Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác xây dựng điện gió La Gàn
Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn 3,5GW sẽ đóng góp hơn 4,4 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam trong suốt thời gian thực hiện dự án.
Ngày 24/2, Công ty Cổ phần Phát triển Điện gió La Gàn, đơn vị phát triển Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn với công suất 3,5 GW thuộc sở hữu của Copenhagen Infrastructure Partners, Asiapetro và Novasia, đã ký biên bản ghi nhớ (MOUs) về việc hợp tác cung cấp móng cọc và cảng hậu cần.
Các Bản Ghi Nhớ này được ký kết với các nhà thầu tại Việt Nam gồm: Tập đoàn CS Wind, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC (PTSC M&C), Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí miền Nam (Alpha ECC) và Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro. Lễ ký kết được tiến hành trực tuyến để đảm bảo an toàn trong tình hình dịch bệnh Covid-19 gần đây tại Việt Nam.
Lễ ký kết được tiến hành trực tuyến
Cung cấp móng cọc và hạ tầng cảng biển hậu cần là hai trong những yếu tố then chốt nhất trong chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi. Việc ký kết các Bản Ghi Nhớ này đã tạo ra một liên minh quan trọng giữa Dự án trang điện gió ngoài khơi La Gàn và bốn đơn vị cung ứng tiềm năng có nhiều kinh nghiệm hoạt động phong phú tại Việt Nam.
Việc hợp tác này sẽ đóng góp vào những nỗ lực đang diễn ra nhằm nội địa hóa chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi của Việt Nam cũng như góp phần phát triển năng lực cạnh tranh của các đơn vị cung ứng trong nước trên thị trường quốc tế.
Video đang HOT
Khi ký kết các Bản Ghi Nhớ này, Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn và các đơn vị cung ứng cam kết sẽ cùng nhau hợp tác để thúc đẩy phát triển ngành điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Ngoài ra, dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn sẽ tạo điều kiện để chia sẻ kiến thức và tư vấn thiết kế móng cọc, bố trí cơ sở vật chất, các yêu cầu hậu cần và hạ tầng, nhằm giúp các đơn vị cung ứng có thể phục vụ thị trường điện gió ngoài khơi theo tiêu chuẩn quốc tế.
“Tôi xin chúc mừng dự án La Gàn hôm nay đã đạt được một bước tiến vững chắc và quan trọng với việc ký kết bốn Bản Ghi Nhớ về cung cấp nền móng và dịch vụ cảng. Một trong những ưu tiên chính trong quan hệ hợp tác lâu dài của chúng tôi với Việt Nam là hỗ trợ Việt Nam phát triển xanh và chuyển đổi xanh trong ngành năng lượng. Việc phát triển các dự án đầu tư nước ngoài như dự án La Gàn sẽ góp phần mở rộng hơn và tăng cường quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Đan Mạch và Việt Nam trong việc chia sẻ kiến thức và nâng cao năng lực cho các chuyên gia và lao động trong ngành, đặc biệt là trong chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi”, ông Kim Hjlund Christensen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho biết.
Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn 3,5GW sẽ đóng góp hơn 4,4 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam trong suốt thời gian thực hiện dự án.
Theo một nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế do các chuyên gia quốc tế từ BVG Associates (chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới) thực hiện, Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn 3,5GW sẽ đóng góp hơn 4,4 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam trong suốt thời gian thực hiện dự án. Dự án dự kiến sẽ tạo ra hơn 45.000 việc làm toàn thời gian (FTE) cho các lao động trong nước tại Việt Nam, trong đó 1 đơn vị FTE tương đương với 1 người làm việc toàn thời gian trong thời gian 1 năm. Tổng tỷ lệ nội địa hóa ước tính chiếm khoảng 45% trong toàn bộ chuỗi cung ứng của dự án.
Bà Maya Malik, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Điện gió La Gàn cũng cho biết, việc ký kết với bốn đơn vị cung ứng có trụ sở tại Việt Nam khẳng định cam kết nghiêm túc của công ty trong việc tạo điều kiện chia sẻ kiến thức và thúc đẩy nội địa hóa ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
“Mục đích của chúng tôi là đảm bảo các khoản đầu tư của mình đều đến được với nền kinh tế trong nước và người dân Việt Nam bất cứ khi nào điều kiện cho phép. Sự tham gia của Alpha ECC, CS Wind, PTSC M&C và Vietsovpetro cũng cho thấy các tập đoàn công nghiệp hàng đầu trong nước rất sẵn sàng đầu tư vào ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi Việt Nam, cũng như ủng hộ tầm nhìn của chính phủ Việt Nam về chuyển đổi xanh trong ngành năng lượng. Công ty Cổ phần Phát triển Điện gió La Gàn rất vinh dự được hợp tác với họ để hiện thực hóa tầm nhìn này của Việt Nam”, bà Malik nhấn mạnh.
Kể từ khi ký kết biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Bình Thuận vào tháng 07/2020, Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp, các đơn vị cung ứng và cung cấp dịch vụ tích cực triển khai các hoạt động phát triển dự án. Khi hoàn thành và đi vào hoạt động hết công suất, dự án dự kiến sẽ cung cấp năng lượng cho hơn 7 triệu hộ gia đình Việt nam mỗi năm và giúp giảm thiểu 130 triệu tấn khí thải CO2 trong suốt vòng đời dự án./.
Giảm chi phí, tăng tỷ trọng đóng góp của logistics vào GDP
Theo kế hoạch của Chính phủ, đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP sẽ đạt 5-6% (hiện là 4-5%) trong khi chi phí logistics sẽ giảm xuống tương đương 16-20% GDP.
Ảnh minh họa
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
Theo đó, mục tiêu phát triển được sửa đổi, nêu rõ đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP sẽ đạt 5-6% (hiện là 4-5%), tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50-60%, chi phí logistics tương đương 16%-20% GDP.
Hiện nay, dịch vụ logistics của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 12-14%, tỷ lệ doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 60-70%, đóng góp khoảng 4-5% GDP.
Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018, xếp hạng chỉ số LPI của Việt Nam ở mức 39/160 nước tham gia nghiên cứu. Trong khi đó, theo kế hoạch, xếp hạng chỉ số năng lực hoạt động logistics (LPI) sẽ đạt 50 trở lên.
Quyết định cũng bổ sung lộ trình trình thực hiện Kế hoạch. Cụ thể, năm 2020 - 2021, rà soát tình hình thực hiện và tiếp tục triển khai các nhiệm vụ năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Năm 2022, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.
Năm 2023, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động, chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến 2045.
Năm 2024, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Tổ chức xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến 2045.
Năm 2025, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động. Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến 2045.
Phát biểu tại Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2020 vừa qua, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã nhận định chi phí logistics ở nước ta còn khá cao, làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam nói riêng và sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam cũng chưa cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam chưa có doanh nghiệp lớn, cung ứng đồng bộ các dịch vụ logistics, chưa kể nguồn nhân lực cho hoạt động logistics còn chưa đáp ứng yêu cầu.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng: "ICT đã trở thành ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam" Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng tại buổi tiếp đoàn công tác của nguyên Phó Thủ tướng Đức Philipp Rosler chiều 26/11. Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh MIC Phát biểu tại buổi tiếp,Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đã bày tỏ sự vui mừng được đón tiếp đoàn của nguyên Phó...