiền cho các "đại gia".
Ngày 20.3, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành cùng 25 bị cáo trong vụ chiếm đoạt 433 tỉ đồng của 3 ngân hàng và nhiều cá nhân.
Hội đồng xét xử (HĐXX) dành thời gian để đại diện viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng tranh luận về vấn đề trách nhiệm dân sự, xung quanh việc ai sẽ phải trả tiền cho các "đại gia" trong vụ án.
"Siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành tại tòa. Ảnh PHÚC BÌNH
Tranh luận ai sẽ trả tiền cho "đại gia"
Trước đó, trình bày bản luận tội, đại diện Viện KSND TP.Hà Nội đề nghị tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Về dân sự, đại diện viện kiểm sát đề nghị "siêu lừa" Hà Thành phải bồi thường cho VietAbank 249 tỉ đồng, NCB 47,5 tỉ đồng và PVcomBank 49,4 tỉ đồng. 3 ngân hàng phải trả lại cho một số chủ sở hữu sổ tiết kiệm, tổng 109 tỉ đồng.
Tham gia tranh luận, phía các ngân hàng không đồng tình với quan điểm trên. Các ngân hàng cho rằng bản chất quan hệ giữa "siêu lừa" Hà Thành và những người có sổ tiết kiệm là vay tiền, hứa hẹn trả lãi cao, ngân hàng chỉ là công cụ đảm bảo cho quan hệ dân sự này. Do vậy, người phải trả tiền cho các "đại gia" là bị cáo Thành chứ không phải ngân hàng.
Luật sư và đại diện các ngân hàng còn đề nghị HĐXX thay đổi tư cách tố tụng của ngân hàng từ bị hại thành người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Đại diện PVcomBank còn đề nghị được xử lý đối với các sổ tiết kiệm đứng tên vợ chồng ông Đặng Nghĩa Toàn, nhằm thu hồi khoản vay của nhóm bị cáo Hà Thành; đồng thời thu hồi khoản lãi mà ngân hàng này đã trả cho vợ chồng ông này từ khi phát hành sổ tiết kiệm.
Đại diện NCB đề nghị tuyên bố giao dịch gửi tiền của vợ chồng ông Toàn, giao dịch cầm cố sổ tiết kiệm, giao dịch NCB cho vay... đều là vô hiệu. Theo đó, bị cáo Thành sẽ là người phải trả tiền cho vợ chồng ông Toàn chứ không phải ngân hàng.
Còn tại VietABank, ngân hàng này đã dùng các khoản tiền gửi của các đồng sở hữu nhằm tất toán các khoản vay mà nhóm "siêu lừa" vay. Ngân hàng đề nghị tòa án đánh giá việc rút tất toán số tiền trên là có căn cứ pháp luật, đồng thời buộc bị cáo Thành phải bồi thường cho ngân hàng và các đồng sở hữu...
Không đồng tình với quan điểm của các ngân hàng, một số "đại gia" cho hay giữa mình và "siêu lừa" Hà Thành không phải quan hệ cho vay, họ mong muốn tòa buộc các ngân hàng phải trả lại tiền cho mình theo quy định pháp luật.
Đại diện viện kiểm sát tại phiên tòa. Ảnh PHÚC BÌNH
"Còn ai yên tâm để gửi tiền vào nữa"
Trong phần đối đáp, đại diện Viện KSND TP.Hà Nội bác bỏ đề nghị thay đổi tư cách tố tụng của đại diện các ngân hàng cũng như luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Kiểm sát viên cho rằng, số tiền mà các "đại gia" gửi tiết kiệm và số tiền mà "siêu lừa" Hà Thành vay của các ngân hàng là khác nhau, việc đánh đồng là không có căn cứ, bởi bị cáo làm mất tiền là mất tiền của ngân hàng, chứ không phải làm mất tiền của chủ sở hữu sổ tiết kiệm.
Đại diện viện kiểm sát ghi nhận các khoản vay của bị cáo Hà Thành tại các ngân hàng đều được bảo đảm bởi các sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, các chủ sổ tiết kiệm đều không biết và không đồng ý cầm cố các sổ. Điều này được thể hiện qua chính lời khai của "siêu lừa" cũng như kết luận giám định, rằng bị cáo cùng đồng phạm làm giả chữ ký của các đồng sở hữu trong các hợp đồng cầm cố. Vì thế, các sổ tiết kiệm không thể coi là tài sản đảm bảo hợp pháp cho khoản vay.
Vẫn theo đại diện viện kiểm sát, việc VietABank tự ý tất toán các sổ tiết kiệm của khách là không có căn cứ. Bởi lẽ, ngày từ tháng 12.2019, cơ quan điều tra đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng không được tự ý tất toán tiền liên quan vụ án đang được thụ lý giải quyết.
Do đó, VietABank tự ý tất toán tiền của người gửi là không có căn cứ pháp luật và không tuân thủ các quyết định của cơ quan điều tra.
Lập luận của kiểm sát viên còn cho thấy, dù bị thiệt hại nhưng thực tế các ngân hàng vẫn tiếp tục sử dụng các sổ tiết kiệm trong suốt 4 năm qua để phục vụ hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, với những người gửi tiền, đây là số tiền rất lớn, họ gửi tiền sổ tiết kiệm vì nghĩ rằng rất an toàn.
"Các ngân hàng cứ đòi thay đổi tư cách tố tụng, không bồi thường tiền cho người gửi sổ tiết kiệm, còn tự ý tất toán, rồi phong tỏa tài khoản, sổ tiết kiệm của khách hàng nhiều năm. Những người chứng kiến phiên tòa và nghe được lời biện luận của ngân hàng, giải quyết với khách hàng thế này thì còn ai yên tâm để gửi tiền vào nữa?", kiểm sát viên đặt câu hỏi.
Đại diện viện kiểm sát cũng cho rằng ngân hàng với tư cách là pháp nhân, khi nhân viên làm sai đương nhiên phải có trách nhiệm. Phía ngân hàng có phần lỗi không nâng cao công tác đào tạo nhân sự, dẫn đến họ làm sai.
Đại diện PVcomBank cho rằng mình rất tôn trọng quyền của người gửi tiền, nhưng đó là quyền của những người gửi tiền chân chính.
Ngân hàng này cho biết từng có ý định trả lại tiền cho chủ sổ tiết kiệm, nhưng khi biết mối quan hệ giữa "siêu lừa" Hà Thành và vợ chồng ông Đặng Nghĩa Toàn thì chưa thực hiện giải tỏa sổ, đồng thời quyết định tạm giữ các sổ.
Hiện nay, sổ tiết kiệm của vợ chồng ông Toàn vẫn được bảo toàn, bao gồm cả gốc và lãi. PVcomBank chỉ có cơ sở giải quyết các sổ tiết kiệm này theo đúng bản án có hiệu lực pháp luật.
Tuyên án băng 'siêu' lừa đảo toàn quốc Ngày 16.3, sau 2 ngày xét xử sơ thẩm, TAND TP.Đà Nẵng tuyên phạt băng 'siêu' lừa đảo gồm 10 bị cáo phạm các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. HĐXX tuyên phạt Vũ Quý Lãm (37 tuổi, ngụ tỉnh Hải Dương) 25 năm tù. Các bị cáo...