Ký kết hợp đồng BOT cao tốc Bắc-Nam, đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo
Sáng 30/7, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải, Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo cả cùng Liên danh nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đã ký Hợp đồng BOT dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2017 – 2020.
Như vậy, cả 3 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam được đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công tư) đã được ký kết hợp đồng để bước sang giai đoạn thu xếp tín dụng, triển khai thi công.
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước và đến tháng 1/2021, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo cả – Công ty cổ phần xây dựng Đèo Cả – Công ty cổ phần Tổng công ty Đầu tư xây dựng 194.
Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn khẳng định: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn chế, đặc biệt nền kinh tế ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19, sự tham gia của các doanh nghiệp, các nguồn lực xã hội vào đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông; trong đó, có hệ thống đường bộ cao tốc là hết sức ý nghĩa và phù hợp với định hướng, chủ trương và nhu cầu thực tiễn phát triển đất nước như Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã đề ra.
“Bộ Giao thông Vận tải cam kết sẽ đồng hành cùng các nhà đầu tư, là các đối tác của nhà nước để tháo gỡ những vướng mắc thuộc phạm vi của ngành cũng như sẽ làm việc với các bộ, ngành để kiến nghị những vướng mắc vượt thẩm quyền. Trên nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa 3 chủ thể nhà nước – doanh nghiệp và người dân”, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho hay.
Dự án cao tốc Bắc – Nam, đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo có tổng chiều dài 78,5km, điểm đầu tại km54 00, phía sau nút giao Cam Ranh thuộc địa phận xã Cam Thịnh Tây, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Điểm cuối dự án tại km 134 00, phía trước nút giao Vĩnh Hảo thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Video đang HOT
Dự án có tổng vốn đầu tư 8.925 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn nhà đầu tư khoảng 3.786 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu khoảng 1.030 tỷ đồng, vốn vay khoảng 2.756 tỷ đồng); nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án khoảng 4.199 tỷ đồng.
Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc, giai đoạn phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m với vận tốc thiết kế 80km/giờ. Tuyến hầm Núi Vung có chiều dài 2,2 km, quy mô 3 làn xe, bề rộng hầm 14m, lớn thứ 4 cả nước sau các hầm Hải Vân, Đèo Cả và Cù Mông. Giai đoạn hoàn chỉnh quy mô sẽ lên tới 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,35m.
Cam Lâm – Vĩnh Hảo là dự án với mục tiêu từng bước hình thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông nâng cao năng lực vận chuyển hàng hoá, thông thương trong khu vực, phù hơp với định hướng và quy hoạch phát triển giao thông vận tải, kết nối tất cả các trung tâm kinh tế phía Nam Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ và tạo động lực phát triển đột phá kinh tế – xã hội.
Vượt bão COVID-19 đảm bảo tiến độ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Tỉnh Tiền Giang hiện đã có 60 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 18 ca là cán bộ, kỹ sư, người lao động của dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công công trình, do đó, Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận (Tập đoàn Đèo Cả) đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 để ứng phó với diễn biến dịch bệnh phức tạp, đảm bảo tiến độ thi công.
Ứng phó kịp thời với diễn biến dịch
Theo ông Nguyễn Tấn Đông, Tổng giám đốc Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, từ ngày 14/6, sau khi có 2 trường hợp người lao động làm việc tại dự án được Sở Y tế tỉnh Tiền Giang công bố mắc COVID-19, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của công ty ngay lập tức kích hoạt tối đa các phương án phòng chống dịch và lên phương án điều động nhân sự, nhằm phục vụ công tác truy vết, khoanh vùng dập dịch, hạn chế nguy cơ lây nhiễm rộng.
Nhà thầu đang khẩn trương hoàn thiện gói thầu lu lèn mặt đường tại điểm đầu tuyến ở nút giao Thân Cửu Nghĩa, nối tiếp đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương.
"Liên quan đến các ca dương tính với COVID-19, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có 76 người lao động phải cách ly tập trung và 163 người của một số gói thầu phải cách ly tại chỗ theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Để khắc phục sự thiếu hụt về nhân sự, đảm bảo các gói thầu dự án không bị ngưng trệ, một ê-kíp nhân sự của Tập đoàn Đèo Cả đã điều động từ các vùng dự án không bị ảnh hưởng dịch bệnh tại các dự án khác trám vào các vị trí đang phải cách ly y tế", ông Nguyễn Tấn Đông cho hay.
Công nhân dùng máy nén khí thổi bụi vệ sinh đường trước khi thảm bê tông nhựa.
Còn theo chỉ huy trưởng thi công các gói thầu dự án tại hiện trường, hiện nay, những gói thầu không bị ảnh hưởng vẫn tiếp tục huy động nhân lực, vật lực, tổ chức thi công 3 ca/ngày, tăng tốc để thực hiện tiến độ về thời gian đặt ra. Đối với các gói thầu có người nghi mắc COVID-19 sau khi rà soát, kiểm tra và xét nghiệm có kết quả âm tính, sẽ tiếp tục triển khai thi công.
Qua tìm hiểu, Ngành Y tế địa phương đã lấy mẫu xét nghiệm cho khoảng 1.500 người tại 7 địa điểm trên tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Dự án hiện có 2 gói thầu đang được phong tỏa và tỉnh Tiền Giang cũng đã thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 12/6.
Đặt mục tiêu hoàn thành dự án trong năm 2021
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, lãnh đạo Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận vẫn đặt mục tiêu hoàn thành dự án vào cuối năm nay.
"Tất cả cán bộ, nhân viên, người lao động của dự án tới đây sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19. Hy vọng, dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi. Dự án cũng đã sẵn sàng tăng tốc khi nhân sự hết thời gian cách ly và đủ điều kiện của cơ quan chức năng cho phép", ông Nguyễn Tấn Đông chia sẻ.
Đến cuối tháng 6/2021, dự án đã có 31/36 gói thầu thực hiện, đạt khối lượng tổng thể trên 70%. 5 gói thầu gồm trạm thu phí, ITS, chiếu sáng, cầu vượt và đường gom bổ sung sẽ triển khai theo tiến độ. Tuyến chính dự án có 32,5/40 km đủ điều kiện dỡ tải, trong đó, đã dỡ tải xong 30/40 km. Phần nền đường dự án đã hoàn thành 24/45 km lớp 1 và 20/45 km lớp 2. Đồng thời, các nhà thầu đã cơ bản hoàn thành thi công 39/39 cầu trên tuyến chính, móng hàng rào B40 đã đúc xong, đang lắp đặt hàng rào ở các đoạn đủ điều kiện...
Công nhân đan dầm mặt cầu trên tuyến trước khi thảm bê tông.
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng chiều dài 51,1km, có tổng mức đầu tư 12.668 tỷ đồng. Điểm đầu dự án tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương), điểm cuối giao với Quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung (huyện Cái Bè, Tiền Giang).
Dự án được khởi công tháng 2/2015, tuy nhiên do năng lực nhà đầu tư yếu kém, không vay được vốn tín dụng, nên sau gần 4 năm triển khai, dự án chỉ thi công được khoảng 10% khối lượng. Đến tháng 3/2019, các nhà đầu tư dự án đã mời Tập đoàn Đèo Cả tham gia vào quản trị và điều hành dự án.
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là tuyến đường huyết mạch, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong kết nối vùng Tây Nam Bộ với TP Hồ Chí Minh và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần quan trọng giảm tải cho quốc lộ 1A.
Hầm đường bộ Hải Vân 2 đã đón khoảng 700 nghìn phương tiện lưu thông Ngày 22-4, đơn vị quản lý vận hành hầm đường bộ qua đèo Hải Vân cho biết, từ khi đi vào vận hành hầm Hải Vân 2 đến nay đã có khoảng 700 nghìn phương tiện lưu thông qua hầm an toàn. Với việc lưu lượng dự kiến tăng cao dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5, các phương án bảo đảm an toàn giao...