Kỳ họp thứ 9 HĐND Hà Nội sẽ chất vấn những vấn đề dân sinh bức xúc
HĐND TP. Hà Nội vừa ban hành Thông báo về nội dung, thời gian tổ chức và công tác chuẩn bị kỳ họp thường lệ giữa năm 2019 – kỳ họp thứ 9 HĐND TP. Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021.
Theo đó, thời gian tổ chức kỳ họp thứ 9 HĐND TP. Hà Nội dự kiến trong tuần từ ngày 8/7 đến ngày 12/7/2019.
Tại kỳ họp này, HĐND TP. Hà Nội xem xét 11 báo cáo, 1 nghị quyết thường kỳ về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2019 của TP. Hà Nội và 13 nghị quyết chuyên đề.
Trong đó, một số nghị quyết chuyên đề quan trọng như Nghị quyết về kết quả giám sát việc thực hiện “Năm kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, gắn với việc thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cải cách hành chính trên toàn TP từ đầu nhiệm kỳ 2016 – 2021 đến nay”.
Kỳ họp thứ 9 HĐND TP. Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021 dự kiến trong tuần từ ngày 8/7 đến ngày 12/7/2019. (Ảnh minh họa: T.An)
Nghị quyết về mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của TP. Hà Nội và mức thu học phí đối với Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bắc Thăng Long, Trường Trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội năm học 2019-2020…
Nghị quyết về phê duyệt danh mục cơ sở nhà đất phải di dời theo quy hoạch hoặc do ô nhiễm môi trường; Nghị quyết về điều chỉnh quy hoạch hệ thống cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đáng chú ý, HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.
Video đang HOT
Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2016-2020 của TP. Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách TP năm 2019…
Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND TP. Hà Nội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng và những vấn đề dân sinh bức xúc mà đại biểu HĐND TP và đông đảo cử tri Thủ đô quan tâm.
Trước kỳ họp, HĐND TP tổ chức tiếp xúc cử tri trong tuần từ 13/6 đến 20/6/2019 tại các đơn vị bầu cử.
Trước đó, vào tháng 4.2019, HĐND TP. Hà Nội khoá XV đã tổ chức kỳ họp thứ tám (kỳ họp bất thường) để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền như: Kiện toàn 4 chức danh Trưởng, Phó Ban chuyên trách của HĐND TP Hà Nội; Bổ sung 1.972,5 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư vốn ngân sách năm 2019; Phê duyệt chủ trương đầu tư 25 dự án đầu tư công trung hạn; Giảm giá vé cho nhiều đối tượng hành khách đi tàu điện Cát Linh – Hà Đông; Thông qua Nghị quyết quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh.
Theo Danviet
Có hay không việc lộ, lọt thông tin, "bảo kê" cho tội phạm bỏ trốn?
Sáng nay (4/6), tại phần chất vấn Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) đề cập tình trạng để tội phạm bỏ trốn, gây nghi ngờ, hoang mang trong dư luận xã hội, cách nào ngăn chặn tình trạng này?
Bộ trưởng Công an Tô Lâm trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 4/6 (ảnh Lê Hiếu).
Không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội
Trả lời về câu hỏi này, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, theo quy định, có những quy trình kiểm soát chặt chẽ như bắt quả tang, bắt ngăn chặn. Tuy nhiên vừa qua, ngăn chặn việc bắt nhầm, bắt oan thì không cho phép áp dụng các biện pháp đối với những đối tượng chưa có đủ căn cứ, dấu hiệu chứng minh tội phạm. "Do đó việc này thời gian qua có những sơ hở, Bộ sẽ có kiến nghị điều chỉnh thời gian tới", Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Người đứng đầu ngành Công an lý giải thêm, người phạm tội trước khi gây án đều có tính tới việc chạy tội, trốn tội nên cơ quan chức năng cần tính các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này. "Nguyên lý đề ra là không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không được làm oan người vô tội", Bộ trưởng Công an nói.
ĐBQH Nguyễn Tạo (ảnh quochoi.vn).
ĐB Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) cũng đưa ra câu hỏi chất vấn, việc khởi tố đối tượng có tiền, có vị trí thì nhiều người đã bỏ trốn. "Vậy có hiện tượng lộ, lọt thông tin hoặc bảo kê cho tội phạm bỏ trốn không và giải pháp cho vấn đề này?", ĐB Mai chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, tới đây các giải pháp đưa ra, trong đó Bộ luật tố tụng hình sự phải có quy định phù hợp yêu cầu để làm sao vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ công dân vừa không bỏ lọt tội phạm.
"Về phía ngành công an cũng sẽ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ mà pháp luật cho phép nhằm quản lý được các đối tượng ngay từ đầu". Bộ trưởng Công an cho biết.
ĐBQH Nguyễn Hoàng Mai (ảnh quochoi.vn).
Có chiến sĩ công an không chịu được áp lực đã "bảo kê" cho tội phạm
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) chất vấn, thời gian vừa qua lực lượng Công an bắt được nhiều vụ ma túy lớn. "Đây vừa là chiến công của ngành Công an nhưng cũng không thể không tính tới trách nhiệm của lực lượng tại chỗ đóng trên địa bàn để cho lực lượng ma túy thẩm lậu, tập kết, đóng hàng ở đó. Ngành Công an và Bộ trưởng có biện pháp gì để xử lý đối với cán bộ và lực lượng của mình đóng trên địa bàn đó", ĐB Nhưỡng hỏi.
Vấn đề thứ hai ĐB Nhưỡng đề cập tới việc cử tri và dư luận cho rằng nạn hoành hành của cờ bạc, tín dụng đen, băng nhóm bảo kê. Ông dẫn chứng một vụ việc ở phường Cẩm Châu, TP Hội An (Quảng Nam), hàng chục người mặc rằn ri có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng khi người dân gọi Công an không đến. Từ đó người dân đặt vấn đề có tình trạng bảo kê, bao che của một số cán bộ Công an thoái hóa, biến chất. "Quan điểm của Bộ trưởng về xử lý vấn đề này thế nào", ĐB Lưu Bình Nhưỡng hỏi.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, trách nhiệm về giữ gìn trật tự an toàn xã hội là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng Công an là nòng cốt, chịu trách nhiệm trước tất cả những vấn đề về an ninh trật tự. Trong lực lượng Công an có trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, của thủ trưởng các đơn vị.
Theo Bộ trưởng Công an, thời gian qua Bộ đã quán triệt vấn đề trên tới giám đốc công an các tỉnh để đảm bảo tình hình an ninh trật tự. Nếu không hoàn thành trách nhiệm sẽ có biện pháp về tổ chức cán bộ để chấn chỉnh. Cấp huyện, phường, xã cũng được quán triệt như vậy.
Đối với hành động "bảo kê" cho tội phạm, theo Bộ trưởng Công an, tội phạm có những diễn biến rất phức tạp đối với lực lượng chức năng, trong đó có lực lượng Công an. Chúng không từ thủ đoạn nào để tấn công lực lượng chức năng, từ những việc đơn giản nhất như làm quen để có mối quan hệ, rồi dụ dỗ, mua chuộc, nếu không được chúng dùng vũ lực để tấn công đe dọa lực lượng chức năng, trong đó có Công an.
Không chỉ cán bộ, chiến sĩ Công an mà gia đình, người thân của họ cũng bị áp lực này. Ngoài đe dọa bằng vũ lực chúng còn xuyên tạc, vu khống, nói xấu, hạ uy tín. Trong quá trình đó cũng có những cán bộ, chiến sĩ không chịu đựng được đã mất phẩm chất, có những hành động như quan hệ với tội phạm, "bảo kê" cho tội phạm hoạt động, thậm chí có hợp tác với các đối tượng tội phạm. "Với loại tội phạm như vậy, chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng như lực lượng Công an là kiên quyết loại trừ, loại bỏ những cán bộ, chiến sĩ như vậy. Đồng thời sẽ bảo vệ danh dự, uy tín của cán bộ khi họ bị xuyên tạc", Bộ trưởng Công an nói và cho biết trên thực tế ngành Công an đã xử lý nghiêm, không có vùng cấm, từ xử lý hành chính, xử lý hình sự những cán bộ, chiến sĩ vi phạm.
Theo Danviet
Không để Việt Nam là địa bàn trung chuyển ma túy Đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy là nội dung chất vấn được nhiều đại biểu Quốc hội dành cho Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm vào sáng 4/6. Toàn cảnh phiên chất vấn tại hội trường. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN Đặt vấn đề về những diễn biến phức tạp của tình hình mua bán, vận chuyển ma túy...