Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV: Bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia
Ngày 11/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội làm việc tại hội trường để tiến hành công tác nhân sự và quyết định một số vấn đề quan trọng.
Đại biểu Phan Thành Công (Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình) tham gia thảo luận tại tổ. Ảnh: CTV
Theo đó, buổi sáng, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia và thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách Ban kiểm phiếu bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Kết quả, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân được Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội đã phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Vương Đình Huệ; miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với bà Nguyễn Thanh Hải. Trước đó, ông Vương Đình Huệ được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội và bà Nguyễn Thanh Hải được Bộ Chính trị chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Cũng trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về: Dự thảo Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác; Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình tham gia thảo luận tại tổ 5 cùng với Đoàn ĐBQH các tỉnh: Sơn La, Tây Ninh và thành phố Đà Nẵng.
Video đang HOT
Tham gia thảo luận ở tổ về Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), đại biểu Phan Thành Công (Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình) cho rằng, việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp từ các vấn đề môi trường của dự án được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư là cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế đểviệc tham vấn trở nên thực chất, luật cần quy định cụ thể hơn nội dung tham vấn, thời hạn thời hạn gửi tài liệu tham vấn đủ dài, chẳng hạn như trước thời điểm họp 3 ngày để người dân, nhất là những hộ trực tiếp bị ảnh hưởng có điều kiện tham vấn được tốt hơn.
Đại biểu đề nghị ban soạn thảo tiếp tục bổ sung quy định về kiểm soát chất lượng không khí tại các thành phố lớn; bổ sung quy định khuyến khích người dân khởi kiện trong trường hợp đối với các hành vi ô nhiễm môi trường do các tổ chức, cá nhân gây ra như: hỗ trợ tư vấn về mặt pháp lý; hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, kinh phí khởi kiện.
Cùng tham gia thảo luận về Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình) cho rằng dự thảo luật đã tích hợp nhiều luật liên quan đến bảo vệ môi trường, có nhiều điều khoản mới chưa rõ, chưa cụ thể (nhất là quy định kiểm toán môi trường), ban soạn thảo cần có sự giải trình để hiểu rõ hơn về luật. Đại biểu đề nghị bổ sung giải thích từ ngữ, ví dụ như tầng “ô zôn”, “hiệu ứng nhà kính”; cần có sự đánh giá, quy định về sức chịu tải của môi trường không khí (trong Quy định chung về bảo vệ môi trường không khí)…
Tham gia thảo luận ở tổ về Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), đại biểu Bùi Văn Phương (Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh) đã góp ý về quy định thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo đại biểu, nên giao thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định để đảm bảo tính thực tiễn cũng như đáp ứng yêu cầu phân cấp, phân quyền. Ngoài ra, đại biểu góp ý cụ thể về các quy định tại điều 79 của dự thảo luật.
Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội.
Cuối phiên họp buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở Đoàn đại biểu Quốc hội về: Phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia; Dự kiến nhân sự bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sẽ có quy định xử lý sự cố khẩn cấp như cháy nhà máy Rạng Đông
Dự án Luật bảo vệ môi trường sửa đổi sẽ có quy định về việc ban bố tình trạng, phương án xử lý khẩn cấp đối với các sự cố ô nhiễm không khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Chiều 8-6, Bộ TN&MT đã tổ chức thông tin về dự án Luật bảo vệ môi trường sửa đổi với sự tham dự của đông đảo của các chuyên gia, nhà khoa học về môi trường.
Ông Nguyễn Hưng Thịnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, cho hay dự luật lần này đã đưa ra nhiều đề xuất sửa đổi phù hợp với kinh tế-xã hội, thể chế hóa các quy định về bảo vệ môi trường phù hợp với quốc tế, bảo vệ sức khỏe của con người, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Ông Nguyễn Hưng Thịnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường, Bộ TN&MT
Dự luật đã quy định, phân công rất rõ trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng không khí. Đáng chú ý có quy định về biện pháp xử lý khẩn cấp đối với các sự cố ô nhiễm không khí tương tự vụ cháy nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông.
Trong đó, quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm triển khai thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn.
"Việc quy định trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp ô nhiễm không khí nghiêm trọng liên vùng, liên tỉnh là Thủ tướng Chính phủ và nội tỉnh là UBND cấp tỉnh là hoàn toàn hợp lý.
Bởi lẽ, trường hợp xảy ra trong nội tỉnh thì UBND cấp tỉnh đủ thẩm quyền để ra lệnh, điều động các nguồn lực tại chỗ của tỉnh để ứng phó, xử lý nhanh chóng, kịp thời nhất. Trong khi đó, trường hợp ô nhiễm không khí liên vùng, liên tỉnh thì phải có sự chỉ đạo đồng bộ từ Thủ tướng Chính phủ tới các Bộ, ngành, UBND các tỉnh chịu ảnh hưởng để huy động nguồn lực ứng phó" - ông Thịnh nói.
PGS.TS Nghiêm Trung Dũng (ĐH Bách khoa Hà Nội)
Liên quan đến Dự thảo này, PGS.TS Nghiêm Trung Dũng (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng nên chia ra hai nhóm tình trạng khẩn cấp. Nhóm thứ nhất là do sự cố về môi trường, do cháy nổ nhà máy hoá chất. Nhóm thứ hai là do các nguồn ô nhiễm kết hợp với hiện tượng khí tượng cực đoan, đẩy nồng độ ô nhiễm ở một khu vực tăng tới mức cực đoan.
"Khi ban bố tình trạng khẩn cấp do ô nhiễm không khí, nhóm giải pháp ưu tiên đầu tiên là bảo vệ sức khỏe người dân. Nếu sự cố môi trường ở mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe, có thể di dời người dân, thậm chí cho học sinh nghỉ học. Tương tự, cần nhận dạng nguồn gây ô nhiễm, khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài đường, thậm chí tạm dừng hoạt động một số cơ sở sản xuất ở khu vực nếu nhận dạng được nguyên nhân" - chuyên gia này nói.
Quốc hội sẽ miễn nhiệm Phó thủ tướng Vương Đình Huệ Trong đợt 2 kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức vụ Phó thủ tướng với ông Vương Đình Huệ và Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội với bà Nguyễn Thanh Hải. Sáng ngày 8/6, sau 10 ngày tạm nghỉ, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV tiếp tục đợt họp thứ hai, tập...