Kỳ họp thứ hai của Quốc hội có thể họp trực tuyến hoàn toàn tùy tình hình COVID-19
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết tùy vào tình hình dịch bệnh COVID-19, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV có thể kết hợp họp tập trung và trực tuyến (chia làm 2 đợt), họp trực tuyến hoàn toàn hoặc họp tập trung hoàn toàn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành nội dung phiên họp – Ảnh: QUOCHOI.VN
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 2, sáng 18-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết kỳ họp thứ nhất và cho ý kiến bước đầu về chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20-10.
Tại phiên họp, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cũng trình các phương án tổ chức kỳ họp thứ 2 để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc tổ chức kỳ họp phải đảm bảo trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh cũng như tiếp tục cải tiến phương thức làm việc. Tùy vào tình hình dịch bệnh, phương án tổ chức có thể tính đến kết hợp họp tập trung và trực tuyến (chia làm 2 đợt); họp trực tuyến hoàn toàn hoặc họp tập trung hoàn toàn.
Về chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2, Chủ tịch Quốc hội cho rằng tinh thần kỳ họp thứ 2 phải tốt hơn kỳ họp thứ nhất. Muốn thế phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tuân thủ nghiêm Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Vấn đề bức thiết nhưng không phải làm ào ào, “dục tốc bất đạt”, bởi nếu làm không kỹ thì quyết không trúng, không đúng. Do đó công tác chuẩn bị phải đảm bảo kịp thời, chất lượng cao.
Video đang HOT
Liên quan đến các nội dung trình Quốc hội, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn cũng như thời gian làm việc tại kỳ họp thứ 2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị và thống nhất trong thời gian tới.
Nhận xét về kỳ họp thứ nhất, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, kỳ họp này diễn ra khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó khăn thách thức nhiều hơn thuận lợi, song Quốc hội đã để lại nhiều dấu ấn với những quyết sách chưa có tiền lệ, tạo khung pháp lý rất quan trọng, rất sớm để tổ chức triển khai nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng cho cả nhiệm kỳ 5 năm.
Đánh giá cao đóng góp trí tuệ của các đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu tái cử cũng như các đại biểu lần đầu tham gia Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý rằng cử tri và nhân dân mong muốn cao hơn nữa, các ý kiến sát thực tiễn cuộc sống và quan trọng là hiến kế, đề xuất các giải pháp.
“Nhân dân, cử tri rộng lượng nhưng cũng đòi hỏi rất cao. Do đó chúng ta không tự mãn mà phải nỗ lực hơn nữa”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, mỗi kỳ họp cần có đề án truyền thông tốt hơn nhằm công khai, minh bạch hoạt động của Quốc hội để cử tri đánh giá, giám sát.
Hai phương án tổ chức kỳ họp thứ 2:
* Phương án 1 , Quốc hội họp trực tuyến cả kỳ nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Quốc hội dự kiến chia đại biểu Quốc hội tham gia 73 tổ thảo luận.
Trong đó khoảng 200 đại biểu Quốc hội ở trung ương chia thành 10 tổ họp tại Nhà Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội ở địa phương chia thành 1 tổ/1 địa phương.
Dự kiến Quốc hội làm việc 17 ngày và 1 ngày dự phòng (Quốc hội làm việc 1 ngày thứ bảy). Phiên trù bị và khai mạc vào ngày 20-10, bế mạc ngày 10-11.
* Phương án 2 , Quốc hội họp trực tuyến kết hợp với họp tập trung tại Nhà Quốc hội và chia thành 2 đợt (dịch bệnh đã được kiểm soát tốt mới về họp tập trung).
Dự kiến Quốc hội làm việc 17 ngày và dự phòng 1 ngày, trong đó bố trí Quốc hội làm việc 2 ngày thứ bảy.
Đợt 1 , họp trực tuyến: 11 ngày (từ 20-10 đến 2-1), có bố trí thảo luận ở tổ theo cách chia tổ giống phương án 1. Đợt 2 , họp tập trung 6 ngày (từ 4 đến 10-11), có bố trí thảo luận ở tổ như thông lệ.
Hôm nay Quốc hội kiện toàn bộ máy Chính phủ, Tòa án tối cao
Sau khi chốt cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ, chiều nay 28/7, Quốc hội phê chuẩn các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng được Thủ tướng trình.
Quốc hội cũng phê chuẩn nhân sự Thẩm phán TAND tối cao.
Ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV hôm nay, 28/7, Quốc hội hoàn thiện công tác nhân sự, kiện toàn bộ máy khối cơ quan hành pháp và tư pháp.
Cụ thể, đầu buổi sáng, Quốc hội nghe báo cáo kết quả thảo luận của các đoàn đại biểu về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ, giải trình, tiếp thu các ý kiến về nội dung này. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết "chốt" lại cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Cơ cấu Chính phủ hiện tại gồm 22 Bộ và cơ quan ngang Bộ.
Như thông tin đã nêu 2 ngày trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình Quốc hội xem xét, quyết định cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ này với 27 thành viên, gồm Thủ tướng, 4 Phó Thủ tướng, 18 Bộ trưởng và 4 Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu này, ngoài việc giảm số lượng một Phó Thủ tướng so với thông lệ thì cơ cấu các bộ, ngành được giữ nguyên.
Nội dung nhân sự tiếp theo, Quốc hội nghe báo cáo kết quả thảo luận về đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Thẩm phán TAND tối cao, nghe Chánh án Nguyễn Hòa Bình giải trình các nội dung liên quan (nếu có). Sau đó, Quốc hội bỏ phiếu kín phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Thẩm phán tòa tối cao, thông qua nghị quyết ghi nhận kết quả phê chuẩn.
Cuối buổi làm việc sáng, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. Quy trình bỏ phiếu quyết định việc phê chuẩn, thông qua nghị quyết ghi nhận kết quả bỏ phiếu diễn ra chiều cùng ngày, trước khi Quốc hội bước vào phiên bế mạc kỳ họp.
Như đã phân tích, lần kiện toàn sớm một số chức danh lãnh đạo nhà nước 3 tháng trước, Quốc hội đã bầu Thủ tướng là ông Phạm Minh Chính, phê chuẩn bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng mới là các ông Lê Minh Khái, ông Lê Văn Thành.
Thời điểm đó, Quốc hội cũng phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm mới quá nửa số Bộ trưởng trong Chính phủ, là Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong và Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh.
Các nhân sự này, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất không giới thiệu lại.
Các thành viên Chính phủ còn lại nằm trong nhóm 23 nhân sự được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn kỳ này. Đây đều là những người tái cử cho các chức danh hiện đang đảm nhận. Đó là 2 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam; các Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Khoa học - Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà và Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Thị Hồng.
Như vậy, trong ngày hôm nay, Quốc hội hoàn thành việc kiện toàn bộ máy cơ quan hành pháp (Chính phủ) và tư pháp (TAND tối cao). Bộ máy các cơ quan nhà nước cho nhiệm kỳ mới, 2021-2026 chính thức vận hành đầy đủ.
Ông Nguyễn Hòa Bình tái đắc cử chức vụ Chánh án TAND tối cao Chiều 26/7, Quốc hội bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức vụ Chánh án TAND tối cao. Đây là lần thứ 2 ông Bình được bầu vào vị trí người đứng đầu cơ quan tư pháp. Ông Nguyễn Hòa Bình tái đắc cử chức vụ Chánh án TAND tối cao (Ảnh: Tiến Tuấn). Kết quả kiểm...