Ký hiệu trên thẻ bảo hiểm y tế có ý nghĩa gì không?
Mã số ký hiệu trên các thẻ bảo hiểm y tế có mục đích phân loại, thống kê đối tượng tham gia BHYT đồng thời xác định quyền lợi của người tham gia BHYT.
Hỏi: Tôi thấy trong thẻ bảo hiểm y tế của mình có mã số ký hiệu:
DN
4
48
0168200002
Cho tôi hỏi những mã số đó là ký hiệu về vấn đề gì? Nó có ảnh hưởng đến quyền lợi khám chữa bệnh của mỗi người không? Tôi thấy trong các thẻ BHYT có những mã số ký hiệu. Cho tôi hỏi những mã số đó là ký hiệu về vấn đề gì? Nó có ảnh hưởng đến quyền lợi khám chữa bệnh của mỗi người không?
Ký hiệu trên thẻ bảo hiểm y tế có ý nghĩa gì không? – Ảnh minh họa.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật TRẦN THỊ HẬU – CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến như sau:
Những mã số ký hiệu trên các thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) là mã thẻ BHYT có mục đích phân loại, thống kê đối tượng tham gia BHYT đồng thời xác định quyền lợi của người tham gia BHYT khi khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Mã số BHYT gồm 15 ký tự, được chia thành 04 ô:
XX
Video đang HOT
X
XX
XXXXXXXXXX
Ý nghĩa của các mã số này được quy định cụ thể trong Quyết định 1351/QĐ-BHXH, ngày 16/11/2015 Về việc ban hành mã số ghi trên thẻ bảo hiểm y tế, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 (Quyết định 1351/QĐ-BHXH) cụ thể:
Hai ký tự đầu (ô thứ nhất): được ký hiệu bằng chữ theo bảng chữ cái lating, là mã đối tượng tham gia BHYT, quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH được phân thành các nhóm: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng; Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng; Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng; Nhóm được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng; Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
Trong trường hợp của anh/chị, ký hiệu DN tại ô thứ nhất được hiểu là anh/chị thuộc đối tượng người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư thuộc nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
Ký tự tiếp theo (ô thứ 2): được ký hiệu bằng số từ 1 đến 5. Đây là mức hưởng BHYT quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH.
Với việc ký hiệu bằng số 4, anh/chị được hưởng mức BHYT quy định tại điểm d điều khoản trên, cụ thể: Được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí khám chữa bệnh tại tuyến xã và chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% tháng lương cơ sở.
Hai ký tự tiếp theo (ô thứ 3): được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT. Riêng mã của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng được ký hiệu bằng số 97, của Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân được ký hiệu bằng số 98.
Việc tra cứu mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg, ngày 08/07/2004 Về việc ban hành Bảng danh mục và mã số đơn vị hành chính Việt Nam; Công văn 628/TCTK-PPCĐ, ngày 06/08/2009 Về việc Thông báo mã số danh mục hành chính mới.
Theo đó ký hiệu 48 ở ô thứ 3 trong thẻ BHYT của anh/chị xác định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát hành thẻ BHYT là Thành phố Đà Nẵng.
Mười ký tự cuối (ô thứ 4): là số định danh cá nhân của người tham gia BHXH, BHYT quy định tại Quyết định số 1263/QĐ-BHXH ngày 21/11/2014 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành và quy định quản lý, sử dụng hệ thống danh mục dùng chung, chỉ tiêu báo cáo ngành Bảo hiểm xã hội.
Như vậy, với những quy định pháp luật chúng tôi đã viện dẫn trên, anh/chị có thể xác định được nhóm đối tượng tham gia BHYT và mức hưởng BHYT trong từng trường hợp cụ thể thông qua các mã số ký hiệu trên các thẻ BHYT.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
HUY LÂM
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vụ lừa đảo ở Liên Kết Việt: "Chân rết" dần lộ diện
Sau một thời gian nhận ủy thác điều tra, Công an tỉnh Thái Nguyên bước đầu xác định, hơn 3.000 lượt người tham gia hệ thống Liên Kết Việt, với tổng số tiền đã nộp khoảng 60 tỷ đồng.
Tin tưc đăng trên báo Tiên Phong, người đứng tên Trưởng văn phòng đại diện của Công ty Liên Kết Việt tại Thái Nguyên là ông Nguyễn Quang Vinh, trú tại TP Sông Công (Thái Nguyên) cũng đã bị triệu tập điều tra.
Lê Xuân Giang, Chủ tịch HĐQT Cty Liên Kết Việt đã lợi dụng hình ảnh của một số cán bộ nghỉ hưu để lừa đảo (Anh: Tiên Phong)
Tại cơ quan điều tra, bước đầu ông Vinh khai nhận: tháng 7/2014, thông qua mối quan hệ xã hội, ông Vinh đã gặp hai nhân viên của Công ty Liên Kết Việt có tên là Hùng và Toàn và được họ lôi kéo tham gia vào hệ thống.
Theo lời giới thiệu của hai người này, muốn trở thành thành viên của Cty chỉ cần bỏ ra 8,6 triệu đồng và sẽ được nhận 1 máy vật lý trị liệu, 1 máy khử độc Ozone.
Cũng theo lời Hùng và Toàn, nếu ông Vinh giới thiệu được người tham gia đóng tiền thì ông sẽ được nhận "hoa hồng" với số tiền 600 nghìn đồng/người và sau 5 năm số tiền "hoa hồng" mà ông Vinh sẽ nhận được là tổng cộng hơn 400 triệu đồng. Trước cơ hội làm giàu, ông Vinh đã nộp tiền tham gia...
Sau một thời gian, người đàn ông tên Toàn lại tìm đến gặp ông Vinh đặt vấn đề nhờ ông Vinh đứng tên mở văn phòng đại diện tại Thái Nguyên vì Toàn không có hộ khẩu thường trú.
Đổi lại, Toàn sẽ trả cho ông Vinh 3 triệu đồng/tháng. Khi thủ tục hoàn tất, Toàn cử người lên Thái Nguyên điều hành các hoạt động, còn ông Vinh chỉ là người đứng tên trên giấy tờ và có nhiệm vụ về Hà Nội nhận hàng cho
chi nhánh.
Hang tháng, Văn phòng đều tổ chức đại hội "hoa hồng" để trả thưởng cho khách hàng và đều có ban lãnh đạo Tổng Công ty mặc quân phục bộ đội, đeo quân hàm dự, trao thưởng nên ông Vinh không mảy may nghi ngờ và đã bỏ thêm 200 triệu đồng để mua mã hàng. Số tiền "hoa hồng" mà ông Vinh đã được nhận khoảng 60 triệu đồng.
Theo Công an tỉnh Thái Nguyên, đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 200 bị hại gửi đơn tố cáo bị Cty Liên Kết Việt lừa đảo. Kết quả điều tra bước đầu, CQĐT xác định có gần 3.000 lượt người đăng ký tham gia, đóng tiền mua gần 7.000 mã hàng thông qua chi nhánh Liên Kết Việt tại Thái Nguyên, với tổng số tiền đã nộp khoảng 60 tỷ đồng. Khi vụ việc vỡ lở, các đối tượng điều hành chi nhánh này đã "rút êm", tẩu tán tài liệu, máy móc nhằm xóa dấu vết.
Tương tự, các đối tượng cũng nhờ bà Nghiêm Thị Hằng, trú tại TP Thái Nguyên đứng tên mở đại lý ký gửi hàng của Công ty Liên Kết Việt. CQĐT xác định có hơn 50 lượt người tham gia đóng tiền mua mã hàng thông qua đại lý này, với số tiền gần 1 tỷ đồng.
Trong tổng số 60 tỷ đồng đã thu của những người tham gia, các đối tượng đã dùng khoảng 22 tỷ đồng để trả thưởng, chi "hoa hồng", còn lại là chiếm đoạt.
Trong diễn biến điều tra hệ thống chi nhánh, đại lý của Công ty Liên Kết Việt, Công an Đà Nẵng bước đầu xác định có khoảng 1.200 người bị lôi kéo tham gia đóng tiền vào hệ thống lừa đảo này.
Theo bao Dân Tri, trươc đo, cơ quan điều tra xác định, số tiền mà tập đoàn lừa đảo Liên Kết Việt đã lừa của các nạn nhân là hơn 1.900 tỷ đồng. Ngày 19/2, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với 7 lãnh đạo và tổng đại lý của công ty Liên Kết Việt về tội danh "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Lê Xuân Giang là người đứng đầu, lập ra Công ty Liên kết Việt, Giang đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP.
Số tài sản của Lê Xuân Giang và đồng phạm đã bị Cơ quan CSĐT phong tỏa, thu giữ nhiều tang vật có liên quan đến vụ án. Số tiền mặt cơ quan CSĐT thu giữ được là 134 tỷ đồng.
NINH LAN (Tông hơp theo bao Tiên Phong - bao Dân Tri)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Căn cứ xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Liên Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT này 05/4/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn xử lý...