Kỳ lạ: 2 giếng nước nghìn năm không cạn độc đáo, hiếm có ở Việt Nam
Tại làng Xuân Cầu (Xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên) hiện còn tồn tại hai chiếc giếng cổ có lịch sử hàng nghìn năm với nhiều câu chuyện kỳ lạ liên quan
Nằm cách Hà Nội không xa, làng Xuân Cầu (xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên) vẫn còn lưu giữ được nét cổ kính của những công trình kiến trúc cổ được xây dựng từ những thế kỷ trước. Trong đó đặc biệt phải kể đến hai chiếc giếng cổ là giếng Cổng Đồng và giếng Đình Ba, có niên đại hàng nghìn năm, mới được người dân nơi đây khôi phục. Đây được xem là hai giếng cổ độc đáo, hiếm có ở Việt Nam.
Giếng cổ Cổng Đồng có niên đại khoảng 1200 nămGiếng cổ Cổng Đồng có niên đại khoảng 1200 năm
Theo những bậc bô lão trong làng Xuân Cầu, cả hai giếng đều được làm bằng đá xanh, nước trong mát quanh năm. Vị trí đặt giếng được người xưa coi như “mắt rồng” nơi tập trung linh khí của cả làng. Trong đó, giếng cổ Cổng Đồng được nhà sử học Lê Văn Lan về thăm và xác định niên đại khoảng 1.200 năm, có từ thời nhà Đường (thời Bắc thuộc). Trong khi đó giếng Đình Ba cũng có lịch sử trên 1.300 năm.
Miệng giếng cổ có 3 tầng đá xanh, không phải đá thường mà những khối đá tròn xếp lên nhau
Cả hai chiếc giếng đã trường tồn và chứng kiến những thăng trầm, biến đổi của dân làng. Hiện nay, tại vị trí đặt chiếc giếng Cổng Đồng, người dân xây dựng tường bao, phía trên xây một ban thờ nhỏ và có một tấm bảng giới thiệu lịch sử của chiếc giếng.
Trong khi đó, giếng Đình Ba nằm trong khuôn viên của một gia đình trong làng và cũng được xây tường bao, bảo vệ cẩn thận. Vào những ngày rằm, lễ Tết đặc biệt là ngày hội của làng, người dân trong thôn lại sắm sửa lễ vật dâng lên “thần giếng” với một sự tôn kính đặc biệt.
Giếng Đình Ba nằm trong khuôn viên của một gia đình trong làng và cũng được xây tường bao, bảo vệ cẩn thận.
Ông Nguyễn Quang Huy (SN 1962, trưởng thôn Tam Kỳ) cho biết, vào những năm 1970 của thế kỷ trước, hai chiếc giếng cổ là nguồn cung cấp nước chính cho toàn bộ dân làng. Không ai biết, giếng sâu đến đâu nhưng nước trong vắt, ngọt mát quanh năm. Vào mùa mưa, dù mưa to đến đâu mực nước vẫn không dâng cao quá, hoặc khi gặp trời hạn dù kéo dài đến đâu thì mực nước vẫn không suy giảm. Không chỉ có người dân trong làng Xuân Cầu mà nhiều người dân vùng lân cận cũng thích đến đây lấy nước về ăn.
Ông Huy cho hay, không biết có phải nhờ ăn giếng nước cổ hay không nhưng người dân trong làng luôn tin rằng, thứ nước ngọt mát, trong vắt quanh năm giúp họ có sức khỏe, mùa màng bội thu, công việc xuôi chiều mát mái. Hiện tại, cả hai giếng nước đều không được dùng cho sinh hoạt hàng ngày mà chỉ được mở vào những dịp đặc biệt. Tuy không sử dụng, nhưng nước trong hai giếng vẫn chảy đầy ăm ắp, nước trong vắt cả bốn mùa.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Quang Huy cho biết, người dân trong làng luôn tin rằng thứ nước ngọt mát, trong vắt quanh năm giúp họ có sức khỏe, mùa màng bội thu, công việc xuôi chiều mát mái.
Hai chiếc giếng cổ từng bị vùi lấp vào khoảng những năm 1980 do quá trình đô thị hóa. Năm 2013, dân làng Xuân Cầu đã quyết định góp tiền, khôi phục lại. Cả hai chiếc giếng đều giữ được tang giếng cổ. Trong đó, miệng giếng có 3 tầng đá xanh, không phải đá thường mà những khối đá tròn xếp lên nhau. Thành giếng cũng là phiến đá cổ nguyên phiến, vẫn in hằn những vết tích kéo gầu từ thời xưa như một minh chứng lịch sử lâu đời.
Cho đến nay, xung quanh hai chiếc giếng cổ này vẫn có những câu chuyện, giai thoại ly kỳ. Chuyện kể rằng, trước đây, có người hành khất đi đến làng, bị cảm nắng ngất xỉu, bà con trong vùng thấy vậy bèn múc nước giếng cổ cho uống. Điều lạ là, sau khi uống nước người này dần tỉnh dậy, khỏe mạnh như thường. Ngày trước, có những năm trời đại hạn, ao hồ nứt nẻ, ruộng đồng khô trắng nhưng nước trong giếng vẫn đầy ăm ắp.
Thành giếng là phiến đá cổ nguyên phiến, vẫn in hằn những vết tích kéo gầu từ thời xưa như một minh chứng lịch sử lâu đời.
Chính vì điều lạ này mà người dân làng vẫn truyền tai nhau bài thơ về sự độc đáo của giếng cổ: “Làng tôi ăn nước giếng khơi/ Xây toàn bằng đá nước thời trong veo/ Ba thôn không có người nghèo/ Có muốn lịch sử thì theo anh về”. Nơi đây cũng được biết đến là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của những nhân vật nổi tiếng như: liệt sỹ Tô Hiệu – Tô Chấn, Lê Văn Lương hay của họa sỹ Tô Ngọc Vân, nhà văn Nguyễn Công Hoan…
Ảnh: Trọng Trinh
Theo Hà Trang (Dân Trí)
Thú vị khi uống cà phê trong hầm biệt động Sài Gòn
Ngôi nhà cổ, có hầm trú ẩn là nơi hoạt động của biệt động Sài Gòn vừa được chủ nhà thiết kế trở thành quán cà phê độc đáo,Ra đời mới vài tháng nay, nhưng quán được xem là điểm đến hấp dẫn, đặc biệt là những ai thích ngồi suy gẫm chuyện đời qua "vị đắng cà phê"...
Một quán cà phê nằm ngay trung tâm Sài Gòn, vốn là căn hầm bí mật của dân Biệt động thành, đã được công nhận là di tích lịch sử hơn chục năm qua, đến những ngày đầu tháng 4/2018 đã trở thành điểm đến yêu thích của những người thích uống cà phê.
Thời kỳ cách mạng, ông Trần Văn Lai (Năm Lai) dưới "vỏ bọc" là một nhà tư sản, chuyên đi trang trí nội thất, đã mua lại căn nhà ở địa chỉ này để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Và ông giao cho vợ chồng ông Đỗ Miễn, người thợ làm cùng ông quản lí.
Nhiều năm sau ngày thống nhất đất nước, anh Trần Vũ Bình (con trai ông Trần Văn Lai) đã lấy lại căn nhà vốn là nơi hoạt động bí mật của Biệt động Sài Gòn. Và sau đó, mở thành quán cà phê. Theo đó, kiến trúc của căn nhà đã được phục dựng lại nguyên trạng như ban đầu với những căn hầm bí ẩn... để trở thành "điểm đến" cho mọi người tham quan.
Căn nhà có diện tích mặt bằng khoảng 50m2, theo lối kiến trúc thời Pháp.Tầng 1 của căn nhà được lót bằng gỗ, đây cũng là 1 căn hầm nổi, do ông Trần Văn Lai thiết kế một cách bí mật, ẩn trong vách tường, có độ sâu 2m. Cũng trên tầng lầu còn 1 căn hầm bí mật khác có chiều sâu 3m được ngụy trang bằng chiếc tủ gỗ, vừa đủ để 1 người chui vào khi gặp nguy hiểm. Và từ đây, có một lối thoát hiểm ra con đường phía sau nhà.
Khách đến quán, vừa nhâm nhi thưởng thức cà phê trong không gian cổ xưa, vừa được giới thiệu về quá trình hình thành ngôi nhà và "lý lịch" từng món đồ vật tại đây để có thể hiểu hơn về hoạt động của đội ngũ biệt động Sài Gòn- những chiến sĩ có tài "xuất quỷ nhập thần" đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần tạo nên cuộc sống hòa bình của Việt Nam hôm nay.
Căn nhà là nơi hoạt động bí mật của dân Biệt động thành trước năm 1975. Sau thống nhất, anh Trần Vũ Bình đã chuộc lại để mở quán cà phê biệt động.
Trước đây, căn nhà do vợ chồng ông Đỗ Miễn quản lí.
Anh Trần Vũ Bình (con trai ông Năm Lai) mất hơn 10 năm trời để đi tìm những kỷ vật của đội Biệt động thành.
Quán cà phê có không gian cổ kính, độc đáo.
Những kỷ vật trải qua hàng thập kỷ.
Quanh nhà là một số hốc để thư từ, tài liệu mật, vũ khí nhỏ... được "nguy trang" bằng gạch bông. Bên trên là đồ dùng sinh hoạt hàng ngày nên đối phương khó phát hiện được.
Tầng 2 của căn nhà được lót bằng gỗ đây cũng là 1 căn hầm nổi do ông Trần Văn Lai thiết kế một cách "bí mật" ẩn trong vách tường, có độ sâu 2m.
Cũng trên tầng lầu còn 1 căn hầm bí mật khác có chiều sâu 3m được ngụy trang bằng chiếc tủ gỗ, vừa đủ để 1 người chui vào khi gặp nguy hiểm.
Chiếc máy may có tuổi đời hơn 50 năm.
Chiếc tivi vẫn được đặt đúng vị trí cách đây nửa thế kỷ.
Toàn bộ vật dụng bên trong căn nhà đều được anh Bình sưu tầm từ nhiều năm.
Những chiếc li, tách trà hay chiếc gạt tàn thuốc cũng đã trải qua hàng chục năm.
Nguyễn Quang
Theo Dantri
Lên Mẫu Sơn xem chào mào "hạt rẻ", chanh rừng "đắt xít", rết độc ngâm rượu Đến chợ phiên vùng cao Mẫu Sơn, nhiều du khách không khỏi bất ngờ bởi các sản vật, các con vật được bà con dân tộc Dao bản địa mang bày bán. Tại đây ngoài bán hoa trái, các loại rau, lá... của núi rừng bà con còn bày bán chim bắt từ rừng về, rùa đá và rết vừa mới bắt được...