Kỵ gì khi tiểu đường?
Rượu, bia dứt khoát là thuốc độc đối với người bệnh tiểu đường không chỉ vì tác hại trực tiếp của độ cồn mà còn vì rượu, bia sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ đường huyết.
Nhờ thống kê kéo dài mấy năm liền ở Phần Lan về yếu tố gây thất bại trong điều trị bệnh tiểu đường, chuyên gia ngành nội tiết bên đó đã đi đến một số kết luận lý do tại sao nhiều người bệnh tuy uống thuốc đầy đủ nhưng đường huyết vẫn không ổn định.
Các nhà nghiên cứu quả quyết là đường huyết của tối thiểu 2/3 số bệnh nhân tiểu đường tuy dùng thuốc theo đúng y lệnh nhưng vẫn cao là do ảnh hưởng của thuốc lá. Không có gì khó hiểu khi thuốc hạ đường huyết, theo kết quả nghiên cứu ở Anh, có thể mất đến 70% tác dụng khi gặp khói thuốc lá.
Không chỉ có thế, thời gian bắt đầu hiệu quả của thuốc kéo dài đến gấp đôi, nghĩa là thuốc tác dụng rất chậm, khi gặp cơ tạng tẩm thuốc… lá. Lượng đường trong máu của người nghiện thuốc lá vì thế khó ổn định với liều thuốc thông thường.
Cũng không lạ gì nếu tỉ lệ người bị nhồi máu cơ tim do vướng bệnh tiểu đường lại thêm tật hút thuốc cao gấp 4 lần số người tuy cũng mắc bệnh này nhưng không lệ thuộc thuốc lá.
Các nhà nghiên cứu ở Phần Lan còn cho biết thuốc hạ đường huyết khó tránh không mất tác dụng do cơ thể người hút thuốc thường thiếu hụt nhiều loại sinh tố và khoáng chất cần thiết cho phản ứng chuyển hóa thuốc, ngoài ra còn do hỗn hợp chất độc từ 4.000 hóa chất trong khói thuốc lá làm tà mũi nhọn của thuốc hạ đường huyết.
Kế đến là rượu, bia. Ai cũng rõ bia, rượu hại hay không hại quanh đi quẩn lại chỉ là vấn đề liều lượng. Giới hạn đó càng mong manh bội phần ở người bị bệnh tiểu đường khi hệ thần kinh đằng nào cũng mỏi mệt vì ngày đêm bị dằn vặt đủ điều. Biết là rượu, bia có tác dụng trấn an hệ thần kinh nhưng không thể vì thế mà chủ quan khi bị bệnh tiểu đường.
Rượu, bia dứt khoát là thuốc độc đối với người bệnh tiểu đường không chỉ vì tác hại trực tiếp của độ cồn mà còn vì rượu, bia sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ đường huyết. Bằng chứng là không thiếu bệnh nhân có lượng đường trong máu sẽ trở lại ổn định dễ dàng mà không cần tăng thuốc hay thay thuốc mới mạnh hơn mà chỉ cần có đủ can đảm nói không với rượu, bia.
Bệnh tiểu đường không có dạng nhẹ. Thầy thuốc chữa bệnh tiểu đường vì thế không những phải cứng tay nghề mà đồng thời phải cứng cựa với bệnh nhân mè nheo vì không thể cai thuốc lá hay bỏ rượu. Trị bệnh tiểu đường mà không nghiêm cấm nổi thuốc lá, rượu bia thì cho bao nhiêu thuốc cũng bằng không.
Video đang HOT
Theo NLĐ
Phòng ngừa hạ đường huyết và bệnh đái tháo đường
Ở những người bị bệnh đái tháo đường, hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) xảy ra khi lượng đường trong cơ thể không đủ để cung cấp cho tế bào hoạt động.
Hạ đường huyết gây hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu...
Các yếu tố gây hạ đường huyết thường là: chế độ ăn uống kém do kiêng cữ quá mức hoặc tuân thủ điều trị đến thái quá, đang uống thuốc, tập thể dục quá mức, và khi bị bệnh đái tháo đường thì sự điều chỉnh lượng đường của cơ thể cũng kém hơn người bình thường.
Các triệu chứng của hạ đường huyết
Các triệu chứng hạ đường huyết xuất hiện khi lượng đường trong máu thấp hơn 70 mg/dl.
Các triệu chứng sớm có thể bao gồm:
Hoa mắt, chóng mặt.
Lẫn lộn.
Đói, run rẩy.
Khó chịu, nhức đầu.
Nhịp tim nhanh.
Da nhợt nhạt, vã mồ hôi lạnh.
Lo âu, yếu ớt.
Nếu không được điều trị, các triệu chứng này sẽ nghiêm trọng hơn:
Nhức đầu, bứt rứt, khó chịu.
Mất phối hợp các động tác.
Mất tập trung.
Tê môi, lưỡi, miệng.
Mê man, ác mộng.
Nhìn chung, mục tiêu của các loại thuốc điều trị đái tháo đường là làm giảm lượng đường trong máu. Nhưng vì một hay nhiều lý do nêu trên mà gây ra hạ đường huyết, và cần phải lưu ý thêm các loại thuốc góp phần làm giảm thêm lượng đường trong cơ thể như các thuốc kháng viêm, giảm đau, thuốc bắc điều trị đái tháo đường mà không có mặt trong toa... và uống rượu.
Hạ đường huyết xảy ra khi nào?
Hạ đường huyết có thể xảy ra ở người bệnh đái tháo đường sau một bữa ăn chứa nhiều đường đơn, thường là bữa ăn có rất nhiều trái cây, được gọi là tình trạng hạ đường huyết phản ứng. Nghĩa là khi đưa vào cơ thể một lượng lớn đường đơn thì cơ thể đáp ứng bằng cách tiết ra một lượng lớn insulin để đưa đường vào tế bào, bởi vì ở người bệnh đái tháo đường khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu kém hơn bình thường, nên lượng đường này được đưa vào tế bào quá mức dẫn đến tình trạng hạ đường huyết.
Tình trạng hạ đường huyết cũng xảy ra nếu người bệnh bỏ lỡ một bữa ăn nhẹ, hay không ăn bữa ăn chính, ăn trễ hơn bình thường, chán ăn trong những ngày bệnh, hoặc uống rượu mà không ăn thức ăn. Do đó, nó đặc biệt quan trọng cho người bị đái tháo đường để không bỏ bữa ăn, đặc biệt khi họ đang uống thuốc.
Tập thể dục quá mức cũng gây hạ đường huyết bởi vì các tế bào sử dụng đường nhiều hơn bình thường.
Điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường
Trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường, bệnh nhân có thể sẽ trải nghiệm qua một hoặc vài lần hạ đường huyết. Nếu bạn nghi ngờ mình bị hạ đường huyết thì hãy đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu của bạn. Bác sĩ sẽ khám bệnh, chẩn đoán nguyên nhân và điều chỉnh thuốc uống phù hợp.
Ngay khi có các triệu chứng kể trên, người bệnh nên nghĩ đến tình trạng hạ đường huyết và cần phải bổ sung đường ngay lập tức. Một viên kẹo ngọt ( nên thường xuyên có trong túi người bệnh), nửa ly nước đường, 1 cốc sữa hay 1 muỗng mật ong... sẽ rất có ích. 15 phút sau khi đã ăn thức ăn chứa đường, hãy kiểm tra lại lượng đường trong máu. Nếu cảm thấy không tốt hơn và đường huyết vẫn còn thấp hơn 70 mg/dl thì dùng thêm thực phẩm có đường một lần nữa. Cần thiết phải đến bác sĩ để được điều trị tốt hơn.
Phòng ngừa hạ đường huyết
Ăn đúng giờ, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, có bữa ăn nhẹ xen kẽ bữa ăn chính, 2 bữa ăn không cách nhau quá 4 giờ.
Tập thể dục từ 30 phút - 1 giờ mỗi ngày, có thể chia làm 2-3 lần, có thể tập sau bữa ăn. Nếu tập thể dục vào sáng sớm khi chưa ăn sáng thì cần phải mang theo thức ăn chứa đường.
Dùng thuốc đúng giờ và kiểm tra đúng thuốc trước khi uống.
Kiểm tra đường huyết thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đảm bảo các thành viên trong gia đình, bạn bè biết các triệu chứng hạ đường huyết để hỗ trợ khi cần thiết.
Điều quan trọng nhất là nhận ra dấu hiệu cảnh báo của lượng đường trong máu thấp và điều trị kịp thời.
Theo BS Quốc Trị
PNO
Quan niệm sai về dinh dưỡng Trong thực tế, rất nhiều người đã và đang mắc phải những sai lầm về dinh dưỡng như sau: Cho rằng lựa chọn của bạn đã là tốt Một số loại thực phẩm chế biến sẵn được quảng cáo là có đầy đủ các dưỡng chất, chất xơ, các vitamin...Song hãy ưu tiên lựa chọn trái cây tươi, nếu phải chọn thực phẩm...