Kỳ lạ bé gái có “cánh tay khỉ”, da đen sì, mọc đầy lông
Từ khi sinh ra, cánh tay trái của bé gái đã có màu đen, càng lớn thì lông mọc càng dày và dài gần giống với cánh tay của khỉ
Cánh tay của bé Úc mang một màu đen, mọc đầy lông lá
Cánh tay đen sì, mọc đầy lông như tay khỉ
Đều đặn mỗi ngày 2 lần có mặt tại Bệnh viện đa khoa Bắc Hà ( Hà Nội), mẹ con bé Đàng Thị Mỹ Úc (SN 2019, quê Ninh Thuận) được các bác sĩ thăm khám và ăn cơm miễn phí tại bệnh viện.
Bé Úc có lẽ là trường hợp đặc biệt nhất tại Khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ của BVĐK Bắc Hà. Do hoàn cảnh khó khăn lại mắc căn bệnh hiếm gặp nên bé được bệnh viện tạo điều kiện hỗ trợ toàn bộ chi phí điều trị, chỗ ăn, chỗ ở.
Theo chia sẻ của chị Thiên Nữ Thùy Nguyên (42 tuổi, mẹ bé Úc), bé là con út trong gia đình có 3 chị em. Ngay từ khi sinh ra, cánh tay trái của Úc đã mang một màu đen sậm khiến các y bác sĩ đỡ đẻ cho bé không khỏi bất ngờ.
“Lúc bé chào đời, các y bác sĩ đỡ đẻ “Ồ” lên làm tôi cũng tò mò quá mà hết đau. Thấy con bị như thế tôi cũng sợ lắm, nhưng mọi người bảo chắc là vết bớt thôi, không sao”, chị Nguyên nhớ lại lần đầu nhìn thấy cánh tay của con.
Càng lớn lên, lông tay phần da đen trên cánh tay của Úc càng mọc dài ra, rậm rạp, màu đen. Những chỗ khác lông tay vẫn như bình thường.
Hàng xóm thấy tay bé Úc vậy không dám tiếp xúc với bé. Bạn bè trong xóm cũng không chơi với bé vì sợ.
“Nhiều lần về con kể, các bạn sợ nên không cho chơi cùng, cứ tự con lủi thủi chơi một mình. Giờ đi ra ngoài lúc nào con cũng mặc áo dài, kéo tay áo xuống vì sợ người ta thấy, biết ngại, biết xấu hổ rồi”, chị Nguyên tâm sự.
Căn bệnh có tên gọi là u hắc tố da bẩm sinh, lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chị Nguyên chưa có điều kiện để mang bé Úc đi thăm khám. Ở vùng đất Ninh Thuận toàn nắng và gió, gia đình chị không có ruộng để làm.
Chồng chị, anh Đàng Văn Ứng (42 tuổi) hằng ngày đi làm bảo vệ cho một công ty giấy với mức lương chưa đến 5 triệu đồng/tháng. Phần mình, chị Nguyên ở nhà chăm con, ai thuê gì làm nấy. Lúc thì chị đi nhổ cỏ cho vườn nho, vào vụ thì đi hái nho, hái khổ qua (mướp đắng) thuê…
Tia hy vọng đến với bé gái
Cách đây khoảng hơn một tháng, tình cờ thấy bé Úc xuất hiện trên mạng xã hội với cánh tay đen sì, lông lá, bác sĩ Ngô Anh Tú – Trưởng Khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (Bệnh viện ĐK Bắc Hà) đã liên hệ để tư vấn và tài trợ gia đình bé ra Hà Nội thăm khám, mổ miễn phí.
Bác sĩ Ngô Anh Tú thăm khám cho bé Úc
“Tôi đọc được nhiều bình luận ở trên mạng bảo là phần tay đen của bé phải đốt bằng tia laze, nhưng không phải thế, tôi sợ làm thế sẽ ảnh hưởng đến cháu. Căn bệnh như của cháu tôi đã gặp và phẫu thuật cho vài trường hợp nên có thể chữa trị được mà không cần dùng đến tia laze”, bác sĩ Tú chia sẻ.
Theo bác sĩ Tú, bệnh của bé Úc có tên gọi là u hắc tố da hay còn gọi là nốt ruồi hắc tố bẩm sinh. Có người gọi là bệnh “lại tổ” vì bản chất tổ tiên của con người khi chưa tiến hóa là khỉ, vượn… mà biểu hiện của bệnh này cũng giống như thế.
Căn bệnh u hắc tố da xuất hiện với tỷ lệ khoảng 1/20.000 trẻ sơ sinh và trong đó có 1/500.000 dạng nặng như trường hợp của bé Úc, còn gọi là nốt ruồi hắc tố bẩm sinh khổng lồ. Đây là dạng u lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh nhân sẽ ảnh hưởng không tốt về mặt tâm lý do yếu tố thẩm mỹ.
Để điều trị bệnh này, bác sĩ Tú cho biết, bé Úc phải trải qua ít nhất 3 lần phẫu thuật. Hiện bé mới trải qua 1 lần phẫu thuật, đó là bác sĩ đặt một túi giãn da vào phần bụng trái của bé.
Bé Úc sẽ phải trải qua ít nhất 3 cuộc phẫu thuật để cánh tay trở lại như người bình thường
Khoảng 1 tuần, bác sĩ sẽ bơm nước vào túi này để phần da ở bụng phồng lên và giãn ra. Khi nào phần da giãn ra đủ độ che phủ phần da đen ở tay thì sẽ tiến hành phẫu thuật lần 2.
Lần phẫu thuật thứ 2, bác sĩ Tú sẽ tiến hành cắt bỏ lớp da đen ở cánh tay đi, sau đó, ghép phần cánh tay này vào phần da căng giãn ở bụng. Cánh tay sẽ được cố định vào phần bụng để lớp da này liền sẹo.
Sẽ mất khoảng hơn 1 tháng tiếp theo để da phục hồi. Lần phẫu thuật thứ 3 sẽ tiến hành phẫu thuật tách phần da cánh tay và da bụng. Nếu không có biến chứng nào thì quá trình điều trị cho bé Úc sẽ thành công.
Anh trai bẻ hàm cá sấu cứu em gái
Bé gái 9 tuổi ra sông lấy nước cùng anh trai thì bất ngờ bị một con cá sấu lao lên đớp.
Thanh niên 19 tuổi bẻ hàm cá sấu để cứu em gái ở Namibia. Ảnh minh họa: Reuters
Theo tờ Newsweek, vụ việc xảy ra khi 2 anh em Johannes Ndara (19 tuổi) và Regimiya Haikera (9 tuổi) đang đi lấy nước sông Okavango ở làng Ntara, vùng Tây Kavango, Namibia vào tuần trước.
Một con cá sấu bất ngờ lao lên ngoạm lấy phần đùi bên trái của bé gái Haikera, theo truyền thông địa phương. Thấy em gái gặp nguy hiểm, Ndara lập tức xông tới giải cứu.
"Em gái tôi đi phía sau khi chúng tôi đang xuống sông lấy nước. Bất chợt, tôi nghe thấy tiếng con bé hét lên. Khi quay lại, tôi thấy con cá sấu ngoạm lấy đùi Haikera. Tôi lao tới, bẻ hàm con cá sấu cho tới khi nó nhả con bé ra", thanh niên 19 tuổi chia sẻ với truyền thông địa phương.
"Sau đó, tôi cảm thấy như kiệt sức và chỉ biết ôm em gái ngồi khóc ở bờ sông", Ndara nói thêm.
Bé gái sau đó được đưa tới Bệnh viện Rundu để xử lý vết thương. Hiện tại, cô bé trong tình trạng ổn định.
"Mọi người nên thận trọng khi ở ven sông và lúc mực nước sông dâng cao, tầm nhìn bị hạn chế. Khi ra sông, nên có ít nhất 2 người để có thể hỗ trợ. Trong trường hợp của Haikera, cô bé đã được anh trai cứu sống", Richard Aingura, người đứng đầu Cục quản lý Công viên và Động vật hoang dã, chia sẻ với tờ New Era.
Ông Aingura cho biết đã cử một nhân viên truy lùng con cá sấu để chuyển nó ra khỏi khu vực dân sinh.
"Một khi không còn đủ thức ăn, cá sấu sẽ di chuyển để tìm mồi và rất dễ tấn công con người. Trách nhiệm của chúng tôi là phải ngăn điều đó xảy ra", ông Aingura nói.
Theo Newsweek, cá sấu ở Namibia chủ yếu là cá sấu sông Nile, loài cá sấu lớn nhất ở châu Phi. Có thể dài gần 6m, cá sấu sông Nile gây ra cái chết cho hàng trăm người mỗi năm. Theo ước tính, Namibia có khoảng 11.000 con cá sấu các loại.
Các vụ cá sấu tấn công người rất phổ biến ở các khu vực có nhiều cá sấu. Năm 2019, cá sấu sông Nile khiến 48 người chết ở châu Phi, theo thống kê của CrocBITE - một cơ sở dữ liệu ghi nhận các vụ cá sấu tấn công trên toàn cầu. Hơn một nửa số vụ cá sấu sông Nile tấn công gây chết người.
Bi kịch của bé gái được bầy chó hoang "nhận nuôi" 5 năm: Bạn trai bỏ rơi vì "giống chó", hiện trạng đáng ngạc nhiên Sống 5 năm giữa bầy chó hoang, cô bé dường như đã quên mất mình là con người. Giờ đây, dù học cách làm người trở lại, những bản năng của loài chó vẫn luôn thường trực bên trong tiềm thức cô gái trẻ. Một đứa trẻ hoang dã bị hạn chế tiếp xúc với con người trong quá trình nuôi dạy, dù...