Kỳ diệu: Phát hiện kháng sinh mạnh từ giòi
Các nhà sinh học từ St. Petersburg, Nga đã phát hiện phân tử protein khác thường bên trong cơ thể ấu trùng của ruồi, có khả năng tiêu diệt các loại vi trùng kháng thuốc, bài viết được công bố trên tạp chí PLoS One cho biết.
“Ý tưởng này xuất phát từ lĩnh vực sinh học có vẻ xa xôi với y học miễn dịch học côn trùng. Khi nghiên cứu cơ chế miễn dịch kháng khuẩn của côn trùng, chúng tôi chú ý đến một thực tế rằng để chống lại sự nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, côn trùng tổng hợp và tích lũy tập hợp các peptide kháng khuẩn trong Hemolymph (tương tự như máu người), dịch vụ báo chí Quỹ khoa học Nga dẫn lời ông Sergey Chernyshev từ Đại học quốc gia St Petersburg.
Trong những năm gần đây, vấn đề gay gắt đặt ra trước các chuyên gia y tế là sự xuất hiện của cái gọi là “siêu vi trùng” vi khuẩn có khả năng kháng một hoặc nhiều thuốc kháng sinh. Trong số đó có các mầm bệnh hiếm gặp và các mầm bệnh rất phổ biến và nguy hiểm, chẳng hạn như Staphilococcus aureus hoặc Klebsiella pneumoniae. Có một nguy cơ thực sự là tất cả các loại kháng sinh mất tác dụng và y học sẽ trở lại “thời kỳ đen tối.”
Do đó, ngay từ bây giờ, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm kiếm thuốc kháng sinh và các phân tử có liên quan đến chúng ở những nơi bất ngờ nhất. Ví dụ, vào đầu năm nay, các nhà sinh học Trung Quốc thông báo rằng họ tìm thấy kháng sinh mới trong dạ dày sâu bướm Helicoverpa armigera, có vi khuẩn cộng sinh giúp loài côn trùng này tự bảo vệ khỏi lây nhiễm bằng cách tạo ra các độc tố có tác dụng diệt khuẩn. Phân tử tương tự cũng được tìm thấy trong máu thằn lằn và cá sấu.
Ông Sergey Chernyshev và các cộng sự của ông tìm thấy một loại “cocktail” các phân tử đó bằng cách nghiên cứu một trong những dạng sinh vật “bẩn” nhất ấu trùng của loài ruồi thường, hay còn gọi là giòi. Nhà khoa học cho biết, giòi thường sống trong những điều kiện mất vệ sinh như thịt thối rữa, xác động vật, nơi mà ngoài giòi còn có hàng tỷ vi khuẩn hoại sinh. Câu hỏi đặt ra là tại sao diệt ấu trùng ruồi không bị những vi trùng đó tiêu diệt?
Video đang HOT
Để trả lời câu hỏi này, các nhà khoa học đã nuôi một số lượng lớn giòi của loài ruồi xanh (Calliphora Vicina), chiết xuất protein từ máu của chúng để thử nghiệm và kiểm tra xem loại “cocktail” nói trên sẽ tác động như thế nào tới các vi khuẩn khác nhau có thể lây truyền sang người và hiện diện trong thịt thối rữa. Hóa ra loại protein tìm thấy có thể ức chế sinh sản và tiêu diệt mầm bệnh.
Sau khi nghiên cứu cấu trúc của phân tử protein, các nhà khoa học kết luận rằng chúng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ngăn chặn giai đoạn tổng hợp các protein khác nhau và gây tổn hại cho DNA của các vi khuẩn đó. Đáng tiếc là không thể tách được thứ “cocktail” này thậm chí loại bỏ một trong bảy protein chủ chốt của giòi cũng sẽ giảm mạnh hiệu quả của nó, điều đó không cho phép sản xuất thuốc kháng sinh bằng cách tổng hợp.
“Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã phát triển và sử dụng một cách tiếp cận khác cơ bản. Có thể gọi đó là công nghệ sinh tổng hợp song song, trong đó tất cả các peptide cần thiết được tổng hợp bởi các tế bào trong hệ thống miễn dịch của côn trùng và được tẩy sạch trong khi duy trì các thành phần và tỷ lệ các peptide kháng khuẩn tự nhiên”, ông Chernishev nói tiếp.
Các thí nghiệm tiếp theo đã chỉ ra rằng sản phẩm hỗn hợp tế bào miễn dịch của côn trùng tác động trên vi khuẩn cũng hiệu quả như loại tự nhiên của nó. Các nhà khoa học cho rằng hỗn hợp có thể giúp các bác sĩ trì hoãn thời điểm khi mà thuốc kháng sinh hoàn toàn ngưng hoạt động, đồng thời giúp phá hủy màng sinh học kháng lại tác dụng của các loại thuốc hiện có ngày hôm nay.
Theo Danviet
Xét nghiệm DNA xác ướp cậu bé 800 năm tuổi để tìm người thân
Các nhà khoa học Nga hy vọng sẽ xác định người có liên hệ huyết thống với xác ướp một cậu bé cách đây 800 năm, được tìm thấy ở gần vòng Bắc Cực.
Việc xét nghiệm các mẫu DNA những người thuộc ít nhất 3 nhóm dân bản xứ vùng bắc Siberi sẽ được tiến hành trong vài tuần tới.
Sau đó sẽ đối chiếu với DNA của xác ướp một cậu bé khoảng 6-7 tuổi từ thời Trung cổ. Xác ướp này được tìm thấy ở một nghĩa địa cổ gần thị trấn Salekhard. Xác ướp được bao bọc bởi một lớp vỏ cây bạch dương và đồng, cùng với lớp băng vĩnh cửu đã vô tình bảo quản rất tốt xác của cậu bé qua hàng trăm năm. Điều thú vị là việc phân tích ruột cho thấy cậu bé từng bị giun sán.
Giáo sư Petr Slominsky - Trưởng phòng thí nghiệm Bệnh di truyền phân tử, Viện di truyền phân tử Moscow, Nga cho biết: "Trong tháng 6, chúng tôi sẽ đến những vùng gần Zeleny Yar để thu thập mẫu DNA từ người dân bản địa, cố gắng tìm ra sự liên hệ về di truyền giữa họ và những người Trung cổ từng sống ở đây. Chúng tôi sẽ xét nghiệm DNA với cư dân Khanty, Nenet và một nhóm riêng biệt người Komi ở gần hồ Muzhi". Dù rất khó khăn nhưng các nhà khoa học tin tưởng sẽ có được mẫu DNA đủ chất lượng từ xác ướp cậu bé để xét nghiệm. "Đầu tiên, chúng tôi sẽ xét nghiệm DNA ty thể để xác định huyết thống người mẹ. Sau đó phân tích hạt nhân của DNA để tìm nguồn gốc người cha" - ông Slominsky cho biết.
Các nhà khoa học muốn xác định cậu bé thuộc về nhóm người nào. Theo các bằng chứng khảo cổ từ những chiếc bát bằng đổng tìm thấy ở khu vực này, những nhóm người sống ở vùng Vòng Bắc cực có thể có mối liên hệ với người Ba Tư cách đó gần 6.000 km về phía tây nam. Tuy nhiên, họ hy vọng việc xét nghiệm DNA xác ướp sẽ cho thấy sự liên hệ với người Siberi ngày nay.
Ngoài việc xét nghiệm DNA thì việc phục chế khuôn mặt của xác ướp cậu bé cũng được các chuyên gia Hàn Quốc tiến hành. Họ sẽ chụp cắt xương mặt và xương sọ, sau đó tái tạo lại mặt. Trước đó, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy 34 ngôi mộ nông thời Trung cổ ở khu vực này, trong đó 11 xác bị vỡ hoặc mất đầu, bộ xương bị hư hỏng.
Theo Bình Minh
Lao động
Theo_Giáo dục thời đại
"Nói không với kháng sinh" tại 10 chuỗi nhà hàng lớn nhất ở Anh, Mỹ 54 doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã phát động chiến dịch "Nói không với kháng sinh" trong cung cấp sản phẩm cho 10 chuỗi nhà hàng lớn nhất ở Anh và Mỹ 54 doanh nghiệp lớn đã tham gia vào chiến dịch "Nói Không với kháng sinh" nhằm ngăn chặn tình trạng sử dụng chất này trong thực phẩm. (Ảnh: McDonald"s) Dự...