Kỳ lạ 3 chị em ruột nhưng do 3 người mẹ khác nhau sinh ra
Gặp khó khăn trong chuyện sinh con, người phụ nữ này đã sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo, sau đó tiếp tục tặng phôi thai cho gia đình khác, không thể ngờ lại tạo nên một gia đình hy hữu.
Thông thường, những anh chị em ruột trong một nhà sẽ do cùng một người mẹ sinh ra. Tuy nhiên, với 3 đứa con gái của chị Natalie Lovett, tất cả đều do 3 người mẹ khác nhau sinh ra, tạo nên một gia đình “độc nhất vô nhị” trên thế giới.
Chị Natalie Lovett, 45 tuổi, đã dành 4 năm để theo đuổi khát khao làm mẹ và thậm chí đã từng trải qua nỗi đau sảy thai. Sau nhiều lần thụ tinh nhân tạo thất bại, chị đã bay từ Úc tới Mỹ, nơi mà việc hiến tinh trùng và trứng là hợp pháp. Sau khi trải qua các thủ tục cấy ghép phôi thai, Natalie trở về nhà và chờ đợi. Một ngày sau khi trở về, chị đi thử thai và giấc mơ đã trở thành hiện thực với kết quả 2 vạch đầy khả quan. Con gái chị, bé Lexie sinh sớm bằng phương pháp mổ lấy thai và bây giờ đã hơn 6 tuổi, vô cùng hạnh phúc và khỏe mạnh.
Chị Natalie hạnh phúc bên bé Lexie.
Thế nhưng những nỗ lực của Natalie không dừng lại tại đó. Chị muốn con gái mình có một người em nhưng không thành công. “Đầu tiên, tất cả là vì Lexie và tôi muốn con gái mình giữ liên lạc với các em. Thứ hai, đó là vì giúp đỡ những phụ nữ cũng như các cặp đôi khác, những người mà cũng như tôi đang phải cố gắng để có được một đứa con nhưng tình hình tài chính không cho phép”, chị Natalie chia sẻ.
Quá trình tạo phôi từ tinh trùng và trứng trước đó thành công đến mức không chỉ dẫn đến sự ra đời của bé Lexie mà chị Natalie còn có thêm 25 phôi đông lạnh. Phòng khám đã hỏi xem Natalie muốn làm gì với những phôi thai ấy. Sau nhiều năm chiến đấu để trở thành một người mẹ, chị hiểu rằng mình không thể phá hủy những phôi thai quý giá. Chính vì vậy, kế hoạch của chị là hiến tặng phôi thai cho những người mẹ hiếm muộn trong cả nước.
Cuối cùng, chị Natalie quyết định hiến tặng những phôi thai chưa sử dụng cho các gia đình khác cũng đang khao khát muốn có con. Để được chọn làm người nhận phôi, bố mẹ sẽ phải ký thỏa thuận đồng ý giữ liên lạc với nhau thông qua một nhóm Facebook riêng và tham dự một cuộc hội ngộ hàng năm với tất cả anh chị em của bé Lexie.
Video đang HOT
Lần lượt 2 em gái khác của Lexie chào đời bởi những người mẹ khác nhau.
“Phôi là anh chị em di truyền của Lexie và điều quan trọng đối với tôi là chúng sẽ được trao cho những người có chung suy nghĩ như tôi về việc thành thật với những đứa trẻ”, Natalie nói. Chị muốn tất cả các con đều biết được gốc gác của mình và Lexie sẽ có cơ hội làm quen với chị em của mình bởi chúng là chị em ruột thịt.
Natalie không nhận bất cứ khoản tiền nào từ việc cho phôi và người nhận sẽ phải bay tới phòng khám tại Mỹ để cấy ghép. Họ chỉ cần trả khoảng 7.800 đô la New Zealand (hơn 100 triệu đồng) cho việc cấy phôi. Nhờ nhận được phôi miễn phí từ Natalie mà những phụ nữ này không phải trả khoản tiền 45.000 đô (gần 650 triệu đồng) nếu tự tìm nguồn trứng và tinh trùng.
Sau khi lời đề nghị của Natalie được công khai trên truyền hình Úc vào tháng 4/2015, chị nhận được vô số yêu cầu từ các cặp vợ chồng và phụ nữ độc thân. “Thật khó để quyết định chọn giúp ai, ai là người không thể giúp. Hiện tại, tôi tập trung vào những phụ nữ ở độ tuổi 40 và không có con trước đó. Nhiều người trong số họ đã phải đối mặt với những năm tháng đau đớn vì nỗ lực sinh con”, Natalie nói.
Kế hoạch của Natalie là tạo ra một đại gia đình cho chính mình và con gái Lexie và cuối cùng cũng được đền đáp. Trong số 3 phụ nữ được chọn để nhận phôi thì 2 người đã mang thai. Thông qua quá trình này, Natalie nói rằng cả 4 phụ nữ, trong đó có bản thân chị đã có một mối liên kết độc đáo thông qua nhóm Facebook. Kết quả là đã có thêm 2 em bé nữa do 2 người phụ nữ khác sinh ra.
Chị Natalie luôn giữ liên lạc với những người mẹ khác để các con được ở bên nhau và gắn bó như một gia đình.
Người đầu tiên là Fiona Fagan, một phụ nữ góa chồng lúc khoảng 20 tuổi và bị mãn kinh sớm. Chị đã bay từ Úc tới Mỹ để được cấy trứng của Natalie khi khoảng 47 tuổi. Sau đó, bà mẹ này hạ sinh bé Adeline. Khoảng 10 ngày sau thì bà mẹ tên Mia Bee sinh bé Sam. Cả hai bé Adeline và Sam giờ đã hơn 3 tuổi và đều rất khỏe mạnh, hạnh phúc. Vì vậy, về mặt di truyền thì cả 3 đứa trẻ Lexie, Adeline và Sam đều là con của Natalie nhưng do 3 bà mẹ khác nhau sinh ra.
Trả lời phỏng vấn trên chương trình Australia’s Today Tonight, chị Natalie nói: “Ý tưởng điên rồ của tôi đã thực sự, thực sự hiệu quả. Tôi chỉ biết khi xuống máy bay, tôi đã về nhà và thử thai vào ngày hôm sau. Khi tôi đang ngồi trên sàn phòng tắm và nhìn vào kết quả dương tính, tôi chỉ biết lắc đầu nói “Nó thực sự hiệu quả”".
Natalie và những gia đình khác đã nhận phôi đều hiểu rằng một ngày nào đó, các con có thể muốn biết thêm về gốc gác của mình. Cả người hiến trứng và tinh trùng đều chọn ẩn danh và không liên lạc với những đứa trẻ được sinh ra từ phôi hiến tặng. Natalie đã để lại danh tính của mình tại Mỹ, vì vậy, nếu những người hiến tặng thay đổi ý định, họ có thể tìm thấy chị và Lexie. Còn ở thời điểm hiện tại, chị đang cố gắng duy trì sự kết nối giữa Lexie và các anh chị em của mình, mang lại cho những đứa trẻ cảm giác một gia đình thực sự.
Bảo Linh
Xôn xao dê hai đầu kỳ lạ sinh sống khỏe mạnh ở Mỹ
Dê mẹ tại trang trại Wisconsin, Mỹ mới sinh hai con non, trong đó có một con khá đặc biệt sinh ra đã có hai đầu.
Dê hai đầu kỳ lạ sinh ra khỏe mạnh tại trang trại của gia đình Nueske ở Wittenberg, Wisconsin, Mỹ.
Jocelyn Nueske, người quản lý trang trại cho biết: "Tôi thấy dê mẹ gặp khó khăn khi sinh con thứ hai. Tôi đã rất sốc khi chứng kiến. Dê con có bốn chân, hai tai, bốn mắt và hai mũi. Tôi đã làm quản lý trang trại 6 năm qua và chưa bao giờ trông thấy sự việc kỳ lạ như vậy".
Jocelyn Nueske cũng cho biết trang trại có khoảng 700 dê con sinh ra mỗi năm nhưng dê hai đầu thì chưa bao giờ có.
Con dê hai đầu hiện sống khỏe mạnh và được chăm sóc kỹ càng
Con vật hai đầu kỳ lạ có thể được tạo thành trong quá trình tách phôi thai, tương tự như hình thành sinh đôi nhưng do không thuận lợi nên nó không tách ra hoàn toàn. Hoặc có thể xảy ra theo cách khác với hai phôi riêng biệt nhưng hợp nhất để tạo thành sinh vật hai đầu.
Với cơ thể bất thường, rất ít con vật dị dạng còn sống sót sau khi sinh ra nhưng con dê ở trang trại của Jocelyn Nueske đến nay hoàn toàn khỏe mạnh. Người ta đặt tên cho con dê đó là Janus.
Jocelyn Nueske chia sẻ: "Không có gì chắc chắn về tỷ lệ sống sót. Chúng tôi chỉ làm tốt nhất để chăm sóc cho con vật khỏe mạnh".
Con rắn hổ đất hai đầu ở Ấn Độ
Cuối năm 2019, con rắn hổ đất hai đầu mới chào đời tại khu rừng ở làng Ekarukhi, Tây Bengal, Ấn Độ khiến nhiều người sửng sốt.
Hoàng Dung (lược dịch)
Kỳ lạ nơi chồng có quyền 'trao đổi' vợ thoải mái với bất kỳ ai Từ nhiều đời nay, người Drokpa vẫn lưu giữ truyền thống ôm hôn nhau thoải mái giữa đám đông. Và đặc biệt, người chồng có quyền "trao đổi" vợ tự do với người khác mà không cần để ý tới mối quan hệ hôn nhân. Bộ tộc Drokpa có dân số khoảng 2500 người, sống tại 3 ngôi làng nhỏ Dhahnu, Darchik và...