Kỳ lạ bé gái có trái tim nằm ngoài lồng ngực, cứ thở là tim phồng lên
Người ta biết đến bé gái này không chỉ bởi căn bệnh quái ác và hiếm gặp của em mà còn vì câu chuyện nghị lực phi thường của một cô bé mới chỉ lên 7.
Mới đây, trên mạng xã hội Youtube lan truyền một đoạn video về một cô bé phải chống chịu với căn bệnh hiếm gặp. Căn bệnh này khiến trái tim của em không nằm ở vị trí bình thường như bao người khác mà nằm ngoài lồng ngực và nó có thể cướp đi sinh mạng của em bất cứ lúc nào.
Đoạn video này đã xuất hiện từ khá lâu tuy nhiên mới đây lại thu hút sự chú ý và quan tâm trở lại của rất nhiều cư dân mạng.
Dù bị căn bệnh quái ác nhưng nụ cười vẫn luôn hiện hữu trên môi cô gái nhỏ.
Được biết, cô bé trong đoạn video này có tên là Virsaviya. Sinh ra tại xứ sở bạch dương Nga nhưng từ nhỏ Virsaviya đã theo bố mẹ và sinh sống tại Mỹ.
Theo một bài báo của Mail Online vào năm 2015, dù mới chỉ là một cô bé lên 7 và phải mang trên mình một căn bệnh vô cùng hiếm gặp như vậy nhưng Virsaviya lại có một nghị lực sống phi thường. Chính câu chuyện về nghị lực sống ấy đã khiến mọi người biết đến em nhiều hơn.
Chỉ kéo dài 43 giây nhưng đoạn video quay lại cảnh tượng bé Virsaviya nằm trên giường với trái tim lúc phình to lúc thu nhỏ bất thường trên thân thể nhỏ bé đã đủ để khiến người xem cảm nhận được phần nào những khó khăn mà em đang phải trải qua. Lớp da căng mỏng như “gồng mình” chống chịu để trái tim với kích thước quá khổ kia không bị vỡ và nhảy ra khỏi lồng ngực, thế nhưng trên khuôn mặt của Virsaviya vẫn là những tiếng cười khúc khích.
Nói trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2015, Virsaviya đã cho thấy sự lạc quan của mình: “Cháu có thể tự biết được tại sao tim của cháu nằm ngoài lồng ngực. Bởi vì chúa Jesus muốn chứng minh với mọi người rằng Ngài có thể làm ra mọi thứ, ngay cả những cô bé với cơ thể khác lạ như cháu”.
Mẹ của Virsaviya là chị Dari Borun. Theo lời kể của chị, được biết căn bệnh hiếm mà Virsaviya đang phải trải qua có tên là Ngũ chứng Cantrell (Pentalogy of Cantrell).
Video đang HOT
Vào thời điểm mà Virsaviya chào đời, các bác sĩ đã cảnh báo trước với chị Dari rằng với tình trạng bệnh này, cô bé sẽ không sống được. Nhận được tin sét đánh, gia đình chị đã ngay lập tức chuyển cô bé tới Boston sau khi tìm được một bác sĩ đồng ý chữa trị cho em bằng phương pháp phẫu thuật.
Mọi chuyện tưởng chừng đã tìm ra hướng giải quyết, tuy nhiên, sau đó, vị bác sĩ này đã từ chối thực hiện phẫu thuật cho Virsaviya với lý do huyết áp của em tăng cao.
Lại đối mặt với khó khăn, nhưng không chùn bước. Để con gái được điều trị khỏi bệnh, chị Dori đã lập ra một quỹ và kêu gọi tấm lòng hảo tâm của cộng đồng xã hội. Nhờ khoản tiền thiện nguyện này, gia đình chị Dori đã phần nào giảm bớt được gánh nặng từ áp lực chi phí y tế đắt đỏ và giúp Virsaviya được điều trị. Tuy nhiên, quỹ này không duy trì được lâu, do đó, em chỉ có thể chữa bệnh trong một khoảng thời gian ngắn.
Bẵng đi một thời gian, vào mùa hè năm 2015, gia đình Virsaviya và em đã chuyển đến bang Florida vì sức khỏe của em sẽ gặp nguy hiểm trong thời tiết lạnh.
Hiện nay, Virsaviya đang sinh sống cùng gia đình tại Hollywood, ở đây do khí hậu dễ chịu và ấm áp nên em không phải chịu những cơn đau như trước. Tuy nhiên, sẽ không thể đoán trước kịch bản bệnh tình của cô bé như thế nào.
Ngũ chứng Cantrell hay còn gọi là “Tim lạc chỗ” là một hội chứng rối loạn hiếm gặp xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Hội chứng này được đặc trưng bởi sự kết hợp của hai hay nhiều dị tật bẩm sinh liên quan đến việc tim sẽ nằm ở một trong trong 5 vị trí bất thường trên cơ thể bao gồm ngoài vùng cổ, ngoài vùng cổ-ngực, ngoài vùng ngực, ngoài vùng ngực-bụng và ngoài ổ bụng.
Virsaviya đang sinh sống cùng gia đình tại Hollywood, ở đây do khí hậu dễ chịu và ấm áp nên em không phải chịu những cơn đau như trước.
Ngũ chứng Cantrell xuất hiện ở trẻ sơ sinh với nhiều mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm khác nhau. Một số trẻ có thể chỉ bị mắc dị tật nhẹ nhưng một số khác lại mắc dị tật nặng với nhiều biến chứng khó lường có thể gây đe dọa đến tính mạng.
Hiện nay, y học thế giới vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đễn hội chứng này do hầu hết các trường hợp đều xảy ra một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên vẫn có giả thuyết đặt ra rằng “Tim lạc chỗ” khi có sự bất thường trong sự phát triển giai đoạn đầu của mô phôi trong quá trình người mẹ mang thai.
Ngũ chứng Cantrell xảy ra ở nam và nữ với tỉ lệ như nhau. Hiện tỉ lệ mắc bệnh vẫn chưa có con số chính xác, tuy nhiên, theo ước tính, cứ 5,5 triệu trẻ sinh ra thì có một trẻ được xác định mắc Ngũ chứng Cantrell.
Minh Hân / Theo Trí Thức Trẻ
Bị liệt nửa người nhưng người đàn ông này đã làm được việc khiến cả thế giới phải bái phục
Câu chuyện khó tin của người đàn ông đã thu hút sự quan tâm và ủng hộ của vô vàn cư dân mạng.
Một câu chuyện về sự bền bỉ và quyết tâm khó tin đã xảy ra tại Ấn Độ, người đàn ông bị liệt nửa người lại có thể đào một con đường xuyên thẳng qua một ngọn đồi nhỏ ở trước nhà của mình trong suốt ba năm trời, và chỉ với những dụng cụ rất thô sơ.
Melethuveettil Sasi đã thực hiện một công việc không tưởng ngay cả với những người khỏe mạnh.
Ông Melethuveettil Sasi, 63 tuổi, đến từ Kerala, đã quyết tâm đào một con đường cắt qua đồi chỉ bằng cái xẻng và cuốc. Dù không thể đi đứng bình thường nhưng ông Sasi vẫn đục đẽo một con đường dài 200m qua ngọn đồi trước nhà mình để gia đình mình đi lại đỡ vất vả.
Trước đây, Sasi từng làm nghề trèo cây hái dừa. Ông đã làm công việc đó kể từ khi mới 15 tuổi, nhưng vào một ngày cách đây 18 năm trước, trong một phút sơ sẩy khi làm việc, Sasi bị ngã từ trên cao xuống đất. Kể từ đó, phần cơ thể bên phải của ông bị liệt và phải mất rất nhiều tháng sau đó ông mới có thể cử động chân tay của mình. Các con trai của ông Sasi đã phải bỏ học để đi làm và phụ giúp gia đình, trong khi chính ông thì phải nằm liệt giường liệt chiếu.
Sasi đã quyết tâm đào một con đường đất xuyên qua ngọn đồi trước nhà để có thể tự đi làm phụ giúp gia đình.
Sau rất nhiều năm điều trị và vật lí trị liệu, Sasi đã có thể bước đi một lần nữa và lấy lại chức năng ở bàn tay phải. Dù vậy, ông vẫn là một người khuyết tật và không bao giờ có thể trèo cây hái dừa được nữa. Nhưng ông vẫn muốn giúp đỡ gia đình bằng cách nào đó, nên một ngày nọ ông đã nảy ra ý tưởng mua một chiếc xe cút kít ba bánh để đi đến thành phố lân cận Thiruvananthapuram bán vé số.
Ông đã đề nghị với quan chức địa phương - Panchayat - để xin chút tiền mua xe, nhưng họ lại từ chối vì cho rằng ông không thể đưa chiếc xe qua quả đồi cao ở trước nhà. Cho rằng vấn đề quả đồi - chướng ngại vật cho ý định của mình - có thể giải quyết được, Sasi đã dành ra 10 năm trời để xin xây một con đường đi từ nhà mình sang làng bên cạnh. Tuy nhiên, chẳng có ai lắng nghe ý kiến của ông cả.
Vào năm 2013, sau khi phát chán vì bị từ chối, Sasi đã quyết định làm điều không ai ngờ đến: tự mình dùng đôi bàn tay đào đường qua đồi đất. Ông chỉ có thể dựa vào những công cụ giản đơn như cuốc xẻng, và sự tàn tật của mình cũng khiến mọi thứ khó khăn hơn gấp vạn lần. Nhưng quyết là làm, Sasi bắt tay vào thực hiện thử thách để chứng minh cho tất cả mọi người thấy vấn đề có thể được giải quyết như thế nào.
Sau hơn ba năm, Sasi cuối cùng cũng hoàn thành xong con đường mơ ước của mình.
"Mỗi ngày, tôi bắt đầu công việc lúc 5 giờ sáng, dừng lại khoảng 8 giờ 30 phút khi trời bắt đầu nóng hơn, và lại tiếp tục từ lúc 3 giờ rưỡi 4 giờ chiều cho đến khi mặt trời lặn", Sasi nhớ lại.
Tất nhiên, ông Sasi đã gặp rất nhiều khó khăn vất vả ngay khi bắt đầu bắt tay thực hiện. Bên cơ thể bị liệt không cho phép ông thực hiện công việc lao động nặng nhọc, và ông cũng khó có thể giữ vững thăng bằng khi đào đất.
Khi những lời đồn đại về Melethuveetti Sasi và thử thách của ông bắt đầu lan truyền, những người dân trong vùng biết được đã cho rằng ông có vấn đề, nhưng điều đó không khiến ông dừng lại. Qua thời gian, khi ông đã đạt được những kết quả trông thấy, một số người hàng xóm đã nhận ra rằng điều ông làm hóa ra lại khả thi, và thay vì chế giễu, họ đã bắt đầu khích lệ ông.
Trước sự chế giễu của mọi người, Sasi vẫn khăng khăng thực hiện cho được mục tiêu mình đã đặt ra ngay từ đầu.
Phải mất ba năm trời làm việc trung bình sáu tiếng một ngày, Sasi mới đào xong con đường mơ ước.
Và điều tuyệt vời nhất là, Sasi, người đàn ông khuyết tật giàu nghị lực, đã không cần phải nhờ chính quyền địa phương mua cho mình chiếc xe lăn nữa - số tiền đó đã được những cư dân mạng quyên góp và tặng cho Sasi, như là món quà xứng đáng với mồ hôi nước mắt bao nhiêu năm trời của ông.
Khánh Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Ai cũng nghĩ bé gái 8 tháng tuổi này đội tóc giả cho tới khi biết sự thật... Chỉ nặng 5kg nhưng bé gái lại khiến cho tất cả mọi người phải choáng váng khi sở hữu bộ tóc "hiếm có khó tìm". Nhiều người đã nghĩ rằng cô bé Bella Cole, 8 tháng tuổi, đang đội tóc giả khi nhìn mớ tóc bù xù trên đầu. Tuy nhiên, ai cũng té ngửa khi biết đây là tóc thật 100%. Thậm...